(2023) Đề thi thử Lịch sử Cụm THPT Nam Định, Nam Định (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Năm 1975, quốc gia nào sau đây tham gia định ước Henxinki?

A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc.
C. Hàn Quốc.
D.
Câu 2:

Ở Việt Nam, địa phương mở đầu cho cuộc “Đồng khởi” tại Bến Tre năm 1960 là

A. Bình Đại.
B. Giồng Trôm.
C. Ba Tri.
D. Mỏ Cày.
Câu 3:

Trong những năm 1928 - 1930, Tân Việt Cách mạng đảng hoạt động chủ yếu ở địa bàn nào sau đây?

A. Hà Nội.
B. Sài Gòn.
C. Đà Nẵng.  
D. Trung Kì
Câu 4:

Cuộc Tiến công chiến lược của Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 đã

A. là trận quyết chiến chiến lược, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ.
B. giúp quân dân Việt Nam giành lại được thế chủ động ở Bắc Bộ.
C. đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, buộc thực dân Pháp phải đầu hàng.
D. tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 5:

Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) có chủ trương nào sau đây?

A. Khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ.
D. Thiết lập chính thể quân chủ lập hiến
Câu 6:

Một trong những biểu hiện khiến Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là

A. làm phá sản hoàn toàn Chiến lược toàn cầu của Mĩ.
B. sáng lập tổ chức “Phong trào không liên kết”.
C. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu.
Câu 7:

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào sau đây?

A. Cuộc “cách mạng xanh”.
B. Cuộc “cách mạng nhung”
C. Cuộc “cách mạng trắng”.
D. Cuộc “cách mạng chất xám”
Câu 8:

Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận

A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
B. Ba Gia (Quảng Ngãi).
C. Đồng Xoài (Bình Phước).  
D. Bình Giã (Bà Rịa).
Câu 9:

Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã tham gia

A. công cuộc cải cách ruộng đất.  
B. đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm.
C. xây dựng hậu phương miền Bắc  
D. phong trào “Tuần lễ vàng”
Câu 10:

Năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang

A. bị mất ưu thế về hỏa lực.  
B. bị thất bại trên chiến trường.
C. ở thế chủ động chiến lược.
D. bị mất ưu thế về binh lực.
Câu 11:

Quốc gia nào sau đây là thành viên thứ sáu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1984?

A. Trung Quốc
B. Brunây.
C. Ấn Độ.
D. Mông Cổ.
Câu 12:

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

A. Đập tan kế hoạch quân sự Nava của thực dân Pháp.
B. Đập tan kế hoạch quân sự Rove của thực dân Pháp.
C. Xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh.
D. Đập tan kế hoạch quân sự Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp.
Câu 13:

Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986?

A. Kinh tế.
B. Văn hóa.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
Câu 14:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của

A. Chiến tranh lạnh.
B. chiến tranh kinh tế
C. chủ nghĩa li khai.
D. xu thế toàn cầu hoá
Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?

A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.  
D. Ấn Độ.
Câu 16:

Năm 1972, Mĩ đã có sách lược nào sau đây để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới?

A. Hòa hoãn với Trung Quốc, Liên Xô.
B. Hòa hoãn với Trung Quốc, Việt Nam.
C. Hòa hoãn với Việt Nam, Liên Xô.
D. Hòa hoãn với Việt Nam, Cuba.
Câu 17:

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi

A. thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
B. cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã thất bại hoàn toàn.
C. thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
D. cuộc vận động Duy tân đã thất bại hoàn toàn.
Câu 18:

Lực lượng Việt Nam Giải phóng quân ra đời trong phong trào nào sau đây?

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.
B. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.
D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Câu 19:

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào nào sau đây?

A. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (Pháp).
B. Gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Trung Quốc.
Câu 20:

Tỉnh được giải phóng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam trong năm 1975 là

A. Tây Nguyên.
B. Đà Nẵng.
C. Thừa Thiên - Huế.
D. Phước Long.
Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam?

A. Diễn ra nhanh chóng ít đổ máu, thắng lợi tương đối trọn vẹn.
B. Kết hợp nổi dậy của quần chúng với tổng tiến công vũ trang.
C. Quá trình chuẩn bị đầy đủ để sẵn sàng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. Sử dụng kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Câu 22:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ phải

A. “xuống thang” chiến tranh trên cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam.
B. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. ngừng viện trợ quân sự cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.
D. “xuống thang” chiến tranh và kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.
Câu 23:

Trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954), thực dân Pháp phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?

A. Quân đội viễn chinh ít, phải lấy ngụy quân làm chủ lực.
B. Mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực.
C. Không được bất kì quốc gia nào ủng hộ, viện trợ.
D. Vũ khí chiến đấu thổ sơ, lạc hậu, chậm được cải tiến.
Câu 24:

Từ năm 1947, Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan nhằm thực hiện mục tiêu nào trong Chiến lược toàn cầu?

A. Khôi phục và phát triển nền kinh tế các nước Tây Âu.
B. Thành lập liên minh quân sự giữa Mĩ và Tây Âu.
C. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mỹ.
D. Tạo ra sự đối trọng với hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Câu 25:

Trên mặt trận phía Đông, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân Việt Nam phục kích và giành thắng lợi lớn là trận

A. đèo Bông Lau.
B. Khe Lau.
C. Đoan Hùng.
D. Khoan Bộ.
Câu 26:

Một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là

A. nhà nước nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
B. tư nhân được phép xây dựng các nhà máy có quy mô lớn.
C. thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
D. thi hành chính sách cưỡng bức lao động đối với nông dân.
Câu 27:

Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của tầng lớp đại địa chủ với tầng lớp trung và tiểu địa chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Trở thành đồng minh của nông dân.
B. Sở hữu ruộng đất ở nông thôn.
C. Mâu thuẫn với tư sản mại bản
D. Trở thành đồng minh của công nhân.
Câu 28:

Việc Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) có ý nghĩa như thế nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
C. Các nước thuộc địa kiểu mới của Nhật được giải phóng.
D. Khẳng định sức mạnh quân sự của Anh, Pháp, Đức.
Câu 29:

Hội nghị Ianta (2 - 1945) không diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

A. Phe đồng minh đang giành thắng lợi trên chiến trường.
B. Các nước phát xít đang giành ưu thế trên mọi mặt trận.
C. Các nước đồng minh lên kế hoạch phân chia ảnh hưởng.
D. Chiến tranh gây nhiều hậu quả nặng nề của đối với nhân loại.
Câu 30:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tác động của cao trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Dẫn tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi.
B. Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
C. Bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
D. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ hoàn toàn.
Câu 31:

Nội dung nào sau đây là hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào cách mạng 1939 - 1945 ở Việt Nam?

A. Bạo lực cách mạng.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh công khai.
D. Đấu tranh hợp pháp.
Câu 32:

Khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đều

A. được du nhập vào Việt Nam qua nhiều con đường.
B. được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc.
C. không đáp ứng được yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
D. đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 33:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì

A. đã xoá bỏ được hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.
B. đã đưa nhân dân lên địa vị người làm chủ đất nước.
C. giải quyết triệt để mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.
D. nông dân đã thực sự làm chủ về kinh tế, chính trị ở nông thôn.
Câu 34:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 không có điểm khác biệt nào so với phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1929?

A. Thành lập chính quyền của dân, do dân và vì dân.
B. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự đoàn kết thống nhất giữa các phong trào.
D. Diễn ra trên quy mô cả nước, từ Bắc tới Nam, từ nông thôn đến thành thị.
Câu 35:

Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi

A. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
B. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).
C. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (1920).
D. tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1924).
Câu 36:

Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?

A. Phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
B. Có đường lối chính trị đúng đắn và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
C. Chứng tỏ giai cấp công nhẫn đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc
Câu 37:

Ở Việt Nam, Hiệp định Pari (1973) có điểm khác biệt nào với Hiệp định Giơnevơ (1954) về ý nghĩa?

A. Mở ra thời cơ cho cuộc quyết chiến cuối cùng với kẻ thù dân tộc.
B. Các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
C. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
D. Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản.
Câu 38:

Trong những năm 1945 - 1946, những khó khăn được Đảng và Chính phủ Việt Nam giải quyết có ý nghĩa như thế nào?

A. Trực tiếp củng cố và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám.
B. Tạo thế cân bằng quyền lực với Pháp khi bước vào kháng chiến.
C. Buộc thế lực ngoại xâm và nội phản phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.
D. Hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước.
Câu 39:

Nội dung nào sau đây là minh chứng phản ánh đúng và đầy đủ về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

A. Sự chi viện và ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.  
B. Sự kết hợp giữa tổng tiến công và nổi dậy.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của dân quân du kích.
D. Công tác hậu cần chi viện cho chiến trường.
Câu 40:

Trong phong trào cách mạng 1936 - 1939, Việt Nam đã tiếp thu và thực hiện quyết định nào của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản năm 1935?

A. Những khẩu hiệu đấu tranh cách mạng.
B. Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng.
C. Phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng.  
D. Xác định hình thức chính quyền cách mạng.