(2023) Đề thi thử Lịch sử Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm thực hiện mục đích nào sau đây?

A. Mở rộng, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
B. Giám sát lực lượng các nước Đồng minh tiêu diệt phát xít Đức.
C. Bảo đảm việc duy trì hiện trạng trật tự thế giới hai cực Ianta.
D. Hỗ trợ các nước sớm khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới.
Câu 2:

Liên Xô sớm hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) vì lí do nào sau đây?

A. Ý thức tự lực, tự cường của toàn dân.
B. Thực hiện chính sách Kinh tế mới.
C. Tận dụng nguồn viện trợ bên ngoài.
D. Tiến hành cuộc cải tổ toàn diện.
Câu 3:

Sự kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949 có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?

A. Đưa Trung Quốc trở thành quốc gia độc lập và tự do.
B. Chấm dứt ách cai trị, nô dịch của tư bản phương Tây.
C. Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng chế độ mới.
D. Cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
Câu 4:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh phát triển là do điều kiện khách quan thuận lợi nào sau đây?

A. Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. Chính quyền Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu.
C. Nhận được viện trợ của tất cả các nước Tây Âu.
D. Các cường quốc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 5:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm thực hiện một trong những mục tiêu nào sau đây?

A. Phát động cuộc chiến tranh tổng lực chống lại Liên Xô.
B. Chỉ chống lại các chính sách đối ngoại của Liên Xô.
C. Tiêu diệt chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
D. Thành lập liên minh quân sự ở châu Âu và châu Á.
Câu 6:

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Biết tận dụng Chiến tranh thế giới thứ hai để làm giàu.
B. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng và an ninh.
C. Duy trì được hệ thống thuộc địa ở mọi nơi trên thế giới.
D. Áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
Câu 7:

Qua hơn bốn thập kỉ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới luôn ở trong tình trạng bất ổn, căng thẳng là do nhân tố nào sau đây?

A. Sự xuất hiện trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm.
B. Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong nhiều thập kỉ.
C. Chủ nghĩa tư bản bị xóa bỏ hoàn toàn trên thế giới.
D. Tác động tích cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?

A. Đưa tới xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
B. Làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất.

C. Làm xuất hiện hai hệ thống xã hội đối lập.

D. Dẫn tới quá trình đô thị hóa ở nhiều nước.
Câu 9:

Nội dung nào sau đây góp phần thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc.
C. Sự thất bại của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Hoạt động tích cực của Việt Nam Quang phục hội.
Câu 10:

Trong giai đoạn 1920 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có đóng góp nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?

A. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tập hợp quần chúng tham gia sáng lập tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Vận động quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
D. Sáng lập tổ chức Tâm Tâm xã và đào tạo cán bộ cách mạng cho khởi nghĩa.
Câu 11:

Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ về bối cảnh lịch sử của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
B. Quân Đồng minh chưa kịp kéo vào Đông Dương.
C. Quân phiệt Nhật Bản là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. Điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi.
Câu 12:

Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp (năm 1946) nhằm mục đích nào sau đây?

A. Chuẩn bị cho cuộc đối đầu với quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Tạo điều kiện cho Việt Nam giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.
C. Đẩy quân đội của Trung Hoa Dân quốc nhanh chóng về nước.
D. Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
Câu 13:

Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) vì lí do nào sau đây?

A. Thực dân Pháp đang mở rộng đánh chiếm Nam Bộ.
B. Thời gian “hai bên ngừng bắn” giữa Việt Nam và Pháp đã hết.
C. Thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm các đô thị phía Bắc.
D. Nền độc lập, chủ quyền của dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.
Câu 14:

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)?

A. Buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại, rút quân về nước.
B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
C. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 15:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?

A. Chứng tỏ Mĩ không phải là cường quốc số một thế giới.
B. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
C. Buộc Mĩ phải dừng các hoạt động quân sự ở Việt Nam.
D. Làm thất bại chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ.
Câu 16:

Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (1986) không chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế nào sau đây?

A. Cải cách, mở cửa là xu thế chung của thế giới.
B. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây đang tiếp diễn.
C. Việt Nam đang gặp nhiều bất lợi trong quan hệ quốc tế.
D. Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng thành viên.
Câu 17:

Trật tự hai cực Ianta có đặc điểm nào sau đây?

A. Được thiết lập từ quyết định của Liên hợp quốc.
B. Có hai hệ thống xã hội đối lập về kinh tế, quân sự.
C. Hình thành gắn với hai cuộc chiến tranh thế giới.
D. Là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Câu 18:

Sự thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động gì đến quan hệ quốc tế?

A. Mở đầu cho xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới.
B. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta.
C. Trực tiếp làm cho cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D. Chấm dứt vai trò của các nước tư bản trong lịch sử.
Câu 19:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động của bối cảnh nào sau đây?

A. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây đang tiếp diễn.
B. Cuộc Chiến tranh lạnh đang diễn biến phức tạp.
C. Nhiều nước trong khu vực có nhu cầu hợp tác.
D. Mĩ đang tiến hành chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 20:

Sự mở rộng thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Đều chịu tác động của quan hệ quốc tế.
B. Các nước thành viên là đồng minh chiến lược của Mĩ.
C. Chịu tác động trực tiếp từ quyết định của Hội nghị Ianta.
D. Mĩ và Nga đều là thành viên chủ chốt.
Câu 21:

Năm 1972, sự kiện Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược có ý nghĩa nào sau đây?

A. Góp phần giảm bớt căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
B. Chuyển quan hệ hai nước từ đối đầu sang đồng minh.
C. Làm cho toàn cầu hóa trở thành một xu thế khách quan.
D. Trực tiếp chấm dứt cuộc đối đầu giữa hai cực, hai phe.
Câu 22:

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000)?

A. Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật.
B. Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ.
C. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
D. Khoa học giải quyết được mọi nhu cầu của con người.
Câu 23:

Khi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận nào sau đây?

A. Các diễn đàn quốc tế không thể giải quyết được vấn đề dân tộc.
B. Để giải phóng dân tộc, phải dựa vào phong trào công nhân quốc tế.
C. Tất cả các dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. Nội lực là yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh giải phóng.
Câu 24:

Điểm tương đồng quan trọng nhất trong Hội nghị tháng 11 – 1939 và Hội nghị tháng 5 – 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là xác định

A. mục tiêu hàng đầu của cách mạng.
B. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
C. kẻ thù trực tiếp, trước mắt.
D. quân phiệt Nhật là kẻ thù.
Câu 25:

Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Mặt trận Việt Minh năm 1941 nhằm thực hiện mục tiêu nào sau đây?

A. Giành độc lập dân tộc.
B. Chống Trung Hoa Dân quốc.
C. Đánh đuổi quân Đồng minh.
D. Làm thổ địa cách mạng.
Câu 26:

So với các cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân 1953 – 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi khác nhau.
B. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
C. Tập trung đánh vào cơ quan đầu não của quân Pháp tại Tây Bắc.
D. Đánh vào nơi quan trọng và mạnh nhất của quân Pháp.
Câu 27:

Nội dung nào sau đây là điểm độc đáo của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975?

A. Kết hợp nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc trên cả nước.
B. Đã thực hiện thành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Có một mặt trận dân tộc thống nhất lãnh đạo các lực lượng đấu tranh.
D. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng trên cả nước.
Câu 28:

Nhận xét nào sau đây không đúng về kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam?

A. Biết tận dụng thời cơ thuận lợi.
B. Thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo.
C. Tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao.
D. Thể hiện sự chủ động, linh hoạt.