(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950-1975)?

A. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp thế giới. 
B. Là quốc gia duy nhất thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. 
C. Là nước đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân 
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới 
Câu 2:

Năm 1945, thực dân nào sau đây trở lại xâm lược Campuchia?

A. Bồ Đào Nha.
B. Pháp.
C. Tây Ban Nha.
D. Anh.
Câu 3:

Trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, nước nào sau đây là siêu cường tài chính số một của thế giới?

A. Nhật Bản
B. Đức
C. Liên Xô
D. Mĩ
Câu 4:

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây không có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930? 

A. Nước Nga Xô viết được thành lập.
B. Quốc tế Cộng sản được thành lập.
C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
D. Phát xít Đức tiến công Liên Xô.
Câu 5:

Nội dung nào sau đây chứng tỏ toàn cầu hóa là một thực tế không thể đảo ngược?

A. Hệ quả của việc sáp nhập các công ti thành những tập đoàn lớn. 
B. Hệ quả sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. 
C. Là kết quả quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. 
D. Kết quả của quá trình tư vốn ra bên ngoài của các nước phát triển. 
Câu 6:

Năm 1957, sáu nước Tây Âu đã thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D. Liên minh châu Âu. 
Câu 7:

Yếu tố nào sau đây không tác động đến sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

A. Nguy cơ bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. 
B. Yêu cầu hợp tác để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu 
C. Những tác động to lớn của cuộc cách mạng học-kĩ thuật. 
D. Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá. 
Câu 8:

Từ năm 1997 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga có biểu hiện nào sau đây?

A. Tăng trưởng luôn là số âm
B. Suy thoái 
C. Khủng hoảng trầm trọng
D. Tăng trưởng 
Câu 9:

Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?

A. Trung Quốc.
B. Thái Lan.
C. Ấn Độ.
D. Lào.
Câu 10:

Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự ra đời của các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực. 
B. Các quốc gia chỉ tập trung vào phát triển khoa học-kĩ thuật. 
C. Các quốc gia chỉ tập trung vào phát triển kinh tế. 
D. Sự bắt đầu xuất hiện của các công ti độc quyền. 
Câu 11:

Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có tác động nào sau đây đến quan hệ quốc tế?

A. Làm xuất hiện xu thế toàn cầu hoá
B. Góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính
C. Góp phần thực hiện những mục tiêu của  
D. Làm xói mòn và sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 12:

Yếu tố nào sau đây là một trong những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945?

A. Chủ nghĩa thực dân đế quốc đã bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. 
B. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất 
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân suy yếu 
D. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu. 
Câu 13:

Yếu tố nào sau đây là một trong những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945? 

A. Chủ nghĩa thực dân đế quốc đã bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới. 
B. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất 
C. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân suy yếu 
D. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu. 
Câu 14:

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào sau đây là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới? 

A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chấp nhận sự bảo hộ hạt nhân của nước nào sau đây?

A. Liên Xô.
B. Trung Quốc
C. Anh
D. Mĩ
Câu 16:

Trong thời gian ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động yêu nước nào sau đây?

A. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
B. Tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
C. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
D. Tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 17:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức chính trị nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi độc lập? 

A. Đảng Xã hội
B. Đảng Quốc dân
C. Đảng Quốc đại
D. Đảng Cộng sản
Câu 18:

Yếu tố nào sau đây tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?

A. Sự xuất hiện của tư bản tài chính.
B. Sự phát triển của các cường quốc.
C. Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước xuất hiện.
D. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
Câu 19:

Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam? 

A. Trật tự hai cực, hai phe được xác lập.
B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
D. Chiến tranh lạnh thực sự chấm dứt.
Câu 20:

Quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Lào.
B. Mianma.
C. Indonexia
D. Campuchia.
Câu 21:

Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

A. Suy thoái.
B. Khủng hoảng
C. Phát triển chậm chạp.
D. Phát triển nhanh
Câu 22:

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện phát triển kinh tế. 
B. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước. 
C. Tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa. 
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên khoáng sản rất phong phú. 
Câu 23:

Hội nghị Ianta (2-1945) không có quyết định nào sau đây?

A. Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. 
B. Việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh. 
C. Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít. 
D. Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. 
Câu 24:

Hoạt động của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 đều có tính chất

A. cải lương, thỏa hiệp.
B. thổ địa cách mạng
C. dân chủ công khai.
D. cách mạng triệt để.
Câu 25:

Thực dân nào sau đây trao trả độc lập cho Ấn Độ vào năm 1950?

A. Pháp.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Bồ Đào Nha.
Câu 26:

Lực lượng xã hội nào sau đây xuất hiện ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897 – 1914)?

A. Tầng lớp tư sản.
B. Giai cấp nông dân.
C. Giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp địa chủ.
Câu 27:

Nội dung nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại xuyên suất của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh với Mĩ.
C. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 28:

Yếu tố nào sau đây không đưa đến sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX? 

A. Sự xuất hiện của hình thức xuất khẩu tư bản trên thế giới. 
B. Các hoạt động kinh tế - tài chính và chính trị của các quốc gia. 
C. Những hoạt động tích cực của các quốc gia độc lập mới ra đời 
D. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại 
Câu 29:

Hội nghị Ianta (2-1945) có quyết định nào sau đây?

A. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Viện trợ cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
D. Thành lập Liên minh châu Âu.
Câu 30:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc chiến tranh lạnh?

A. Mĩ
B. Pháp
C. Anh
D. Đức
Câu 31:

Ở Việt Nam, trong những năm 1919-1925, lực lượng xã hội nào sau đây có hoạt “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”?

A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Công nhân.
D. Nông dân.
Câu 32:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng xã hội nào sau đây lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ?

A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp địa chủ.
Câu 33:

Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây? 

A. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Âu. 
B. Chỉ chú ý tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình. 
C. Phát triển mạnh quan hệ hợp tác với Liên Xô. 
D. Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ. 
Câu 34:

Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào Cần vương (1885 – 1896)?

A. Triều đình Huế đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. 
B. Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình bình định Việt Nam 
C. Việt Nam vẫn là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền. 
D. Thực dân Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. 
Câu 35:

Năm 1978, quốc gia nào sau đây bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách-mở cửa?

A. Việt Nam.
B. Trung Quốc
C. Liên Xô.  
D. Triều Tiên.
Câu 36:

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Đảm bảo sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên. 
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 
C. Không chạy đua vũ trang giữa các nước Tây Âu và Đông Âu
D. Sự nhất trí hoàn toàn của các nước trong Hội đồng Bảo an. 
Câu 37:

Ở Việt Nam, lực lượng xã hội nào sau đây trở thành giai cấp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tư sản
B. Địa chủ
C. Công nhân
D. Nông dân
Câu 38:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh có điểm tương đồng nào sau đây? 

A. Sử dụng nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh. 
B. Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất. 
C. Đều do giai cấp vô sản lãnh đạo quần chúng đấu tranh. 
D. Chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh nghị trường. 
Câu 39:

So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Phần lớn các nước thắng trận có quyền quyết định một trật tự mới. 
B. Có sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa một số nước thắng trận 
C. Phản ánh so sánh lực lượng cân bằng giữa các nước thắng trận 
D. Các nước thắng trận thu hồi phần lớn lãnh thổ của các nước bại trận. 
Câu 40:

So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Phần lớn các nước thắng trận có quyền quyết định một trật tự mới. 
B. Có sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa một số nước thắng trận 
C. Phản ánh so sánh lực lượng cân bằng giữa các nước thắng trận 
D. Các nước thắng trận thu hồi phần lớn lãnh thổ của các nước bại trận. 
Câu 41:

Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Liên minh châu Âu ra đời.
B. Xu thế quốc tế hoá 
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D. Xu thế toàn cầu hoá.