(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Cù Huy Cận (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967?

A. Brunây.
B. Thái Lan.
C. Việt Nam.
D. Campuchia.
Câu 2:

Về khoa học - kĩ thuật, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Phóng tàu “Thần Châu 5” bay vào vũ trụ.
B. Phóng thành công tàu vũ trụ lên quỹ đạo trái đất.
C. Đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.
D. Đưa con người đặt chân lên Sao Hỏa.
Câu 3:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào coi con người là “yếu tố quan trọng nhất” là một trong những những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế?

A. Trung Quốc.
B. Mĩ.
C. Tây Âu.
D. Nhật Bản.
Câu 4:

Tháng tháng 1 - 1959 quốc gia nào ở Mĩ Latinh tuyên bố giành độc lập?

A. Braxin.
B. Ấn Độ.
C. Cuba.
D. Mêxico.
Câu 5:

Trong giai đoạn 1939 - 1945, căn cứ địa cách mạng nào được Nguyễn Ái Quốc chọn xây dựng ở Việt Nam?

A. Cao Bằng.
B. Bắc Kạn.
C. Bắc Sơn - Võ Nhai.
D. Việt Bắc.
Câu 6:

Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại khu vực và quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế nào sau đây?

A. Vô sản hóa.
B. Phi Mĩ hóa.
C. Thực dân hóa.
D. Toàn cầu hóa.
Câu 7:

Với Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương “hòa để tiến” với thế lực ngoại xâm nào?

A.
B. Nhật.  
C. Anh.
D. Pháp.
Câu 8:

Trong giai đoạn 1936 - 1939, mặt trận nào sau đây được thành lập ở Việt Nam?

A. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận Liên Việt.
Câu 9:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), Nhật Bản sẽ

A. giữ nguyên hiện trạng
B. thuộc các nước phương Tây.
C. chịu sự chiếm đóng của Mĩ.
D. trở thành quốc gia thống nhất.
Câu 10:

Trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, xu hướng cải cách gắn liền với sỹ phu yêu nước nào sau đây?

A. Phan Bội Châu.
B. Huỳnh Thúc Kháng.
C. Phan Châu Trinh.
D. Phan Đình Phùng.
Câu 11:

Tờ báo nào là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập xuất bản tháng 6 - 1925?

A. Báo Đỏ
B. Thanh niên.
C. Nhân dân.
D. Búa liềm.
Câu 12:

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945?

A. Liên minh châu Âu được thành lập.
B. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
Câu 13:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp nào sau đây?

A. Tư sản.
B. Công nhân.
C. Địa chủ phong kiến.
D. Nông dân.
Câu 14:

Trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa có quy mô lan rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kỳ là

A. Ba Đình.
B. Yên Thế.
C. Bãi Sậy.
D. Hương Khê.
Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Đồng minh nào sau đây vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Trung Hoa Dân quốc.
B. Quân Mĩ.
C. Quân Pháp.  
D. Quân Anh.
Câu 16:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp và

A. công nghiệp nặng.
B. giao thông vận tải.
C. khai thác mỏ.
D. thương nghiệp.
Câu 17:

Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh năm 1953 Pháp đã đề ra kế hoạch

A. Bôlae.
B. Rove.
C. Nava.
D. Đờ lát đơ Tátxinhi.
Câu 18:

Sau Chiến tranh lạnh, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo hướng

A. đa cực.
B. đơn cực.
C. hai cực.
D. liên kết.
Câu 19:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây có sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới?

A.
B. Liên Xô.
C. Pháp.
D. Anh.
Câu 20:

Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) có hoạt động nào sau đây?

A. Phát động nhân dân tổng khởi nghĩa.
B. Xuất bản tờ báo “Thanh niên”.
C. Phát động khởi nghĩa Yên Bái.
D. Tổ chức phong trào “vô sản hóa”.
Câu 21:

Khó khăn cơ bản nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là

A. nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng.  
B. nạn ngoại xâm và nội phản.
C. chính quyền cách mạng còn non trẻ.
D. ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
Câu 22:

Năm 1975 quân dân miền Nam Việt Nam đã giành được thắng lợi quân sự nào sau đây?

A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Trận Vạn Tường.
C. Trận Ấp Bắc.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 23:

Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kì 1954 - 1975 là biến miền Nam Việt Nam thành

A. đồng minh duy nhất.
B. thị trường xuất khẩu duy nhất.
C. căn cứ quân sự duy nhất.
D. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
Câu 24:

Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

A. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa.
B. là yếu tố quyết định sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông-Tây.
C. đã góp phần làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
D. đã làm cho chiến lược toàn cầu của Mĩ bị phá sản hoàn toàn.
Câu 25:

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu”?

A. Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa xã hội.
C. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 26:

Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968) của Mĩ là

A. Vạn Tường.
B. Biên giới.
C. Việt Bắc.
D. Điện Biên Phủ.
Câu 27:

Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu nào sau đây?

A. Làm thất bại chiến tranh đặc biệt.  
B. Buộc Pháp kết thúc chiến tranh xâm lược.
C. Làm thất bại chiến tranh cục bộ.
D. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Câu 28:

Đầu năm 1979, quân và dân ta đã chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thế lực nào ở biên giới phía Bắc?

A. Trung Quốc.
B. Mông Cổ.
C. Nhật Bản.
D. Hàn Quốc.
Câu 29:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 6 (11-1939) đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là gì?

A. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
B. Cách mạng ruộng đất.
C. Chống đế quốc và phong kiến.  
D. Giải phóng dân tộc.
Câu 30:

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

A. đã để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng thế giới.
B. dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C. giúp nước Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
D. giúp nước Nga hoàn thành mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 31:

Điểm giống nhau của các tổ chức cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 thế kỉ XX là gì?

A. Có cơ sở quần chúng mạnh.
B. Xác định mục tiêu là ruộng đất cho dân cày.
C. Coi trọng đấu tranh chính trị.
D. Xác định mục tiêu là giải phóng dân tộc.
Câu 32:

Một trong những ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) là

A. chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chính quyền Sài Gòn.
B. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi hoàn toàn.
C. buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari.
D. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 33:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5- 1941) chủ trương hoàn thành cuộc cách mạng nào sau đây?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Cách mạng tư sản dân quyền.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 34:

Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam?

A. Tập hợp mọi người Việt Nam tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B. Đoàn kết các lực lượng để tiến hành xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa.
C. Chỉ huy các lực lượng vũ trang miền Nam đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
D. Lãnh đạo cách mạng hai miền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chống Mĩ.
Câu 35:

Bản chất của kế hoạch quân sự Nava do Pháp – Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Đông Dương là

A. tận dụng sức mạnh quân sự để bình định Đông Dương.
B. sử dụng vũ khí hiện đại để tổ chức các cuộc phản công trên khắp mặt trận.
C. xây dựng lực lượng mạnh, tập kích những trận đánh bất ngờ, có quy mô lớn.
D. tập trung quân để thực hiện tiến công chiến lược.
Câu 36:

Nhận định nào sau đây là đúng về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975)?

A. Khởi đầu bằng cuộc nổi dậy của quần chúng, kết thúc bằng thắng lợi quân sự.
B. Khởi đầu bằng cuộc tiến công về quân sự, kết thúc bằng giải pháp ngoại giao.
C. Khởi đầu bằng cuộc nổi dậy của quần chúng, kết thúc bằng thắng lợi ngoại giao.
D. Đi khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Câu 37:

Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (năm 1920) đã có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam.
B. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam.
C. Chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng tư sản trước nhiệm vụ dân tộc.
D. Đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản.
Câu 38:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành trong thực tiễn.
B. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ tất cả các yêu sách
C. Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do.
D. Có mục tiêu rõ ràng, diễn ra quyết liệt, mang tính thống nhất cao.
Câu 39:

Điểm khác nhau giữa hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari (27-1-1973) so với Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) là

A. hội nghị không chịu sự chi phối của các nước lớn.
B. ký kết sau mỗi thắng lợi của quân dân Việt Nam.
C. trong bối cảnh các nước lớn có xu thế hòa hoãn.
D. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
Câu 40:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong giai đoạn 1930 -1945?

A. Đấu tranh quyết liệt trên các mặt trận chính trị - quân sự - ngoại giao.
B. Kết hợp khởi nghĩa từng phần và chiến tranh cách mạng.
C. Linh hoạt trong giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
D. Kết hợp tổng tiến công của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.