(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Kim Liên, Nghệ An (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nhân tố không tác động đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là

A. phong trào yêu nước ngày càng phát triển.
B. sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản
C. sự chuyển biến của phong trào công nhân.  
D. chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá rộng rãi.
Câu 2:

Những năm 50 – 60 thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược phát triển nào sau đây?

A. chiến lược xây dựng văn hóa.
B. chiến lược kinh tế hướng nội
C. chiến lược củng cố chính trị.
D. chiến lược cải cách xã hội
Câu 3:

Tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2 - 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi

A. Đảng cách mạng Việt Nam.
B. Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Nhân dân Việt Nam.
Câu 4:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ

A. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
B. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
C. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
D. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
Câu 5:

Phong trào Cần Vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo

A. hệ tư tưởng tư sản.
B. sự tự phát của nông dân.
C. xu hướng vô sản. 
D. hệ tư tưởng phong kiến.
Câu 6:

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 1930) ở Việt Nam thất bại là do nguyên nhân khách quan nào sau đây?

A. Nổ ra trong tình thế bị động
B. Tổ chức còn non yếu.
C. Tôn chỉ mục đích chưa rõ ràng
D. Pháp quá mạnh
Câu 7:

Từ năm 1955, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào sau đây?

A. Đảng Lao động Đông Dương
B. Đảng Nhân dân Lào
C. Đảng Cộng sản Đông Dương
D. Đảng cộng sản quốc tế Lào
Câu 8:

Giai đoạn 1950 - 1973, các nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác

A. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.
B. tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mỹ Latinh.
C. đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.
D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 9:

Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Hình thành khối liên minh công nông, công nông đã đoàn kết đấu tranh.
B. Cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

C. Khẳng định đường lối của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

D. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp yêu động cứu nước.
Câu 10:

Từ nghệ thuật “chớp thời cơ” trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, rút ra bài học gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Tận dụng tốt thời cơ để phát triển đất nước, tránh để tụt hậu với bên ngoài.
B. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
D. Luôn nắm vững tình hình thế giới để đưa ra những chính sách hợp lý.
Câu 11:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Liên Xô là

A. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. hòa bình, trung lập tích cực.
C. thân thiện, đa phương hóa.
D. bảo vệ hòa bình thế giới.
Câu 12:

Một trong những sự kiện diễn ra ở Hà Nội ngày 19 – 12–1946?

A. Công bố lệnh tổng tuyển cử.
B. Kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I.
C. Công nhân Nhà máy điện Yên Phụ phá máy.  
D. Lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.
Câu 13:

Điều kiện nào tạo ra khả năng đấu tranh công khai hợp pháp cho phong trào cách mạng Đông Dương giai đoạn 1936 – 1939?

A. Chính sách tiến bộ của Mặt trận nhân dân Pháp.
B. Chủ trương của Quốc tế cộng sản.
C. Nền kinh tế thuộc địa có bước chuyển biến mới.
D. Sự thành lập của Mặt trận phản đế Đông Dương.
Câu 14:

Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Hội nghị Ianta (2/1945) thỏa thuận

A. Mỹ sẽ ném bom nguyên tử Nhật Bản.
B. các nước Đồng minh sẽ đồng loạt tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.
C. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á.
D. Anh sẽ tấn công Nhật Bản ở Đông bắc Trung Quốc.
Câu 15:

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra thách thức lớn nhất cho Việt Nam là gì?

A. Sự chi phối của cá công ty đa quốc gia
B. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
C. Sự chênh lệch về trình độ
D. Sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.
Câu 16:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5 - 1941) đã xác định kẻ thù của nhân dân Việt Nam là

A. đế quốc Pháp – Nhật
B. thực dân Anh và tay sai
C. thực dân Pháp và tay sai
D. đế quốc Nhật và tay sai
Câu 17:

Điểm khác biệt của Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam là

A. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava.
B. kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. bước đầu làm phá sản Kế hoạch Nava.
D. buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ.
Câu 18:

Trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, khuynh hướng cải cách gắn liền với nhân vật tiêu biểu nào?

A. Phan Châu Trinh
B. Lương Văn Can
C. Phan Bội Châu
D. Huỳnh Thúc Kháng
Câu 19:

Trong ba tổ chức cộng sản thành lập năm 1929 ở Việt Nam, tổ chức nào sau đây ra đời sớm nhất?

A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Tân Việt cách mạng đảng.  
D. Đông Dương cộng sản đảng.
Câu 20:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia mở đầu phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi là

A. Ai Cập
B. Ấn Độ.
C. Chi lê.
D. Cu ba.
Câu 21:

Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong những năm 1950 – 2000 là gì?

A. Chịu sự cạnh tranh các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
C. Không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số.
Câu 22:

Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 - 1930)

A. Nhân tố quan trọng cho sự ra đời của Đảng.
B. Hình thức đấu tranh phong phú.
C. Là cuộc tập dượt thứ hai của Đảng.
D. Là phong trào quần chúng rộng lớn.
Câu 23:

Trong kế hoạch Nava, thu – đông 1953 và xuân 1954 thực dân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở

A. Nam Bộ.
B. Nam Trung Bộ.
C. toàn Đông Dương.
D. Bắc Bộ.
Câu 24:

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi đã

A. lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa.
B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
C. thành lập Cộng sản đoàn.
D. lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 25:

Những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của xu thế nào dưới đây?

A. Công nghiệp hóa.  
B. Hoà hoãn Đông - Tây
C. Hiện đại hóa.
D. Toàn cầu hoá
Câu 26:

Hoạt động nào sau đây diễn ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A. Tổng khởi nghĩa.
B. Tổng tiến công.
C. Lập Khu giải phóng Việt Bắc.
D. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
Câu 27:

Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, kết quả lớn nhất của quân dân Việt Nam đã đạt được là

A. bộ đội chủ lực trưởng thành trong chiến đấu.
B. phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
C. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
D. làm phá sản kế hoạch Rove của Pháp.
Câu 28:

Đánh giá nào sau đây là đúng khi nói về sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?

A. Chứng tỏ cách mạng Việt Nam đã có tổ chức tiến bộ lãnh đạo.
B. Là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Phản ánh cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
D. Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Câu 29:

Hội nghị đầu tiên xác định lại nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam theo tinh thần Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) là

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1939).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11/1940).
Câu 30:

Hiệp định sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia

A. tự do
B. phong kiến
C. thuộc địa.
D. độc lập.
Câu 31:

Khẩu hiệu “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa" thuộc hoạt động của giai cấp nào ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?

A. Giai cấp công nhân

B. Giai cấp tiểu tư sản.

C. Giai cấp tư sản dân tộc
D. Giai cấp địa chủ.
Câu 32:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thử nhất (1897 - 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của Pháp ở Đông Dương đều

A. dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp công nhân Việt Nam.
B. dẫn đến những chuyển biển về cơ cấu kinh tế Việt Nam.
C. làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển cân đối.
D. dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
Câu 33:

Trong phong trào dân chủ 1936-1939, Nhân dân Việt Nam đã

A. tiến hành chiến tranh du kích cục bộ
B. mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động
C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. lập căn cứ địa cách mạng trong cả nước
Câu 34:

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

A. Phát triển nhanh và liên tục.
B. Trải qua những đợt suy thoái ngắn.
C. Khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
D. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Câu 35:

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) có điểm gì mới so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

A. Thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa
B. Thành lập Chính phủ Xô viết công nông binh
C. Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Thành lập Chính phủ công nông binh
Câu 36:

Thắng lợi cách mạng Cu ba (1959) đã mở đầu cho quá trình giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh dưới hình thức

A. đấu tranh vũ trang
B. đấu tranh bất bạo động
C. đấu tranh đòi cải cách.
D. đấu tranh hoà bình
Câu 37:

Nhận định của Nguyễn Ái Quốc “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” là do ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?

A. Cách mạng tư sản Pháp.
B. Cách mạng tháng Mười Nga.
C. Công xã Pari
D. Cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc.
Câu 38:

Đến nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới?

A. Campuchia.
B. Mianma.
C. Nhật Bản
D. Brunây.
Câu 39:

Dựa vào đoạn tư liệu sau để trả lời câu 39 và câu 40

“Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình.
B. các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực
C. cấm đưa quân đội, nhân viên, đặt căn cứ quân sự nước ngoài.
D. các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản.
Câu 40:

Từ việc kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương để lại bài học gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc hiện nay?

A. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ.
B. Chớp thời cơ trong đấu tranh chống kẻ thù.
C. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ.
D. Tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh