(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Sở Nghệ An Lần 1 có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cuộc Tiến công chiến lược của quân chủ lực Việt Nam trong Đông-Xuân 1953-1954 đã buộc thực dân Pháp phải tăng cường lực lượng cho

A. Đà Nẵng.
B. Phan Rang.
C. Xuân Lộc.
D. Điện Biên Phủ.
Câu 2:

Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) đề ra chủ trương nào sau đây?

A. Tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.
B. Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế bao cấp.
C. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.  

D. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 3:

Trong những năm đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam có hoạt động yêu nước nào sau đây?

A. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin.

B. Tiến hành cuộc vận động Duy tân.

C. Thành lập Việt Nam Quang phục hội.

D. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

Câu 4:

Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 18 và 19-12- 1946) đã

A. chọn giải pháp “hòa để tiến”.
B. quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh.
C. quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
D. ban bố “Quân lệnh số 1”.
Câu 5:

Quốc gia nào sau đây là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?

A. Cuba.     
B. Ấn Độ.
C. Nhật Bản.

D. Anh.

Câu 6:

Năm 1975, quân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong chiến dịch quân sự nào sau đây?

A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.      

B. Chiến dịch Việt Bắc.

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

D. Chiến dịch Biên giới.

Câu 7:

Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ là

A. Bông Lau.
B. Đoan Hùng.      
C. Đông Khê.        

D. Vạn Tường.

Câu 8:

Trong giai đoạn 1946-1950, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành nhiệm vụ nào sau đây?

A. Điện khí hóa.
B. Khôi phục kinh tế.
C. Hiện đại hóa.    

D. Công nghiệp hóa.

Câu 9:

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh vũ trang đã biến khu vực nào sau đây trở thành “lục địa bùng cháy”?

A. Bắc Phi.  
B. Đông Bắc Á.
C. Đông Nam Á.

D. Mĩ Latinh.

Câu 10:

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ mười của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Trung Quốc.
B. Tây Ban Nha.    
C. Campuchia.

D. Hà Lan.

Câu 11:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), giai cấp nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

A. Tư sản.
B. Nông dân.
C. Địa chủ.

D. Công nhân.

Câu 12:

Năm 1951, tổ chức nào sau đây được thành lập ở Tây Âu?

A. Cộng đồng than-thép châu Âu.

B. Tổ chức Thương mại Thế giới.

C. Đại hội dân tộc Phi.    

D. Ngân hàng Thế giới.

Câu 13:

Một trong những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra cuối thế kỉ XIX là

A. Đồng khởi.
B. Đông Dương Đại hội.
C. Cần vương.

D. Chấn hưng nội hóa.

Câu 14:

Trong phong trào cách mạng 1930-1931, các Xô viết ở Nghệ An-Hà Tĩnh thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Cải cách ruộng đất.

B. Tiến hành Tổng tuyển cử.

C. Lập Vệ quốc đoàn.

D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.

Câu 15:

Sự ra đời của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là một trong những biểu hiện của

A. xu thế toàn cầu hoá.    

B. chủ nghĩa khủng bố.    

C. xu thế hòa hoãn Đông-Tây.

D. Chiến tranh lạnh.

Câu 16:

Tháng 7-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Nhóm Tâm tâm xã.

C. Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào.

D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

Câu 17:

Nội dung nào sau đây là chủ trương của Hội nghị quân sự Bắc Kì (từ ngày 15 đến ngày 20-4-1945)?

A. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B. Phát động khởi nghĩa từng phần.

C. Thống nhất các lực lượng vũ trang.

D. Thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Câu 18:

Một trong những nội dung của Học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) là tăng cường mối quan hệ giữa Nhật Bản với các nước

A. Mĩ Latinh.        

B. Đông Nam Á và ASEAN

C. Đông Âu và Pakixtan.

D. châu Phi

Câu 19:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) tiến hành ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đề ra kế hoạch nào sau đây?

A. Kế hoạch Rove.

B. Kế hoạch Xtalây-Taylo.

C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

D. Kế hoạch Nava.

Câu 20:

Năm 1972, Hiệp định về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) được kí giữa Mĩ với quốc gia nào sau đây?

A. Đức.
B. Thái Lan.
C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 21:

Trong giai đoạn 1945-1946, để xây dựng chính quyền cách mạng, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố

A. thành lập Mặt trận Việt Minh.

B. thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

C. tổng tuyển cử trong cả nước.

D. toàn dân tổng khởi nghĩa.

Câu 22:

Trong giai đoạn 1975-1979, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam chống lại kẻ thù nào sau đây?

A. Tập đoàn “Khơme đỏ”.         

B. Quân phiệt Nhật.

C. Thực dân Pháp.

D. Quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 23:

Trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950), để vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh, Pháp đã sử dụng một trong những thủ đoạn nào sau đây ở Việt Nam?

A. Tăng cường thiết lập hệ thống hành lang Đông Dương.

B. Dồn dân lập “ấp chiến lược”, bình định vùng tạm chiếm.

C. Mở các cuộc hành quân chiến lược tiến công lên Việt Bắc.

D. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.

Câu 24:

Thủ phạm chính gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A. đế quốc Áo.
B. đế quốc Mĩ.
C. đế quốc Anh.

D. phát xít Đức.

Câu 25:

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã

A. hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

B. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 26:

Sau Cách mạng tháng Hai (1917), cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga là tạm thời vì

A. hai chính quyền cùng đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng.

B. hai chính quyền cùng hợp tác nhằm chống lại các nước đế quốc.

C. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau.

D. nước Nga đang bị các nước đế quốc bao vây và cô lập.

Câu 27:

Hội nghị toàn quốc (ngày 14 đến ngày 15-8-1945) và Đại hội Quốc dân (ngày 16 đến ngày 17-8-1945) ở Tân Trào đã

A. góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của nước Việt Nam độc lập.

B. chính thức phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

C. đưa cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp.

D. quyết định giành chính quyền sau khi quân Đồng minh vào.

Câu 28:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?4

A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

B. Đấu tranh giành độc lập và quyền sống con người.

C. Chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

D. Đấu tranh vũ trang, lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.

Câu 29:

Tháng 9-1929, lực lượng nào sau đây thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn?

A. Những đảng viên tích cực trong Đảng Thanh niên.

B. Những người giác ngộ trong Cộng sản đoàn.

C. Tất cả các thành viên trong Đảng Tân Việt.

D. Những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt.

Câu 30:

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.

B. Vai trò quản lý điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

C. Chi phí cho quốc phòng và an ninh thấp.

D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 31:

Chủ trương chỉ đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7-1936 có điểm sáng tạo nào sau đây?

A. Luôn giương cao nhiệm vụ chiến lược trước những chuyển biến của thế giới.

B. Kết hợp linh hoạt nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam với cách mang thé giới.

C. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai, bí mật, chính trị, khởi nghĩa.

D. Tranh thủ điều kiện thuận lợi để đề ra khẩu hiệu thành lập chính quyền.

Câu 32:

Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm tương đồng giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1945)?

A. Có sự kết hợp giữa khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng.

B. Đều thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước.

C. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa tiền tuyến và hậu phương.

D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân đóng vai trò nòng cốt.

Câu 33:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo vì

A. xác định cách mạng ruộng đất là mục tiêu chủ yếu, trước mắt.

B. nhấn mạnh chống đế quốc, tay sai chỉ trên phương diện chính trị.

C. kết hợp giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

D. xác định thành lập mặt trận thống nhất của ba nước Đông Dương.

Câu 34:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tính thời đại sâu sắc của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Góp phần vào thắng lợi chung của lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ trên thế giới.

B. Khẳng định sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

C. Là đòn tấn công trực diện làm tan rã liên minh các nước phát xít.

D. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 35:

Nội dung nào sau đây không phải là đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1924-1927?

A. Thành lập các chi bộ cộng sản, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng.

B. Thúc đẩy sự liên kết giữa các nước thuộc địa để đánh đổ đế quốc.

C. Thành lập được tổ chức quá độ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

D. Xây dựng lí luận giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 36:

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Thời hạn tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.

B. Công nhận quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

C. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam.

D. Tạo thế và lực có lợi cho cách mạng miền Nam sau hiệp định.

Câu 37:

Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc chiến tranh cách mạng (1945-1975) ở Việt Nam?

A. đấu tranh nhằm bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

B. lật đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam.

C. đấu tranh vì mục tiêu độc lập và thống nhất đất nước.

D. góp phần làm thất bại chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 38:

Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) ở Việt Nam đều

A. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

B. góp phần xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phát xít trên thế giới.

C. kết thúc cuộc kháng chiến bằng thắng lợi về ngoại giao.

D. chịu sự tác động của mâu thuẫn Đông-Tây và Chiến tranh lạnh.

Câu 39:

Nhận xét nào sau đây không đúng về trí thức yêu nước tiến bộ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Lực lượng đóng vai trò tổ chức, lãnh đạo các phong trào yêu nước, cách mạng.

B. Đều chuyển hoá từ lập trường dân tộc sang lập trường cách mạng vô sản.

C. Phân hoá thành hai bộ phận đi theo hai khuynh hướng chính trị khác nhau.

D. Lực lượng xung kích đi đầu trong việc tìm, chọn đường hướng cứu nước mới.

Câu 40:

Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình chuẩn bị, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền trong giai đoạn 1939-1945 ở Việt Nam?

A. Chuẩn bị lực lượng chu đáo, chớp thời cơ giành chính quyền khi Đồng minh vào.

B. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là sự nghiệp của toàn dân.

C. Tập trung xây dựng căn cứ địa ở thành thị, khởi nghĩa từ thành thị về nông thôn.

D. Chuẩn bị lâu dài, chu đáo, giành chính quyền bằng biện pháp hoà bình.