(2023) Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có đáp án (Đề 14)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược” là thủ đoạn của Mĩ đề ra từ chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968).
B. Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960).
C. Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965).
D. Chiến tranh Việt Nam hóa (1969 – 1973).
Câu 2:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) xác định đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam là
A. Pháp – Nhật.
B. phát xít Nhật.
C. đế quốc Pháp.
D. Pháp – Mĩ.
Câu 3:
Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12-1986) phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới là
A. lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
B. tham gia mọi tổ chức khu vực và thế giới.
C. thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
D. lấy phát triển chính trị làm trọng tâm.
Câu 4:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Anh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật Bản từ
A. vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
B. vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
C. vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
D. vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
Câu 5:
Trong giai đoạn 1973 - 1991, Mĩ có hoạt động đối ngoại – quân sự nào sau đây?
A. Viện trợ cho tất cả các nước châu Phi.
B. Vẫn tăng cường chạy đua vũ trang.
C. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh.
D. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô.
Câu 6:
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì đây là hệ quả của
A. cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. việc thống nhất thị trường quốc tế cao.
C. việc mở rộng các tổ chức liên kết quốc tế.
D. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Câu 7:
Về văn hóa – xã hội, các Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931) đã
A. đề ra bản đề cương cho văn hóa Việt Nam.
B. thực hiện cải cách giáo dục theo nội dung mới.
C. mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
D. xây dựng hệ thống trường học các cấp cho nhân dân.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây là một trong những điều kiện dẫn đến phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam?
A. Mĩ – Diệm mở cuộc hành quân “tìm diệt” khắp miền Nam.
B. Chính sách khủng bố của Mĩ – Diệm hết sức tàn bạo.
C. Quân viễn chinh Mĩ đã tham chiến tại miền Nam.
D. Quân Đồng minh của Mĩ đã tham chiến tại miền Nam.
Câu 9:
Chiến dịch Hồ Chí Minh là một trong ba chiến dịch của cuộc
A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
C. tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954.
D. tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 10:
Tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động trên chiến trường là âm mưu cơ bản của chiến lược
A. Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960).
B. Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968).
C. Việt Nam hóa chiến tranh (1969 – 1973).
D. Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965).
Câu 11:
Trong câu đố dân gian sau đây, nhân vật lịch sử được đề cập đến là
“Vua nào chính trực anh hào
Đứng ra lãnh đạo phong trào Cần vương?”
A. Hàm Nghi.
B. Đồng Khánh.
C. Thành Thái.
D. Duy Tân.
Câu 12:
Tháng 8-1967, tổ chức nào sau đây được thành lập tại Thái Lan?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Liên minh châu Âu.
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây dương.
D. Phong trào không liên kết.
Câu 13:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã xuất hiện những giai cấp mới nào sau đây?
A. Tư sản và tiểu tư sản.
B. Công nhân và tư sản.
C. Tư sản và nông dân.
D. Tiểu tư sản và công nhân.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Phát triển vượt bậc nhờ chiến tranh.
B. Thu lợi 114 tỉ đô la từ chiến tranh.
C. Thành lập được liên minh châu Âu.
D. Bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh.
Câu 15:
Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava với hi vọng
A. quốc tế hóa chiến tranh tại Đông Dương.
B. chuyển bại thành thắng sau 18 tháng.
C. mở rộng cuộc chiến tranh tại Đông Dương.
D. kết thúc trong thắng lợi hoàn toàn.
Câu 16:
Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) chủ trương
A. thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
B. thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ.
C. khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế.
D. thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Câu 17:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là
A. đồng minh.
B. đối tác.
C. đối thoại.
D. đối đầu.
Câu 18:
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc
A. dịch vụ.
B. phần mềm.
C. công nghiệp.
D. nông nghiệp.
Câu 19:
Một trong những nội dung của Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930) là
A. thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
B. thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
C. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
D. đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 20:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh có phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới là
A. Ai Cập.
B. Cuba.
C. Libi.
D. Lào.
Câu 21:
Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam được quyết định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2 – 1951) là báo
A. Tiền phong.
B. Nhân dân.
C. Thanh niên.
D. Búa Liềm.
Câu 22:
Cơ quan nào sau đây của tổ chức Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương?
A. Đại hội đồng.
B. Hội đồng bảo an.
C. Ban thư kí.
D. Hội đồng Quản thác.
Câu 23:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu vì
A. nguồn nhân công trong nông nghiệp dồi dào.
B. vốn đầu tư ít, không cạnh tranh với chính quốc
C. Việt Nam có nhiều đồng bằng rộng lớn.
D. điều kiện tự nhiên phù hợp với nông nghiệp.
Câu 24:
Một trong những nguyên nhân khiến từ nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng là
A. quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế - tài chính.
B. xu thế đa cực dần được xác lập trong quan hệ quốc tế.
C. các cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới không còn.
D. các cuộc nội chiến và xung đột sắc tộc không còn.
Câu 25:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chiến thắng Đường 14 – Phước Long (cuối năm 1974 – đầu năm 1975)?
A. Là chiến thắng quân sự cho thấy sự can thiệp trở lại của Mĩ là rất lớn.
B. Là chiến thắng quân sự đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.
C. Là chiến thắng quân sự quyết định sự thất bại của quân đội Sài Gòn.
D. Là đòn thăm dò chiến lược quan trọng, cho thấy khả năng thắng lớn của ta.
Câu 26:
Trong chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) chiến thuật nào sau đây được quân đội Việt Nam sử dụng?
A. Đánh vườn không nhà trống.
B. Đánh hiệp đồng binh chủng.
C. Đánh điểm, diệt viện, truy kích.
D. Vây, lấn, tấn, điệt.
Câu 27:
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000 là
A. hợp tác chặt chẽ với Tây Âu.
B. muốn tham gia Hội đồng Bảo an.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D. đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 28:
Một trong những nhiệm vụ của Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là
A. đưa giai cấp địa chủ lên cầm quyền.
B. lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
C. chỉ đưa giai cấp công nhân lên cầm quyền.
D. chống chiến tranh đế quốc.
Câu 29:
Sự kiện nào sau đây của Chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động đến cách mạng Việt Nam năm 1945?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan.
B. Nhật tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng.
C. Phát xít Đức chiếm đóng Pháp.
D. Liên Xô và Đồng minh đánh bại phát xít Nhật.
Câu 30:
Nhận xét nào sau đây là đúng về đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A. Tính chất dân tộc điển hình.
B. Chỉ diễn ra ở thành thị.
C. Mục tiêu đấu tranh triệt để.
D. Hình thức đấu tranh phong phú.
Câu 31:
Nội dung nào sau đây không phải yếu tố dẫn tới sự hình thành, phát triển và thắng lợi của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930?
A. Hoạt động và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
B. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng.
C. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân Việt Nam.
D. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 32:
Điểm tương đồng về thời cơ của Cách mạng tháng Tám (1945) với Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. kẻ thù chính của cách mạng đã bị đánh bại.
B. Lực lượng trung gian ngả hẳn về cách mạng.
C. kẻ thù chính của cách mạng đã suy yếu.
D. Sự giúp đỡ của lực lượng Đồng minh.
Câu 33:
Lực lượng đông đảo nhất, giữ vai trò quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là lực lượng
A. chính trị.
B. vũ trang.
C. quân sự.
D. tự vệ.
Câu 34:
Từ thực tiễn của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến đầu năm 1930 đã cho thấy
A. cách mạng muốn thành công phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
B. giai cấp công nhân trở thành lực lượng duy nhất tham gia cách mạng.
C. lực lượng xã hội cũ đều không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
D. tất cả mọi lực lượng xã hội mới đều trở thành lực lượng tham gia cách mạng.
Câu 35:
Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
A. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
B. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
C. thành lập chính phủ công nông binh.
D. xác định động lực cách mạng là công nông.
Câu 36:
Nội dung nào sau đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927 -1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A. Phát triển cơ sở đảng ở chủ yếu ở Bắc kì.
B. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
C. Phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái khi có thời cơ.
D. Cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 37:
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam phản ánh
A. vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh ngoại giao.
B. sự kết hợp giữa nhiệm vụ giải phóng và giữ nước.
C. cuộc đấu tranh chỉ chống chia cắt đất nước.
D. vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị.
Câu 38:
Phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939 và phong trào giải phóng dân tộc (1939 – 1945) ở Việt Nam cho thấy thực tế
A. sự linh hoạt trong sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của cách mạng.
B. tầm quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.
C. vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong đấu tranh cách mạng trên cả nước.
D. vai trò lãnh đạo của quần chúng trong đấu tranh chính trị và vũ trang cách mạng.
Câu 39:
Thành công của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6-1-1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù của cách mạng.
B. Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.
C. Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
D. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
Câu 40:
Các phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945) và “Đồng khởi” (1959 -1960) ở Việt Nam có sự khác biệt về
A. hình thức, phương pháp chủ yếu.
B. tính quần chúng, quyết liệt.
C. đối tượng đấu tranh.
D. mục tiêu cao nhất.