(2023) Đề thi thử Sinh học Liên trường THPT Ninh Bình (Lần 2) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?

A. Aa × Aa.
B. aa × aa.
C. AA × Aa.
D. AA × aa.
Câu 2:

Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỷ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lý thuyết tỷ lệ hợp tử mang gen đột biến là

A. 1.
B. 5%.
C. 10%.
D. 19%
Câu 3:

Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A. Phiên mã tổng hợp tARN.
B. Dịch mã.
C. Nhân đôi ADN.
D. Phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 4:

Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được

A. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
B. Tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật
C. Tích tụ ở sinh vật phân giải   
D. Trở lại môi trường ở dạng ban đầu
Câu 5:

Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
B. Tuổi của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
D. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
Câu 6:

Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?

A. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác.
B. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau.
Câu 7:

Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào

I. Loại tác nhân gây đột biến.                             II. Đặc điểm cấu trúc của gen.

III. Cường độ, liều lượng của tác nhân.              IV. Chức năng của gen.

V. Cơ quan phát sinh đột biến.

Số ý đúng là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 8:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình dịch mã?

I. Đối với sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở trong nhân tế bào.

II. Tất cả bộ ba trên mARN đều mang thông tin mã hóa axit amin

III. Trước bộ ba mở đầu trên phân tử mARN có một trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp tiểu đơn vị bé của ribôxôm có thể nhận biết để bám vào mARN.

IV. Trên một phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã cùng lúc giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 9:

Khi bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo thì giun sẽ nhanh chết, nguyên nhân chính là vì:

A. Vì môi trường trên cạn có nhiệt độ cao hơn làm giun chết
B. Vì độ ẩm trên mặt đất thấp, bề mặt da của giun bị khô làm ngừng các quá trình trao đổi khí
C. Vì nồng độ oxi trong không khí cao hơn trong đất gây sốc với giun
D. Vì giun không kiếm được nguồn thức ăn ở trên mặt đất
Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo
B. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể
C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau
D. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa 2 dòng thuần chủng
Câu 11:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và các chất hữu cơ.

II. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

III. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

IV. Tất cả sinh vật sản xuất đều thuộc nhóm thực vật.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 12:

Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Quần thể

A

B

C

D

Diện tích khu phân bố (ha)

25

240

193

195

Mật độ (cá thể/ha)

10

15

20

25

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.

III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.

IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 13:

Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là

A. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
B. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.
C. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
D. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
Câu 14:

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong phân bào.
B. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
C. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái và không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.
D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 15:

Trong dạ dày của trâu, xenlulôzơ biến đổi thành đường nhờ enzim của

A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
B. tuyến gan.
C. tuyến nước bọt.
D. tuyến tụy.
Câu 16:

Ở một loài động vật, xét 4 phép lai sau đây:

Phép lai 1: (P) : Aa × Aa                                        Phép lai 2: (P): AaBb × AaBb

Phép lai 3: (P): ABabXDXd×ABabXdY                      Phép lai 4: (P): ABdabDXMNXmn×aBdABdXMNY 

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến, các phép lai trên đều tạo ra các F1, các cá thể F1 của mỗi phép lai ngẫu phối với nhau tạo ra F2. Theo lý thuyết có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Phép lai 1 cho F2 có tỷ lệ phân ly kiểu gen giống với tỷ lệ phân ly kiểu hình

II. Phép lai 2 cho F2 có 4 kiểu hình và 9 kiểu gen

III. Phép lai 3 luôn cho F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%

IV. Phép lai 4 cho F1 có tối đa 120 kiểu gen

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 17:

Đặc điểm nào không giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng?

A. Rễ cây có số lượng lớn tế bào lông hút.
B. Các tế bào lông hút có nhiều ti thể.
C. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng.
D. Rễ cây phân nhánh mạnh.
Câu 18:

Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài có lợi.

I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

II. Cây tầm gửi sống trên thân gỗ.

III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 19:

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?   	A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. 	B. Thả thêm cá quả vào ao. 	C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. 	D. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. (ảnh 1)
A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao.
B. Thả thêm cá quả vào ao.
C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao.
D. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao.
Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng liên kết gen?

A. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết
B. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn) làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó
D. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý có ý nghĩa trọng chọn giống
Câu 21:

Bằng phương pháp phân tích hóa sinh dịch ối người ta có thể phát hiện sớm bệnh, tật di truyền nào sau đây ở thai nhi?

A. Bệnh bạch tạng
B. Tật dính ngón tay 2-3.
C. Hội chứng Đao.
D. Bệnh Phêninkêtô niệu.
Câu 22:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là

A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 23:

Với n cặp gen dị hợp tử ở F1 di truyền độc lập thì số loại giao tử ở F1 là bao nhiêu?

A. 1/2n
B. 2n
C. 4n
D. 3n
Câu 24:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

A. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.
C. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
D. Giảm khả năng tận dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.
Câu 25:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

A. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
B. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.
C. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
D. Giảm khả năng tận dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.
Câu 26:

Cho biết bệnh R do gen trội nằm trên NST thường quy định. Bệnh H do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X qui định. Khi nghiên cứu 2 loại bệnh này người ta lập sơ đồ phả hệ trong một gia đình như sau:

Cho biết bệnh R do gen trội nằm trên NST thường quy định. Bệnh H do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X qui định. Khi nghiên cứu 2 loại bệnh này người ta lập sơ đồ phả hệ trong một gia đình như sau:   Cặp bố mẹ III13 – III14 có thể sinh con gái, không mắc bệnh R và bị bệnh H với xác suất nào? 	A. 20%. 	B. 6,25%. 	C. 25%. 	D. 0%. (ảnh 1)

Cặp bố mẹ III13 – III14 có thể sinh con gái, không mắc bệnh R và bị bệnh H với xác suất nào?

A. 20%.
B. 6,25%.  
C. 25%.
D. 0%.
Câu 27:

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào mấy biện pháp trong các biện pháp sau đây?

I. Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải

II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường

III. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh

IV. Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người

V. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 28:

Khi nói về vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quang hợp tạo ra toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất.
B. Quang hợp chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.
C. Quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
D. Quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Câu 29:

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?

A. XAXA × XaY
B. XAXa × XaY.
C. XaXa × XAY
D. XAXa × XAY
Câu 30:

Điều hoà hoạt động của gen sau phiên mã thực chất là

A. Điều khiển sự trưởng thành hay bị phân huỷ của các chuỗi polipeptit.
B. Điều khiển sự trưởng thành và thời gian tồn tại của mARN.
C. Điều hoà số lượng riboxom tham gia dịch mã trên các phân tử mARN.
D. Điều khiển lượng mARN được tạo ra.
Câu 31:

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

I. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.

II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.

III. Trồng lúa, ngô cây đúng thời vụ để cây ra hoa vào thời điểm có khí hậu phù hợp.

IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 32:

Đây là đồ thị về đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật. Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

Đây là đồ thị về đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật. Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?   I. Đường cong 1 xảy ra khi nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. II. Tại điểm uốn của đường cong 2, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt cực đại. III. Đường cong 2 phản ánh sự tăng trưởng thực tế, khi điều kiện sống bị giới hạn. IV. Ở giai đoạn đầu của đường cong 2, do kích thước quần thể nhỏ nên tốc độ tăng trưởng của quần thể thấp. 	A. 2. 	B. 4. 	C. 1. 	D. 3. (ảnh 1)

I. Đường cong 1 xảy ra khi nguồn sống của môi trường rất dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.

II. Tại điểm uốn của đường cong 2, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt cực đại.

III. Đường cong 2 phản ánh sự tăng trưởng thực tế, khi điều kiện sống bị giới hạn.

IV. Ở giai đoạn đầu của đường cong 2, do kích thước quần thể nhỏ nên tốc độ tăng trưởng của quần thể thấp.

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 33:

Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 gen có 5 alen quy định. Thực hiện ba phép lai, thu được kết quả sau:

- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa đỏ (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 cây hoa tím : 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

- Phép lai 2: Cây hoa tím lai với cây hoa vàng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa tím.

- Phép lai 3: Cây hoa vàng lai với cây hoa hồng (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 cây hoa vàng : 1 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.

Biết alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hoa tím trội so với các kiểu hình còn lại.

II. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

III. Ở phép lai 3, có tối đa 1 sơ đồ lai thỏa mãn.

IV. Ở phép lai 2, có tối đa 3 sơ đồ lai thỏa mãn.

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 34:

Cho các thông tin:

I. Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được.

II. Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin.

III. Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

IV. Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng.

Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là:

A. I, II, III.
B. I, III, IV.
C. I, II, IV.
D. II, III, IV.
Câu 35:

Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của quần thể này qua các thế hệ, người ta thu được kết quả ở bảng sau:

Thế hệ

P

F1

F2

F3

Tần số kiểu gen AA

2/5

25/36

36/49

49/64

Tần số kiểu gen Aa

1/5

10/36

12/49

14/64

Tần số kiểu gen aa

2/5

1/36

1/49

1/64

Cho rằng các quần thể này không chịu tác động của các nhân tố đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.

Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
B. Cây hoa đỏ không có khả năng sinh sản và quần thể này giao phấn ngẫu nhiên.
C. Cây hoa hồng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn một cách nghiêm ngặt.
D. Cây hoa trắng không có khả năng sinh sản và quần thể này tự thụ phấn một cách nghiêm ngặt.
Câu 36:

Theo quan niệm hiện đại, sự kiện nào sau đây không xảy ra ở giai đoạn tiến hóa hóa học?

A. Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.
B. Sự hình thành các tế bào sơ khai.
C. Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
D. Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.
Câu 37:

Cho một số nhận định về khả năng biểu hiện ra kiểu hình của gen lặn như sau:

I. Gen lặn ở thể đồng hợp.

II. Gen lặn trên NST thường ở thể dị hợp.

III. Gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở giới dị giao.

IV. Gen lặn trên NST giới tính X ở giới đồng giao tử thuộc thể dị hợp.

Trong các nhận định trên số nhận định đúng là:

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 38:

Đột biến mất đoạn có hậu quả là

A. không thay đổi số lượng gen
B. thường gây chết và giảm sức sống
C. làm thay đổi trình tự phân bố gen trên NST
D. làm thay đổi nhóm gen liên kết.
Câu 39:

Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là

A. chất nhiếm sắc
B. axit amin.
C. nuclêôtit
D. nuclêôxôm.
Câu 40:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền như sau:

Thế hệ

Thành phần kiểu gen

AA

Aa

aa

P

0,5

0,3

0,2

F1

0,45

0,25

0,3

F2

0,4

0,2

0,4

F3

0,3

0,15

0,55

F4

0,15

0,1

0,75

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ?

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp
C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần
D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn
Câu 41:

Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. có sức sống trung bình.
B. phát triển thuận lợi nhất.
C. có sức sống giảm dần.
D. chết hàng loạt.