(2023) Đề thi thử Sinh học Liên trường THPT Yên Thành, Nghệ An (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một NST?

A. Đảo đoạn.
B. Chuyển đoạn trên một NST.
C. Lặp đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 2:

Trong những thành tựu sau đây, thành tựu nào được tạo ra bằng công nghệ tế bào?

A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp caroten trong hạt.
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
C. Tạo ra vi khuẩn Ecoli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo ra cừu Đôly.
Câu 3:

Nội dung nào sau phù hợp với tính đặc hiệu của mã di truyền?

A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không đổi gối lên nhau.
B. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
C. Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền
D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 axit amin.
Câu 4:

Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.
B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.
C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong.
D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách.
Câu 5:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?

A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa ở sinh vật.
B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
C. Đột biến gen làm xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 6:

Nội dung nào sau đây đúng khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa?

A. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alencủa quần thể.
C. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 7:

Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Tơcnơ có số lượng nhiễm sắc thể là

A. 45.
B. 44.
C. 47.
D. 46.
Câu 8:

Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

A. ADN và prôtêin.
B. tARN và prôtêin.
B. tARN và prôtêin.
D. mARN và prôtêin.
Câu 9:

Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanine dạng hiếm (G*) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 - brôm uraxin (5BU) đều làm:

A. thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.
B. thêm một cặp nucleotit.
C. thay thế cặp nucleotit G-X bằng A-T.
D. mất một cặp nucleotit.
Câu 10:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 11:

Cơ thể có kiểu gen AbaB với tần số hoán vị gen là 10%. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử AB là

A. 45%.
B. 10%.
C. 40%.
D. 5%.
Câu 12:

Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe giảm phân bình thường sẽ cho số loại giao tử là

A. 8
B. 1  
C. 16
D. 4
Câu 13:

Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa tạo ra loài mới có đặc điểm giống với thể đột biến nào sau đây?

A. Thể lệch bội 2n -1.
B. Thể lệch bội 2n +1.
C. Thể dị đa bội (Song nhị bội).
D. Thể tự đa bội.
Câu 14:

Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập của Menđen là:

A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
B. Sự tái tổ hợp của các nhiễm sắc thể tương đồng.
C. Sự phân ly của các nhiễm sắc thể trong giảm phân
D. Sự phân ly cùng nhau của các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng
Câu 15:

Ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?

A. AA × Aa.
B. Aa × Aa.
C. Aa × aa.
D. AA × aa.
Câu 16:

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo thường được áp dụng với nhóm sinh vật nào dưới đây?                                                   

A. vi sinh vật và động vật.
B. thực vật và vi sinh vật.
C. thực vật và động vật.
D. thực vật, vi sinh vật và động vật.
Câu 17:

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) do đột biến gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận giao tử Xm từ

A. bố
B. bà nội
C. ông nội
D. mẹ
Câu 18:

Những hợp chất mang năng lượng từ pha sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohidrat là

A. ATP và NADPH.
B. NADPH, O2.
C. H2O, ATP.
D. ATP và ADP và ánh sáng mặt trời.
Câu 19:

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần phải

A. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng 1 kiểu hình.
B. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng 1 kiểu gen.
C. Tạo ra được các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
D. Tạo ra được các cá thể sinh vật có kiểu gen khác nhau.
Câu 20:

Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1¾ vòng ở nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực được gọi là

A. ADN.
B. nuclêôxôm.
C. sợi cơ bản.
D. sợi nhiễm sắc.
Câu 21:

Giống lúa A khi trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ ha, ở vùng Trung bộ cho năng suất 6 tấn/ ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ ha. Nhận xét nào sau đây đúng về sự biểu hiện của tính trạng năng suất lúa?

A. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất lúa.
B. Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
C. Năng suất thu được của giống lúa hoàn toàn do môi trường quy định.
D. Điều kiện môi trường thay đổi làm cho kiểu gen của giống lúa A thay đổi.
Câu 22:

Cho phép lai P: ♀AaBbDd × ♂aaBbdd, theo lí thuyết thì ở đời F1 có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng?

A. 81,25%.
B. 12,5%.  
C. 18,75%.
D. 87,5%.
Câu 23:

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trình tự nào dưới đây là đúng?

A. Nút nhĩ thất → nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôckin, làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
B. Nút xoang nhĩ → Bó his → Nút nhĩ thất → Mạng Puôckin, làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Mạng Puôckin → Bó his, làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
D. Nút xoang nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôckin, làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
Câu 24:

Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội là 2n = 8 có tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết?

A. 8.
B. 2
C. 6
D. 4
Câu 25:

Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau ở cả F1 và F2, tỉ lệ kiểu hình phân bố đều ở hai giới tính trong các đáp án sau đây đáp án nào đúng?

A. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y.
B. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trong tế bào chất.
C. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
D. Tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 26:

Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀AaBb × ♂AaBb và ♀ AABb × ♂ aabb.

B. ♀aabb × ♂AABB và ♀AABB × ♂ aabb.

C. ♀AA × ♂ aa và ♀ Aa × ♂ aa.  
D. ♀ Aa × ♂ aa và ♀aa × ♂AA.
Câu 27:

Nghiên cứ nhiễm sắc thể người ta cho thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO, XXX đều là nữ. Trong các đáp án sau đây đáp án nào đúng?

A. Gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.
B. Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới X quy định tính nữ.
C. Nhiễm sắc thể giới tính Y không mang gen qui định giới tính.
D. Sự biểu hiện của giới tính phụ thuộc số nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 28:

Khi cá há miệng ra, diễn biến nào dưới đây đúng khi nói về hô hấp ở cá?

A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
B. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
C. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
Câu 29:

Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51 μm, với tỉ lệ các loại nuclêôtit, ađênin, guanin, xitôzin lần lượt là 10%, 30%, 40%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là:

A. G = X = 1050; A = T = 450.
B. G = X = 450; A = T = 1050.
C. G = X = 900; A = T = 2100.
D. G = X = 2100; A = T = 900.
Câu 30:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Hai alen A và B thuộc cùng một nhóm liên kết và cách nhau 20cM. Khi cho cơ thể có kiểu gen ABabDd tự thụ phấn . Biết mọi diễn biến ở hai giới như nhau và bình thường. Theo lý thuyết, kiểu hình ở đời F1 có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:

A. 50%.
B. 30%.
C. 13,5%.
D. 37,5%.5
Câu 31:

Trong số các quần thể ngẫu phối sau đây, có bao nhiêu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?

Quần thể 1: 0,5 AA : 0,5 Aa.                                  Quần thể 2: 0,5 AA : 0,5 aa.

Quần thể 3: 0,81 AA : 0,18 Aa : 0,01 aa.            Quần thể 4: 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 32:

Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung là 3'..AAAXAATGGGGA..5'. Trình tự nucleotit trên mạch mARN do gen này điều khiển tổng hợp là:

A. 3'...AAAXAAUGGGGA...5'.  
B. 5' ...AAAXAAUGGGGA... 3'.
C. 5' ...UUUGUUAXXXXU...3'.
D. 3' ... UXXXXAUUGAAA...5'.
Câu 33:

Một quần thể giao phấn hoàn toàn ngẫu nhiên. Alen A quy định khả năng nảy mầm trên đất có kim loại nặng, alen a không có khả năng này mầm nên hạt mang kiểu gen aa bị chết trên đất có kim loại nặng. Tiến hành gieo 100 hạt trong đó có 20 hạt có kiểu gen AA, 40 hạt có kiểu gen Aa, 40 hạt có kiểu gen aa được gieo trên đất có kim loại nặng. Các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt với tỉ lệ như nhau cho thế hệ F1. Các cây F1 ngẫu phối tạo F2. Nếu không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, tỉ lệ F2 không nảy mầm trên đất có kim loại nặng chiếm tỉ lệ bao nhiêu

A. 1/16.
B. 48/49.
B. 48/49.
D. 15/16.
Câu 34:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với d quy định quả vàng, alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Cho phép lai AbaBDEde×AbaBDEde. Biết giảm phân diễn ra bình thường, tần số hoán vị gen giữa B và b là 20%, D và d là 40%. Có các phát biểu sau về F1:

(1) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa tím , quả vàng tròn chiếm tỉ lệ 8,16%.

(2) Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng, quả đỏ, dài bằng tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa tím quả vàng, tròn.

(3) Tỉ lệ kiểu hình mang 4 tính trạng trội lớn hơn 30%.

(4) Kiểu hình mang 4 tính trạng lặn chiếm 9%.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 35:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Bazơ nitơ dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

(5) Mức độ gây hại của alen trội đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 36:

Chiều cao cây được di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, mỗi gen có 2 alen và các gen phân ly độc lập với nhau. Ở một loài cây, chiều cao cây dao động từ 6 đến 36 cm. Người ta tiến hành lai cây cao 6 cm với cây cao 36 cm cho đời con đều cao 21 cm. Ở F2, người ta đo chiều cao của tất cả các cây và kết quả cho thấy 1/64 số cây có chiều cao 6 cm. Có bao nhiêu nhận định đúng về sự di truyền tính trạng chiều cao cây trong số những nhận định sau:

(1) Có 3 cặp gen quy định chiều cao cây.

(2) F2 có 6 loại kiểu hình khác nhau.

(3) Có thể có 7 loại kiểu gen cho chiều cao 21 cm.

(4) Ở F2, tỉ lệ cây cao 11 cm bằng tỉ lệ cây cao 26 cm.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 37:

Ở một loài thực vật xét hai gen di truyền độc lập, gen thứ nhất có hai alen, alen A quy định cây cao là trội hoàn toàn, alen a quy định cây thấp là lặn hoàn toàn; gen thứ hai có hai alen trong đó alen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng lặn hoàn toàn. Lấy cây cao hoa đỏ dị hợp về hai cặp gen đem lai với nhau được F1. Lấy các cây có kiểu hình thân thấp hoa đỏ ở F1 đem ngẫu phối được F2. Trong các kết luận dưới đây có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân thấp hoa trắng thu được là: 1/9

(2) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân thấp hoa đỏ thuần chủng là: 4/9

(3) Ở F2 tỉ lệ kiểu hình thân thấp hoa trắng cao hơn tỉ lệ kiểu hình thân thấp hoa trắng ở F1

(4) Ở F2 cây thân thấp hoa đỏ có 2 kiểu gen quy định

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 38:

Ở một loài thực vật, A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp, B qui định đỏ trội hoàn toàn so với b qui định quả vàng, 2 cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST. Khi cho 2 cây đều có kiểu gen AB/ab giao phấn với nhau. Biết rằng trong quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn đã xảy ra hoán vị gen với

tần số 20%. tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả vàng ở đời F1 chiếm tỉ lệ

A. 9%.
B. 66%.
C. 16%.
D. 20%.
Câu 39:

Cho biết mỗi cặp alen chi phối một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Cho các phép lai sau đây:                                                                

(I) Aabb × aaBb.             (II) AaBb × Aabb        (III) aabb × AaBb.      

(IV) ABab×AbaB                   (V) AbaB×AbaB                (VI) Abab×aBab

Theo lý thuyết, số phép lai tạo ra 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới dây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Dựa vào phả hệ này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

Sơ đồ phả hệ dưới dây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người là bệnh P và bệnh M. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M. Các gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Dựa vào phả hệ này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?   I. Người số 3 dị hợp về bệnh P. II. Người số 5 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen. III. Có thể biết được kiểu gen của 6 người trong số 8 người nói trên. IV. Nếu cặp vợ chồng số 5, 6 sinh đứa con thứ hai bị cả hai bệnh thì người số 5 có hoán vị gen. 	A. 1. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 4. (ảnh 1)

I. Người số 3 dị hợp về bệnh P.

II. Người số 5 có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen.

III. Có thể biết được kiểu gen của 6 người trong số 8 người nói trên.

IV. Nếu cặp vợ chồng số 5, 6 sinh đứa con thứ hai bị cả hai bệnh thì người số 5 có hoán vị gen.

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4