(2023) Đề thi thử Sinh học Sở giáo dục và đào tạo Hòa Bình (Lần 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Quá trình nào sau đây tạo ra động lực đầu trên của dòng mạch gỗ?

A. Hút nước.
B. Áp suất rễ.
C. Quang hợp.
D. Thoát hơi nước.
Câu 2:

Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là

A. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
B. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.
C. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
D. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài
Câu 3:

Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?   	A. Lặp đoạn. 	B. Mất đoạn. 	C. Chuyển đoạn. 	D. Đảo đoạn. (ảnh 1)
A. Lặp đoạn.  
B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn.  
D. Đảo đoạn.
Câu 4:

Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ

A. giảm 1.
B. tăng 1.
C. tăng 2.
D. giảm 2.
Câu 5:

Cừu Đôly được tạo ra là thành tựu của

A. Lai giống.
B. Công nghệ tế bào.  
C. Gây đột biến nhân tạo
D. Công nghệ gen.
Câu 6:

Cơ thể nào sau đây, khi giảm phân bình thường không tạo được giao tử Ab?

A. AaBb.
B. aaBb.
C. Aabb.
D. AABb.
Câu 7:

Một quần thể thực vật có 2000 cây trong đó có 400 cây mang kiểu gen BB, 400 cây mang kiểu gen Bb, còn lại là số cây mang kiểu gen bb. Tần số alen B trong quần thể này là

A. 0,7.
B. 0,25.
C. 0,2.
D. 0,3.
Câu 8:

Loài động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hoá dạng túi?

A. Bò.
B. Gà.
C. Ngựa
D. Thủy tức.
Câu 9:

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AABbDd, sẽ thu được tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 10:

Trường hợp nào sau đây tất cả các cá thể con đều có kiểu hình giống cá thể mẹ?

A. Gen nằm trong tế bào chất.  
B. Gen nằm trên NST Y.
C. Gen nằm trên NST thường.
D. Gen nằm trên NST X.
Câu 11:

Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. tARN.
B. mạch mã hoá.
C. mạch mã gốc.
D. mARN.
Câu 12:

Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AABBDDEE. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AABBBDDEE. Thể đột biến này thuộc dạng

A. thể bốn nhiễm.
B. thể ba nhiễm.
C. thể ba nhiễm kép.
D. thể tam bội.
Câu 13:

Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là

A. vùng điều hòa.
B. vùng mã hóa.
C. vùng khởi động.  
D. vùng vận hành.
Câu 14:

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể:

A. Đại bàng
B. Giun đất
C. Cá chép  
D. Trai sông
Câu 15:

Loài nào sau đây có cặp NST giới tính XY phát triển thành cá thể cái?

A. Ruồi giấm.
B. Châu chấu.
C. Bướm tằm.  
D. Người.
Câu 16:

Ở cây đậu thơm, tính trạng màu hoa được di truyền do 2 cặp gen không alen phân li độc lập quy định. Trong đó, kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Kiểu hình hoa trắng có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 17:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể?

(1). Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu hơn sẽ bị đào thải ra khỏi quần thể.

(2). Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3). Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4). Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 18:

Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá đốm. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình là

A. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm.
B. 100% cây lá đốm.
C. 1 cây lá đốm: 1 cây lá xanh.
D. 100% cây lá xanh.
Câu 19:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Phép lai (P): Aa × aa thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là

A. 50% cây hạt vàng: 50% cây hạt xanh.
B. 100% cây hạt vàng.
C. 100% cây hạt xanh.
D. 75% cây hạt vàng: 25% cây hạt xanh.
Câu 20:

Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?

(1). Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

(2). Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

(3). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(4). Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

(5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 21:

Nội dung nào sau đây đúng về thể đa bội?

A. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. Thay đổi cấu trúc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
C. Thay đổi cấu trúc ở một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 22:

Có bao nhiêu nhận xét đúng với hình ảnh sau?

Có bao nhiêu nhận xét đúng với hình ảnh sau?   (1). Đây là phương pháp dung hợp tế bào trần. (2). Đây là phương pháp gây đột biến. (3). Tạo được con lai mang 2 bộ NST khác nhau của 2 loài. (4). Cây lai Pomato không có khả năng sinh sản hữu tính. 	A. 1. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2. (ảnh 1)

(1). Đây là phương pháp dung hợp tế bào trần.

(2). Đây là phương pháp gây đột biến.

(3). Tạo được con lai mang 2 bộ NST khác nhau của 2 loài.

(4). Cây lai Pomato không có khả năng sinh sản hữu tính.

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 23:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.
D. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
Câu 24:

Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?

A. Hình thành loài mới thường gắn liền với sự hình thành đặc điểm thích nghi.
B. Điều kiện địa lí không tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi của quần thể.
C. Thường xảy ra một cách nhanh chóng để hình thành loài mới.
D. Cách li địa lí là nhân tố tào điều kiện cho sự phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.
Câu 25:

Khi nói về quá trình phát sinh, sự phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như hiện nay.
B. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản
C. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hóa sinh học
D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hóa sinh học
Câu 26:

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin.
B. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
C. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
D. Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Câu 27:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa
B. Tốc độ đột biến gen phụ thuộc vào cường độ tác nhân gây đột biến
C. Giá trị thích nghi của gen đột biến phụ thuộc vào môi trường sống
D. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định
Câu 28:

Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp bằng việc thải khí CO2, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nếu tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ thấp thì lượng CO2 được thải ra càng lớn.
B. CO2 sẽ phản ứng Ca(OH)2 tạo nên kết tủa CaCO3 làm đục nước vôi trong.
C. Rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt để nước đẩy khí CO2 vào ống nghiệm.
D. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì nước vôi trong vẫn bị đục.
Câu 29:

Khi nói về hệ tuần hoàn của của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Tất cả các hệ tuần hoàn đều có tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.

(2). Tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn.

(3). Hệ tuần hoàn hở có hệ thống mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.

(4). Hệ tuần hoàn kép thường có áp lực máu chảy mạnh hơn so với hệ tuần hoàn đơn.

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 30:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

A. Động vật.
B. Nhiệt độ.  
C. Thực vật.
D. Vi sinh vật.
Câu 31:

Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xd), gen trội XD quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái bị máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. XDXD × XdY.
B. XDXd × XDY.  
C. XDXD × XDY.
D. XDXd × XdY.
Câu 32:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho P: cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu sau đây không đúng?

A. Nếu F1 có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm 25% thì kiểu gen dị hợp 2 cặp gen chiếm 25%.
B. Ở F1 luôn có 4 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau.
C. Nếu F1 xuất hiện 2 loại kiểu gen thì cây thân cao, hoa đỏ chiếm 50%.
D. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen thì tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1: 1: 1.
Câu 33:

Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có 1000 cá thể với tỉ lệ kiểu gen là 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Nếu có 200 cá thể có kiểu gen aa di cư từ quần thể khác đến thì khi quần thể thiết lập lại trạng thái cân bằng sẽ cấu trúc là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa.

(2). Nếu sau một thế hệ, quần thể có cấu trúc di truyền F1 là 0,1AA: 0,4Aa: 0,5aa thì rất có thể quần thể đã

chịu tác động của nhân tố ngẫu nhiên.

(3). Nếu cấu trúc di truyền của của F1: 0,5AA: 0,3Aa: 0,2aa; F2: 0,5AA: 0,4Aa: 0,1aa; F3: 0,6AA: 0,3Aa: 0,1aa thì chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội.

(4). Nếu quần thể chuyển sang tự phối thì tần số alen ở các thế hệ tiếp theo sẽ không thay đổi.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 34:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A1 quy định hoa đỏ, alen A2 quy định hoa hồng, alen A3 quy định hoa vàng, alen a quy định hoa trắng. Các alen trội hoàn toàn theo thứ tự A1 > A2 > A3 > a. Theo lí thuyết, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng có thể cho 4 loại kiểu hình.
B. Lai cây hoa đỏ với cây hoa vàng sẽ cho F1 có tỉ lệ hoa vàng nhiều nhất là 25%.
C. Lai cây hoa hồng với cây hoa vàng có thể cho F1 có tỉ lệ 1 hồng: 2 vàng: 1 trắng.
D. Lai cây hoa hồng với cây hoa trắng có thể cho F1 không có hoa trắng.
Câu 35:

Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb ở một số tế bào không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể đực diễn ra bình thường. Ở phép lai ♂ AaBB × ♀aaBb sẽ sinh ra thể ba có kiểu gen là

A. AaBBB hoặc aaBBB.
B. AaaBBB hoặc aaaBBB
C. AAaBBb hoặc AaaBBb.
D. AaBBb hoặc aaBBb.6
Câu 36:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Thế hệ

AA

Aa

aa

F1

0,64

0,32

0,04

F2

0,64

0,32

0,04

F3

0,24

0,52

0,24

F4

0,16

0,48

0,36

F5

0,09

0,42

0,49

A. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.       
B. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 37:

Một loài thực vật, màu sắc hoa do 3 cặp gen phân li độc lập quy định. Khi tiến hành phép lai giữa các cây, người ta thu được kết quả sau:

Phép lai

Thế hệ P

Tỉ lệ kiểu hình F1

1

Cây hoa vàng tự thụ phấn

9 cây hoa vàng: 7 cây hoa trắng.

2

Cây hoa đỏ × Cây đồng hợp lặn

1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng: 6 cây hoa trắng

Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, cây hoa trắng của loài này có số loại kiểu gen tối đa là

A. 4

B. 15

C. 8

D. 6

Câu 38:

Phân tích hình về sơ đồ biến động của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt, hãy

cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

Phân tích hình về sơ đồ biến động của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt, hãy cho biết trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?   (1). Nếu quần thể M là thỏ rừng thì quần thể N có thể là mèo rừng. (2). Kích thước tối đa của quần thể M là trên 140000 cá thể. (3). Quần thể N biến động theo chu kì nhiều năm. (4). Có những thời điểm, quần thể N đang tăng số lượng nhưng quần thể M lại đang giảm số lượng. 	A. 4. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 3. (ảnh 1)

(1). Nếu quần thể M là thỏ rừng thì quần thể N có thể là mèo rừng.

(2). Kích thước tối đa của quần thể M là trên 140000 cá thể.

(3). Quần thể N biến động theo chu kì nhiều năm.

(4). Có những thời điểm, quần thể N đang tăng số lượng nhưng quần thể M lại đang giảm số lượng.

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 39:

Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:

Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:   Cho biết quần thể đang cân bằng di truyền và tỉ lệ người bị bệnh ở trong quần thể là 4%; không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp tử. (2). Xác suất người số 7 có kiểu gen đồng hợp là 2/5. (3). Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 19/22. (4). Xác suất sinh con không mang alen bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 4/11. 	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. (ảnh 1)

Cho biết quần thể đang cân bằng di truyền và tỉ lệ người bị bệnh ở trong quần thể là 4%; không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp tử.

(2). Xác suất người số 7 có kiểu gen đồng hợp là 2/5.

(3). Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 19/22.

(4). Xác suất sinh con không mang alen bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 4/11.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 40:

Xét một đoạn trình tự mARN nhân tạo 5’ AUG UAU UGG3′. Thứ tự các nucleotit tương ứng là: 123 456 789. Cho biết: 5’AUG3′quy định Met; 5’UAU3’ và 5’UAX3’ quy định Tyr; 5’UGG3’ quy định Trp; 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ kết thúc dịch mã. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Nếu nucleotit thứ 6 bị thay thành A thì chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi.

(2) Nếu nucleotit thứ 9 bị thay thành A thì chuỗi polipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường.

(3) Nếu nucleotit thứ 6 bị thay thành X thì chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi.

(4) Nếu nucleotit thứ 8 bị thay thành A thì chuỗi polipeptit tương ứng sẽ dài hơn chuỗi bình thường.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1