(2023) Đề thi thử Sinh học Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã

  A. ARN pôlimeraza.
B. ADN pôlimeraza.  
C. ADN ligaza.
D. Restrictaza.
Câu 2:

Một loài thực vật lưỡng bội 2n. Hợp tử của loài có bộ NST 2n - 1 phát triển thành thể đột biến nào sau đây?

A. Thể một.
B. Thể tứ bội.   
C. Thể ba.
D. Thể tam bội.
Câu 3:

Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với

A. động vật và thực vật.
B. thực vật và vi sinh vật.
C. động vật và nấm
D. động vật và vi sinh vật.
Câu 4:

Động vật ăn thực vật nào sau đây có dày dày bốn ngăn?

A. Cừu, thỏ, chuột.
B. Trâu, bò, dê.
C. Ngựa, cừu, dê.
D. Ngựa, thỏ, chuột.
Câu 5:

Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (ngô, lúa,...). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Hiện tượng này được gọi là?

A. Rỉ giọt.
B. Ứ nhựa.
C. Ứ giọt.
D. Rỉ nhựa.
Câu 6:

Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Củ lạc và củ khoai lang.  
B. Chân trước của mèo và cánh dơi.
C. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
D. Cánh chim và cánh chuồn chuồn.
Câu 7:

Các bệnh, hội chứng di truyền ở người phát sinh do cùng dạng đột biến là

A. mù màu và máu khó đông.
B. hội chứng Đao và hồng cầu hình liềm.
C. ung thư máu và máu khó đông.
D. bạch tạng và ung thư máu.
Câu 8:

Để gây đột biến đối với hạt phấn, vi khuẩn; người ta thường sử dụng tác nhân nào sau đây?

A. 5 - brôm uraxin.
B. Tia tử ngoại.
C. Cônsixin.   
D. Sốc nhiệt.
Câu 9:

Để gây đột biến đối với hạt phấn, vi khuẩn; người ta thường sử dụng tác nhân nào sau đây?

A. 5 - brôm uraxin.
B. Tia tử ngoại.
C. Cônsixin.   
D. Sốc nhiệt.
Câu 10:

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch?

A. Lặp đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Mất đoạn.
D. Chuyển đoạn.
Câu 11:

Tác động của gen đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng được gọi là

A. tương tác gen.
B. liên kết gen.
C. hoán vị gen.
D. tính đa hiệu của gen.
Câu 12:

Môi trường sống của sán lá gan là

A. môi trường đất.  
B. môi trường nước.
C. môi trường trên cạn.
D. môi trường sinh vật.
Câu 13:

Hầu hết các cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở 20°C đến 30°C, khi nhiệt độ xuống dưới 0°C hoặc cao hơn 40°C cây ngừng quang hợp. Khoảng nhiệt độ 0°C đến 20°C là

A. khoảng chống chịu dưới.
B. khoảng chống chịu trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. giới hạn sinh thái.
Câu 14:

Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, F1 chỉ biểu hiện tính trạng một bên. Tính trạng không được biểu hiện ở F1 gọi là

A. tính trạng đa hiệu.
B. tính trạng trội.   
C. tính trạng lặn.
D. tính trạng trung gian.
Câu 15:

Tần số alen là tỉ lệ giữa

A. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.
B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
C. số lượng alen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
D. số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể.
Câu 16:

Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Tớcnơ?

A. Thể một ở cặp nhiễm sắc thể số 21.
B. Thể một ở cặp nhiễm sắc thể số 23.
C. Thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 21.
D. Thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 23.
Câu 17:

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là

A. chọn lọc tự nhiên
B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. đột biến gen.   
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 18:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 19:

Cơ thể mang n cặp gen dị hợp tự thụ phấn, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn và phân li độc lập. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau là

A. 2n kiểu gen, 2n kiểu hình.
B. 3n kiểu gen, 2n kiểu hình.
C. 3n kiểu gen, 3n kiểu hình.
D. 2n kiểu gen, 3n kiểu hình.
Câu 20:

Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

A. Cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở động mạch.
B. Cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch.
C. Cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch.
D. Cao nhất ở tĩnh mạch, thấp nhất ở mao mạch.
Câu 21:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào minh họa cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

(1). Bồ nông kiếm ăn theo dàn.                          (2). Sư tử đực tranh giành bạn tình.

(3). Các cây thông nhựa liền rễ.                          (4). Hiện tượng tự tỉa thưa ở keo lá tràm.

(5). Cá mập con khi mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (3), (5).
Câu 22:

Ở ruồi giấm, cho phép lai P: ♂AABbDd × ♀ aaBBDD. Kiểu gen nào sau đây có thể xuất hiện ở con lai F1?

A. aaBEDd.
B. AaBBdd.
C. AaBBDd.
D. AabbDd.
Câu 23:

Loại đột biến nào sau đây làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 24:

Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3'XGA5'. Bộ ba mã sao tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là

A. 5'GXU3'.
B. 5'UXG3'.
C. 5'GXT3'.
D. 5'XGU3'.
Câu 25:

Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này chứng minh

A. cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtein và axit nucleic.
B. prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
C. sự xuất hiện các prôtêin và axit nuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống.
D. trong quá trình tiến hoá ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
Câu 26:

Vì sao lá cây rau dền tía có màu đỏ tía nhưng cây vẫn quang hợp được?

A. Vì lá cây chỉ có xantôphyl thực hiện chức năng quang hợp.
B. Vì lá cây chỉ có carôten thực hiện chức năng quang hợp.
C. Vì trong lá cây có chất diệp lục nhưng với hàm lượng thấp.
D. Vì lá cây chỉ có carôtenôit thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 27:

Trong quần thể, ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ vì

A. tần số đột biến có xu hướng tăng.
B. tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng.
C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp nhanh
D. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng.
Câu 28:

Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi - Van béc?

A. 0,25 AA: 0,5Aa: 0,25aa.  
B. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
C. 0,36 AA: 0,4 Aa: 0,24 aa.
D. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa.
Câu 29:

Giả sử về kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:

Đặc điểm so sánh

Quần thể I

Quần thể II

Quần thể III

Quần thể IV

Diện tích khu phân bố

2345

2642

1593

1495

Kích thước quần thể

3274

3940

3578

3876

Tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất?

A. Quần thể II.
B. Quần thể III.
C. Quần thể I.
D. Quần thể IV.
Câu 30:

Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Giả sử bộ NST của loài A là 2n = 22, của loài B là 2n = 28 và của loài C là 2n = 24. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST?

A. 52.
B. 74.
C. 46.  
D. 50.
Câu 31:

Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen A, a và B, b tương tác cộng gộp quy định, mỗi alen trội tác động giúp cây cao thêm 5cm. Cho cây cao nhất lại với cây thấp nhất thu được F1 100% cây cao 90cm. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Chiều cao tối đa của cây ngô là 95cm.

II. Cho các cây F1 giao phấn, thu được tối đa 4 loại kiểu hình khác nhau về chiều cao.

III. Cho các cây F1 giao phấn, xác suất thu được cây cao 90cm là 37,5%.

IV. Cây cao 85cm có tối đa 2 kiểu gen.

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 32:

Theo lý thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ tế bào thực vật lưỡng bội có kiểu gen Aa có thể tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?

A. AAaa.
B. AAAA.
C. AAAa.
D. Aaaa.
Câu 33:

Cho những thành tựu sau:

(1). Tạo ra vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người.

(2). Tạo ra giống táo “má hồng” cho 2 vụ quả/năm.

(3). Tạo ra cây lai giữa khoai tây và cà chua, vừa cho củ, vừa cho quả.

(4). Tạo ra dưa hấu tam bội, quả to, không hạt.

(5). Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten trong hạt.

Thành tựu nào sau đây là của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. (2), (4).
B. (3), (4).
C. (1), (5).
D. (4), (5).
Câu 34:

Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tứ bội?

A. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n +1).
C. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n).
D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).5
Câu 35:

Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục là do đột biến lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X gây nên, gen trội M tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. XmXm × XMY.
B. XMXM × XmY.
C. XMXm × XMY.
D. XMXm × XmY.
Câu 36:

Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn sẽ thu được đời con có số kiểu gen và kiểu hình tối đa là

A. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen.
B. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen.
D. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen.
Câu 37:

Ở một loài động vật, thực hiện phép lai giữa cá thể mắt đỏ thuần chủng với cơ thể mắt trắng, F1 thu được 100% cá thể mắt đỏ. Tiếp tục cho con cái F1 lai phân tích với cá thể đực mắt trắng, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Phép lai nào sau đây thỏa mãn kết quả trên

A. P: ♂XAXA × ♀XAY.
B. P: ♀AAXBXB × ♂aaXbY.
C. P: ♂AAXBXB × ♀aaXbY.
D. P: ♀XAXA × ♂XaY.
Câu 38:

Cho các phép lai sau:

(1). AAaaBBbb × AAAABBBb.                        (3). AaaaBBbb × AAAaBbbb.

(2). AaaaBBBB × AaaaBBbb.                            (4). AAAaBbbb × AAAABBBb.

(5). AAAaBBbb × Aaaabbbb.                            (6). AAaaBBbb × AAaabbbb.

Biết các cây tứ bội giảm phân cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỷ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là

A. (2), (4).
B. (3), (6).
C. (2), (5).
D. (1), (5).
Câu 39:

Nghiên cứu sự di truyền ở một gia đình, người ta thu được phả hệ sau:

Nghiên cứu sự di truyền ở một gia đình, người ta thu được phả hệ sau:   Biết không xảy ra đột biến và tính trạng không chịu sự ảnh hưởng của môi trường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng? (1). Có thể xác định chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ trên. (2). Xác suất để người số (14) có kiểu gen dị hợp là 1/3. (3). Có tất cả 6 người trong phả hệ trên chắc chắn có kiểu gen dị hợp. (4). Xác suất để cặp vợ chồng (12) và (13) sinh được 2 con, có cả trai và gái đều bình thường là 2/9. 	A. 4. 	B. 3. 	C. 1. 	D. 2. (ảnh 1)

Biết không xảy ra đột biến và tính trạng không chịu sự ảnh hưởng của môi trường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?

(1). Có thể xác định chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ trên.

(2). Xác suất để người số (14) có kiểu gen dị hợp là 1/3.

(3). Có tất cả 6 người trong phả hệ trên chắc chắn có kiểu gen dị hợp.

(4). Xác suất để cặp vợ chồng (12) và (13) sinh được 2 con, có cả trai và gái đều bình thường là 2/9.

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 40:

Ở người, alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn với alen a quy định thuận tay trái. Vợ chồng Minh – Hương. Minh thuận tay phải, Hương thuận tay trái, thuộc một quần thể cân bằng di truyền về tính trạng trên, có tỉ lệ người thuận tay trái là 9%. Xác suất để vợ chồng Minh Hương sinh đứa con đầu lòng thuận tay trái khoảng

A. 49%.
B. 42%.
C. 9%.
D. 23%.