(2023) Đề thi thử Sinh học theo đề minh học của Bộ giáo dục (Đề 1) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là:

A. Ti thể.
B. Ribôxôm.
C. Lục lạp.
D. Thể golgi.
Câu 2:

Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn

A. Ngựa, thỏ, chuột
B. Trâu, bò, cừu, dê
C. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
D. Ngựa,thỏ, chuột, cừu, dê
Câu 3:

Bệnh (hội chứng) ở người không phải do đột biến NST gây nên?

A. Hội chứng Claiphento
B. Ung thư máu
C. Hội chứng Patau
D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
Câu 4:

Cơ thể có kiểu gen được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét là:

A. AABB.
B. aabB.   
C. AABB.
D. AaBB.
Câu 5:

Quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,49AA : 0,50Aa : 0,01aa
B. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa
C. 0,36AA : 0,16Aa : 0,48aa
D. 0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa.
Câu 6:

Cặp cơ quan nào là cơ quan tương tự?

A. Tuyến nước bọt của người và tuyến nọc độc của rắn.
B. Vây ngực cá voi và chân trước của mèo.
C. Chân trước của mèo và cánh dơi.
D. Mang cá và mang tôm.
Câu 7:

Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá là

A. các yếu tố ngẫu nhiên.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. đột biến.
Câu 8:

Xét chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng nào?

A. Cấp 3.
B. Cấp 2
C. Cấp 4
D. Cấp 1.
Câu 9:

Loại enzim trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã của các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là

A. ligaza.
B. lestrictaza.
C. ARN pôlimeraza
D. ADN pôlimeraza
Câu 10:

Ở cây vạn niên thanh người ta thấy đôi khi trên bề mặt của lá cây xuất hiện các đốm xanh và trắng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

A. Tác động của môi trường.
B. Đột biến gen trong tế bào chất.
C. Đột biến gen ở trong nhân.
D. Đột biến gen trong lục lạp.
Câu 11:

Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa?

A. Răng khôn ở người. 
B. Manh tràng của thú ăn thịt.
C. Túi bụng của Kangguru. 
D. Chi sau của thú biển.
Câu 12:

Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

A. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
B. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
C. Do thay đổi điều kiện tự nhiên, khí hậu
D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 13:

Hình nào dưới đây mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN

A. 5'XAXGTXA3'3'GTGXAGT5'

B. 5'UAXXGUA3'5'AUGGXAU3'

C. 5'XAXGTXA3'5'GTGXAGT3'

D. 5'UAXXGUA3'3'AUGGXAU5'

Câu 14:

Xét hai cặp alen A, a và B, b qui định hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?

A. Aabb X aaBb
B. AaBb X aaBb 
C. aaBb X AaBB
D. AABb X Aabb
Câu 15:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
Câu 16:

Một loài động vật, xét 1 cơ thể có 2 cặp gen dị hợp Aa, Bb. Quá trình giảm phân tạo ra tối đa 2 loại giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, 2 cặp gen trên di truyền theo quy luật nào?

A. Quy luật phân li độc lập
B. Quy luật tương tác gen.
C. Quy luật liên kết gen. 
D. Quy luật hoán vị gen.
Câu 17:

Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ

A. Giảm đi 3.
B. Giảm đi 1. 
C. Tăng thêm 1.
D. Tăng thêm 3.
Câu 18:

Một cá thể có kiểu gen AaBBDdEe. Cá thể trên có bao nhiêu kiểu giao tử khác nhau?

A. 4

B. 8

C. 2

D. 16

Câu 19:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí
B. Hình thành loài mới bằng cách ly sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển
C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật
Câu 20:

Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa. Ở những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu có nhiều noãn bị hỏng, thì quả cũng bị hỏng và dẫn đến một số ấu trùng côn trùng cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã ?

A. Ức chế cảm nhiễm
B. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
C. Kí sinh.
D. Hội sinh.
Câu 21:

Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
B. Thể đột biến này là thể tam bội.
C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.
D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.
Câu 22:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người?

A. Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp sẽ làm biểu hiện bệnh ở một nửa số con trai.
B. Bệnh có xu hướng dễ biểu hiện ở nam do gen lặn đột biến không có alen bình thường tương ứng trên Y át chế.
C. Bố mang gen bệnh sẽ truyền gen bệnh cho một nửa số con gái.
D. Người nữ khó biểu hiện bệnh do muốn biểu hiện gen bệnh phải ở trạng thái đồng hợp.
Câu 23:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 24:

Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.
B. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.
C. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.
D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.
Câu 25:

Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm dần.
B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất.
C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần.
D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu.
Câu 26:

Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C (dưới đây) tương ứng với 3 quần xã I, II, III .

Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C (dưới đây) tương ứng với 3 quần xã I, II, III .   Hệ sinh thái bền vững nhất và kém bền vững nhất tương ứng là A. III và II. 	B. III và I. 	C. II và III. 	D. I và III. (ảnh 1)

Hệ sinh thái bền vững nhất và kém bền vững nhất tương ứng là

A. III và II.
B. III và I.    
C. II và III.
D. I và III.
Câu 27:

Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả sau đây?

I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

II. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 28:

Cho F1 dị hợp 2 cặp gen lai với nhau ở thế hệ F2 thu được tỉ lệ 9 cao: 7 thấp.

- Cho F1 lai với cá thể thứ 1. Thế hệ lai thu được 3 cao : 1 thấp.

- Cho F1 lai với cá thể thứ 2. Thế hệ lai thu được 1 cao : 3 thấp.

Kiểu gen của cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là:

A. AABb và aabb. 
B. AaBb và Aabb.
C. Aabb và aabb.
D. AaBb và aabb.
Câu 29:

Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2022. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và tốc độ nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?

A. 1104622 người
B. 1218994 người 
C. 1104952 người
D. 1203889 người
Câu 30:

Đặc điểm của cây lai được tạo thành từ phương pháp dưới là:

Đặc điểm của cây lai được tạo thành từ phương pháp dưới là:   A. Dị hợp (tất cả các) mọi cặp gen. B. Đồng hợp (tất cả các) mọi cặp gen. C. Có tỷ lệ dị hợp cao hơn cây lai được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn. D. Thường được sử dụng làm giống do có đặc tính di truyền ổn định (ảnh 1)
A. Dị hợp (tất cả các) mọi cặp gen.
B. Đồng hợp (tất cả các) mọi cặp gen.
C. Có tỷ lệ dị hợp cao hơn cây lai được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn.
D. Thường được sử dụng làm giống do có đặc tính di truyền ổn định
Câu 31:

Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm

A. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn
B. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
Câu 32:

Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh đã vẽ lại sơ đồ sau :

Khi quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật, một học sinh đã vẽ lại sơ đồ sau :   Cho các phát biểu sau : (1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n=8. (2) Ở giai đoạn b tế bào đang có 8 phân tử ADN thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể. (3) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là a, b, d, c, e. (4) Tế bào được quan sát là tế bào của một loài động vật. Số phát biểu đúng là: A. 3	B. 1	C. 4	D. 2 (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau :

(1) Bộ nhiễm sắc thể của loài này là 2n=8.

(2) Ở giai đoạn b tế bào đang có 8 phân tử ADN thuộc 2 cặp nhiễm sắc thể.

(3) Thứ tự các giai đoạn xảy ra là a, b, d, c, e.

(4) Tế bào được quan sát là tế bào của một loài động vật.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 33:

Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là

A. 1 : 2 : 2 : 2.
B. 2 : 2 : 2 : 4.
C. 1 : 2 : 1 : 2.  
D. 1 : 2 : 2 : 4.
Câu 34:

Dưới đây là sơ đồ phả hệ về việc nghiên cứu sự di truyền màu sắc lông chuột:

Dưới đây là sơ đồ phả hệ về việc nghiên cứu sự di truyền màu sắc lông chuột:   Nếu III6 và III7 sinh con thì xác suất để sinh con có màu trắng là bao nhiêu?.  A. 1/16. 	B. 1/6.	C. 1/64.	D. 1/24. (ảnh 1)

Nếu III6 và III7 sinh con thì xác suất để sinh con có màu trắng là bao nhiêu?. 

A. 1/16. 
B. 1/6.
C. 1/64.
D. 1/24.
Câu 35:

Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ cạnh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Hai loài cá đó là Salvelinus malma và S.leucomaenis, chúng phần lớn phân bố tách biệt theo độ cao. Ba tổ hợp cá thể cá đã được thí nghiệm, bao gồm các quần thể có phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis, và các quần thể cùng khu phân bố của của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với nhiệt độ thấp (6°C) và nhiệt độ cao (12°C), trong đó trên thực tế thường gặp các quần thể của S.mama (6°C) và quần thể S.leucomaenis (12°C)

Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ cạnh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Hai loài cá đó là Salvelinus malma và S.leucomaenis, chúng phần lớn phân bố tách biệt theo độ cao. Ba tổ hợp cá thể cá đã được thí nghiệm, bao gồm các quần thể có phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis, và các quần thể cùng khu phân bố của của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với nhiệt độ thấp (6°C) và nhiệt độ cao (12°C), trong đó trên thực tế thường gặp các quần thể của S.mama (6°C) và quần thể S.leucomaenis (12°C)   Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên? A. Loài S.leucomaenis có ổ sinh thái rộng hơn loài S.malma B. Khi sống cùng một khu phân bố thì kích thước quần thể loài S.leucomaenis tăng, kích thước quần thể loài S.malma giảm C. Khi sống tách biệt, loài S.malma có tỉ lệ sống sót cao hơn loài S.leucomaenis D. Quan hệ sinh thái giữa hai loài trên thuộc quan hệ hỗ trợ (ảnh 1)
Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên?
A. Loài S.leucomaenis có ổ sinh thái rộng hơn loài S.malma
B. Khi sống cùng một khu phân bố thì kích thước quần thể loài S.leucomaenis tăng, kích thước quần thể loài S.malma giảm
C. Khi sống tách biệt, loài S.malma có tỉ lệ sống sót cao hơn loài S.leucomaenis
D. Quan hệ sinh thái giữa hai loài trên thuộc quan hệ hỗ trợ
Câu 36:

Ở một loài động vật, con cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen có 4 alen nằm ở vùng không tương đồng trên X, các alen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện 3 phép lai thu được kết quả ở bảng sau:

STT

Phép lai P

 

Tỉ lệ kiểu hình F1 (%)

Mắt đỏ

Mắt trắng

Mắt vàng

Mắt nâu

1

♂ mắt đỏ (a) x ♀ mắt đỏ (b)

75

0

0

25

2

♂ mắt vàng (c) x ♀mắt trắng (d)

0

50

50

0

3

♂ mắt nâu (e) x ♀mắt vàng (f)

0

25

25

50

Biết rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có tối đa 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu.

II. Có 2 sơ đồ lai phù hợp với phép lai 3.

III. Cho (d) giao phối với e, thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

IV. Nếu cho con đực mắt đỏ lai với con cái mắt nâu sẽ có tối đa 3 sơ đồ lai đều thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1.

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 37:

Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một dòng mẫn cảm với ánh sáng và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài thu được các chuột F1 không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 phân li như sau:

 

Chuột cái

Chuột đực

Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn

42

21

Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài

0

20

Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn

54

27

Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài

0

28

Nếu cho con chuột đực F1 lai phân tích, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được Fa sẽ thu được là:

A. 1 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 3 (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 1 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài) : 3 (mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
B. 3 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 1 (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
C. 9 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 3 (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 3 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài) : 1 (mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
D. 1 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 2 (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn) : 1 (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
Câu 38:

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau:

GGG – Gly; UAX – Tyr; GXU – Ala; XGA – Arg; GUU – Val; AGX – Ser; GAG – Glu.

Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 6 axit amin có trình tự các nuclêôtit là 3’XXX-XAA-TXG-XGA-ATG-XTX5’. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trình tự của 6 axit amin do đoạn gen này quy định tổng hợp là Gly – Val – Ser- Ala - Tyr - Glu.

II. Nếu cặp A-T ở vị trí thứ 5 bị thay thế bằng cặp G-X thì chuỗi pôlipeptit sẽ có 2 axit amin Ala.

III. Nếu đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X vị trí 15 thành cặp X-G thì sẽ làm cho đoạn polipeptit còn lại 5 axit amin.

IV. Nếu đột biến thêm cặp G-X vào sau cặp nuclêôtit A-T ở vị trí thứ 12 thì axit amin thứ 6 Glu được thay thế bằng axit amin Arg.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 39:

Z. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả như hình dưới:

Z. J. Fletcher từ Trường Đại học Sydney, Australia cho rằng nếu cầu gai là nhân tố sinh học giới hạn sự phân bố của rong biển, thì sẽ có rất nhiều rong biển xâm chiếm nơi mà người ta đã loại bỏ hết cầu gai. Để phân biệt ảnh hưởng của cầu gai với ảnh hưởng của các sinh vật khác, người ta đã làm thí nghiệm ở vùng sống của rong biển: loại bỏ cả cầu gai và ốc nón ra khỏi vùng sống của rong biển; một vùng khác chỉ loại bỏ cầu gai và để lại ốc nón; vùng khác chỉ loại bỏ ốc nón, và vùng còn lại là đối chứng có cả cầu gai và ốc nón. Kết quả như hình dưới:   Cho các phát biểu sau:  1. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự phát triển và sinh trưởng của tảo.  2. Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi ở mức độ khá cao.  3. Cầu gai là yếu ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo.  4. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để thuận lợi phát triển số lượng cá thế tăng lên nên đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự phát triển của quần thể tảo.  Số phát biểu đúng là: A. 1	B. 3	C. 2	D. 4 (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau:

1. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự phát triển và sinh trưởng của tảo.

2. Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi ở mức độ khá cao.

3. Cầu gai là yếu ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo.

4. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để thuận lợi phát triển số lượng cá thế tăng lên nên đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự phát triển của quần thể tảo.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 40:

Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.

(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1.

(3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.

(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các cây thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4