(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 27) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Động vật nào có hệ tuần hoàn kép?

A. Châu chấu.
B. Ốc sên.
C. Thằn lằn.
D. Cá rô phi.
Câu 2:

Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con có 1 loại kiểu gen?

A. AAbb x AABb.
B. aabb x aaBb.
C. AaBb x AABb.

D. AAbb x aaBB.

Câu 3:

Dạng đột biến nào sau đây xảy ra giữa hai NST không tương đồng?

A. Đảo đoạn NST.
B. Lặp đoạn NST.
C. Đa bội.

D. Chuyển đoạn NST.

Câu 4:

Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây được xếp vào nhóm nguyên tố vi lượng?

A. N.
B. O.
C. P.
D. Fe.
Câu 5:

Trong tế bào nhân thực, NST có ở vị trí nào sau đây?

A. Ty thể.
B. Lục lạp. 
C. Nhân.    
D. Lysosome.
Câu 6:

Cừu Doly đã được tạo ra nhờ phương pháp nào?

A. Công nghệ gen.
B. Gây đột biến đa bội.
C. Cấy truyền phôi.       

D. Nhân bản vô tính.

Câu 7:

Theo cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, khi môi trường có lactose thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Protein ức chế liên kết với vùng khởi động.

B. Gen cấu trúc không hoạt động.

C. Gen điều hòa không hoạt động

D. Chất cảm ứng liên kết với protein ức chế.

Câu 8:

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Mất đoạn.
B. Lệch bội.
C. Đảo đoạn.
D. Lặp đoạn.
Câu 9:

Codon nào sau đây không quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UXA3’.
B. 5’UGA3’.
C. 5’UAA3’.
D. 5’UAG3’.
Câu 10:

Một loài thực vật lưỡng bội 2n. Một hợp tử thuộc loài này có bộ NST 2n + 1 phát triển thành thể đột biến nào sau đây?

A. Thể tam bội.
B. Thể một
C. Thể ba.

D. Thể tứ bội.

Câu 11:

Một quần thể ngẫu phối cần bằng có tần số các alen gồm 0,2A1: 0,5A2: 0,3A3. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể thuần chủng trong quần thể là bao nhiêu?

A. 38%.
B. 31%.
C. 25%.

D. 13%.

Câu 12:

Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A.32.
B. 5.
C. 8.
D. 16
Câu 13:

Trong dòng thời gian, nhóm động vật nào xuất hiện muộn nhất?

A. Linh trưởng.
B. Bò sát cổ.
C. Lưỡng cư cổ.
D. Sâu bọ.
Câu 14:

Cho sơ đồ minh họa về sự truyền năng lượng qua các bậc dinh dưỡng như sau: Mặt trời → Cây lúa

→ Sâu ăn lá lúa → Gà → Rắn hổ mang. Trong chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu mắt xích thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15:

Liên kết hydrogen thường không có mặt trong cấu trúc phân tử nào sau đây?

A. tARN.
B. rARN.
C. mARN.
D. ADN.
Câu 16:

Hãy cho biết nồng độ chất tan nào dưới đây đóng góp vai trò nhiều nhất tạo ra áp suất thẩm thấu của máu?

A. Prôtêin.
B. Glucôzo.
C. NaCl.
D. Urê.
Câu 17:

Gen A tạo ra các protein loại A, gen B tạo ra các protein loại     B. Trên thực tế, sự tương tác giữa 2 gen này diễn ra giữa các thành phần nào?

A. Các alen A và các alen B

B. Các protein loại A và protein loại B

C. Các alen A và protein loại B
D. Các alen B và protein loại A
Câu 18:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sai ?

A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.

B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.

C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.

Câu 19:
Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sai?

A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) tỉ lệ thuận với kích thước của các cá thể trong quần thể.

D. Nếu kích thước quần thể vượt mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể tăng cao.

Câu 20:

Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 21:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng.

B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật.

C. Các loài vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

D. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

Câu 22:

Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng N2 thành NH3?

A. Vi khuẩn cố định đạm.
B. Thực vật tự dưỡng.
C. Vi khuẩn phản nitrate hoá.

D. Động vật đa bào.

Câu 23:

Tại sao có thể xem đột biến là nhân tố tiến hoá?

A. Đột biến làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.

B. Đột biến không gây hại cho quần thể.

C. Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

D. Đột biến làm sinh vật biến đổi theo hướng xác định.

Câu 24:

Theo quan điểm tiến hóa tổng hợp hiện đại, khi nói về các con đường hình thành loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý diễn ra trong một thời gian dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Loài mới chỉ có thể được hình thành từ việc biến đổi số lượng NST từ loài gốc.

C. Quá trình hình thành loài mới có thể không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

D. Sự hình thành quần thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi chính là hình thành loài mới.

Câu 25:

Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN polymerase có chức năng nào sau đây?

A. Lắp ráp các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung để tạo nên mạch mới.

B. Tháo xoắn 2 mạch đơn của phân tử ADN.

C. Cắt các đoạn ADN thành những đoạn nhỏ hơn.

D. Nối các đoạn okazaki tạo nên mạch mới.

Câu 26:

Hạt phấn cây cam không thụ phấn được cho cây quýt dù trồng chung trong một khu vườn và ra hoa cùng mùa, đây là ví dụ về kiểu cách ly sinh sản nào?

A. cách ly tập tính.
B. cách ly cơ học.
C. cách ly nơi ở.   
D. cách ly mùa vụ.
Câu 27:

Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG*HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEFG*HI. Dạng đột biến này làm thay đổi đặc điểm cấu trúc nào của NST?

A. Thành phần gen trên NST.
B. Số lượng gen trên NST.
C. Trật tự các gen trên NST.
D. Kích thước của NST.
Câu 28:

Tác động nào sau đây thường không làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những cá thể kém thích nghi.

B. Các cá thể của hai quần thể khác nhau giao phối với nhau ở khu vực giáp ranh.

C. Núi lửa phun trào đột ngột khiến phần lớn cá thể bị giết chết.

D. Các cá thể có xu hướng giao phối với những cá thể khác có cùng kiểu hình.

Câu 29:

Một loài thực vật, hình dạng quả do 2 cặp alen A, a và B, b cùng quy định. Phép lai giữa cây quả dẹt  cây quả dẹt thu được F1 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Cho 2 cây quả tròn dị hợp ở F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là tỉ lệ nào trong các tỉ lệ sau?

A. 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả dài.

B. 1 cây quả dẹt: 1 cây quả dài.

C. 2 cây quả dẹt: 1 cây quả tròn: 1 cây quả dài.

D. 1 cây quả tròn: 1 cây quả dài.

Câu 30:

Trong quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lý, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các đột biến làm thay đổi tập tính giao phối khi kết hợp các nhân tố tiến hóa khác có thể hình thành nên loài mới.

B. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với các loài sinh vật có khả năng di chuyển, phát tán mạnh.

C. Sự phân ly ổ sinh thái là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cách ly sinh sản của các cá thể cùng loài.

D. Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.

Câu 31:

Ở một loài thực vật, xét hai gen nằm trên NST thường, mỗi gen có hai alen (A, a và B, b). Alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, số phép lai mà đời con không xuất hiện cá thể có kiểu hình, thân thấp hoa trắng là ?

I. 45.                             

II. 55.                       

III. 35.                      

IV.40.

A. 4
B. 1
C. 2

D. 3

Câu 32:

Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trên NST thường, trong đó alen A quy định cánh dài hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Ở thế hệ (P), cho con đực cánh dài, mắt đỏ lai với con cái cánh dài, mắt trắng, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 35% cá thể cánh dài, mắt đỏ. Theo lý thuyết, những con cánh dài, mắt trắng ở F1 có tỉ lệ kiểu gen như thế nào?

A. 5: 3.
B. 2: 1.
C. 3: 1.
D. 4: 9.
Câu 33:

Tại một đồng cỏ, nghiên cứu về thức ăn của 3 quần thể loài chim có họ hàng gần nhau, người ta thu được bảng số liệu sau:

 

Loài chim

Loại thức ăn

Thời gian kiếm ăn chủ yếu

Nơi kiếm ăn thường xuyên

Sâu bọ

Thú nhỏ

Quả mọng

Sáng sớm

Ban ngày

Ban đêm

Đồng cỏ

Rừng cây bụi

Rừng cây gỗ

A

X

X

 

 

X

X

X

X

X

B

X

 

X

X

X

 

X

X

 

C

 

X

 

 

X

 

X

 

X

Biết rằng các loại thức ăn đều có ở cả 3 khu vực kiếm ăn của chúng. Nhận định nào sau đây là không chính xác?

A. Sự phân chia thời gian và nơi kiếm ăn giúp cả 3 loài tận dụng nguồn sống tốt hơn.

B. Khi rừng cây gỗ bị thu hẹp, cạnh tranh giữa loài A và C sẽ trở nên gay gắt hơn.

C. Khi rừng cây bụi biến mất, loài B có xu hướng tăng cạnh tranh với cả A và C

D. Khi quả mọng bị suy giảm, loài A và C có kích thước quần thể ổn định hơn loài B

Câu 34:

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh.

II. Rừng nguyên sinh là quần xã có mức độ ổn định cao nhất trong các quần xã của quá trình biến đổi.

III. Trong quá trình biến đổi, lưới thức ăn phức tạp dần.

IV. Quá trình biến đổi này chủ yếu do sự biến đổi khí hậu từ bên ngoài.

A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.

Câu 35:

Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gen đối với cấu trúc di truyền của quần thể, có bao nhiêu là biểu sau là đúng?

I. Di – nhập gen có thể làm tỉ lệ các kiểu gen của quần thể biến đổi.

II. Di – nhập gen có thể làm giảm tần số của tất cả các alen có sẵn trong quần thể.

III. Di – nhập gen luôn đi kèm với sự di – nhập cư của các cá thể.

IV. Di – nhập gen có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.

A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.

Câu 36:

Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Cho cơ thể (P) dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Nếu không có đột biến và quá trình giảm phân là giống nhau ở cả 2 giới, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Ở F1, các cơ thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội có tối đa 10 kiểu gen.

II. Ở F1, khi chọn 1 cá thể mang 2 tính trạng trội lai với cá thể mang 2 tính trạng lặn, đời con thu được tối đa 8 loại kiểu hình.

III. Chọn ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để cá thể ấy mang 3 tính trạng lặn không lớn hơn 1/16.

IV. Nếu F1 có 25% cá thể thuần chủng, thì tỉ lệ cá thể dị hợp 2 trên 3 cặp gen là 50%.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 37:

Cho sơ đồ về quá trình hình thành một số loài chim ở 4 hòn đảo như hình. Trong đó các mũi tên lớn chỉ sự di cư, mũi tên nhỏ chỉ sử hình thành loài sau khi di cư.Khi nói về quá trình hình thành các loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

Cho sơ đồ về quá trình hình thành một số loài chim ở 4 hòn đảo như hình. Trong đó  (ảnh 1)

I. Các loài B, C, D, E hình thành bằng cách ly địa lý.

II. Cách ly địa lý làm các cá thể thuộc các quần thể khó giao phối với nhau nên có thể xem là cách ly sinh sản.

III. Tác động của chọn lọc tự nhiên ở đảo 2 và đảo 3 là khác nhau.

IV. Loài E có thể có nhiều đặc điểm khác biệt so với các A, B, C,D.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38:

Ở một loài thỏ, một gen đột biến lặn làm xuất hiện thể đột biến và bị chết ngay khi mới sinh, cho biết gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một đàn thỏ bố mẹ gồm 400 con (ở mỗi kiểu gen, số cá thể đực bằng số cá thể cái) khi giao phối ngẫu nhiên đã sinh được F1 gồm 3000 thỏ con, trong đó có 2970 con sống sót. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường, sức sống và khả năng thụ tinh của các loại giao tử là tương đương nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong số 400 thỏ bố mẹ nói trên, có 80 cá thể có kiểu gen dị hợp.

II. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 thì tần số alen và thành phần kiểu gen của F1 và F2 là giống nhau.

III. Ở F1 có 2430 cá thể có kiểu gen đồng hợp trội.

IV. Trong số cá thể trưởng thành F1, số cá thể dị hợp tử tham gia vào sinh sản chiếm tỉ lệ 18%.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3.
Câu 39:

Synanthropic là nhóm các loài động vật sống gần với con người và hưởng lợi từ những hoạt động của con người. Biểu đồ dưới đây thể hiện những sự thay đổi về một số đặc tính của quần xã chim khi đi từ vùng đất hoang sơ đến nông thôn và khu đô thị. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng

Synanthropic là nhóm các loài động vật sống gần với con người và hưởng lợi từ những  (ảnh 1)

I. Sự gia tăng về độ phong phú của quần xã chim là dấu hiệu cho thấy khu vực đô thị có nguồn thức ăn dự trữ lớn hơn so với vùng đất hoang.

II. Trong quá trình đô thị hóa, môi trường sống của chim bị chia cắt và rừng cây bị tàn phá, dẫn đến làm giảm số lượng chim ở khu vực đô thị.

III. Trong hệ sinh thái đô thị, các loài chim không thể tồn tại ở môi trường biến đổi thất thường hoặc ở môi trường nghèo tài nguyên.

IV. Các loài Synanthropic được nuôi ở những khu vực giàu tài nguyên trong hệ sinh thái đô thị có thể cạnh tranh với những loài bản địa kém thích hơn.

A. 2.
B. 1.
C. 4.

D. 3.

Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Biết rằng mỗi bệnh do một gen quy định, 2 gen này đều thuộc một nhóm gen liên kết và các gen  (ảnh 1)

Biết rằng mỗi bệnh do một gen quy định, 2 gen này đều thuộc một nhóm gen liên kết và các gen liên kết hoàn

toàn. Bệnh Q do gen lặn quy đinh và người số 1 không mang alen gây bệnh Q. Tính theo lí thuyết, có thể xác định được chính xác kiểu gen của bao nhiêu người trong phả hệ.

A. 6.
B. 4.
C. 5.

D. 3.