(2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 5) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một cơ thể đực có kiểu gen  ABD¯abd. Biết khoảng cách giứa hai gen A và B là 20cM. Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

A. 15% 
B. 20% 
C. 10% 
D. 40%
Câu 2:

Khi nói về các bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Bệnh mù màu là bệnh của nam giới. 

B. Bệnh máu khó đông xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng xác suất ở nam cao hơn ở nữ. 

C. Bệnh bạch tạng thường xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng xác suất gặp ở nữ cao hơn ở nam. 

D. Hội chứng Đao là do hai giao tử đều thừa một nhiễm sắc thể kết hợp với nhau tạo ra.
Câu 3:

Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

A. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1 (34) vòng. 

B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit. 

C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn. 

D. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.
Câu 4:

Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,25AA: 0,70Aa : 0,05aa. Tần số của alen A là

A. 0,7. 
B. 0,5. 
C. 0,6. 
D. 0,4
Câu 5:

Nhóm thực vật nào tiến hành cố định CO2 tạo ra hợp chất có 4C đầu tiên?

A. Chỉ có nhóm thực vật C4 

B. Cây CAM và cây C4 

C. Cây C4 hoặc cây C3 
D. Cây CAM và cây C3
Câu 6:

Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ cùng loài 

B. Kí sinh cùng loài. 

C. Cạnh tranh cùng loài 
D. Vật ăn thịt – con mồi
Câu 7:
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu. 

B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. 

C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất. 

D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
Câu 8:
Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây?
A. Lai phân tích. 
B. Lai xa. 
C. lai khác dòng.
D. Lai thuận nghịch.
Câu 9:
Ở cừu kiểu gen HH quy đinh có sừng; hh: không sừng; Hh: ở con đực thì có sừng con ở cừu cái lại không sừng. Đây là hiện tượng tính trạng
A. di truyền liên kết với giới tính 

B. biểu hiện phụ thuộc ngoại cảnh 

C. di truyền theo dòng mẹ. 
D. biểu hiện phụ thuộc giới tính.
Câu 10:
Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô tế bào.
(2) Cho sinh sản sinh dưỡng.
(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
(4) Tự thụ phấn bắt buộc.
Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là:
A. (1), (2). 
B. (1), (2), (3). 
C. (1), (2), (3), (4). 
D. (1), (3).
Câu 11:

Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtít 3’… TXG XXT GGA …5’. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là:

A. 5'…AGX GGA XXU …3'. 

B. 5'…AXG XXU GGU …3'. 

C. 5'…UGX GGU XXU …3'.
D. 3'…UXG XXU GGA …5'.
Câu 12:

Cho lai 2 dòng vẹt thuần chủng: lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý. F2 gồm  916lông màu thiên lý +  316lông vàng +  316lông xanh +  116lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật:

A. Trội không hoàn toàn. 

B. Gen đa hiệu. 

C. Tương tác gen. 
D. Phân li Menđen.
Câu 13:
Một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại tARN được gọi là
A. gen. 
B. bộ ba đối mã. 
C. mã di truyền. 
D. axit amin.
Câu 14:

Cá rô phi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,6 ¸ 42°C. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 20 ¸ 35°C. Khoảng giá định xác định từ 25 ¸ 35 C gọi là

A. Khoảng thuận lợi. 

B. Giới hạn sinh thái 

C. Khoảng chống chịu. 
D. Giới hạn dưới và giới hạn trên.
Câu 15:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động promoter là

A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã. 

B. những trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết và làm ngăn cản sự phiên mã. 

C. những trình tự nucleotit mang thông tin mã hóa cho phân tử protein ức chế. 

D. nơi mà ARN polimeraza bám bào và khởi đầu phiên mã.
Câu 16:
Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. 

B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. 

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. 

D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 17:
Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau. 

B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi. 

C. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản. 

D. Cải bắp lai với cải củ tạo ra cây lai không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 18:
Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quan thể đạt kích thước tối đa?
A. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng. 

B. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể 

C. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác. 

D. Tỉ lệ cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.
Câu 19:

Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc:

A. Xác định vị trí của gen trên NST và nghiên cứu hoạt động của các gen nằm trên đoạn NST đó. 

B. Nghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống. 

C. Tạo giống vật nuôi, cây trồng và giống vi sinh vật mới nhờ tái sắp xếp lại các gen trên NST. 

D. Xác định vị trí của gen trên NST và tạo giống vi sinh vật mới có năng suất sinh khối cao
Câu 20:
Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hóa.
A. hóa học và tiền sinh học. 

B. hóa học và sinh học. 

C. tiền sinh học và sinh học. 
D. sinh học.
Câu 21:
Cơ thể nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?
A. aabbDDEE 
B. aaBBDDee 
C. AABBDdee 
D. AAbbDDee
Câu 22:
Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
A. Thực quản. 
B. Dạ dày. 
C. Ruột non. 
D. Ruột già.
Câu 23:
Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn diễn ra theo trật tự
A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim 

B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim 

C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim 

D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim
Câu 24:

Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân giải 1 phân tử glucôzơ thì tối đa sẽ thu được 38 ATP. 

B. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước của cơ thể và cơ quan hô hấp. 

C. Cường độ hô hấp tỷ lệ nghịch với nồng độ CO2. 

D. Phân giải kỵ khí là một cơ chế thích nghi của thực vật.
Câu 25:

Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng thứ 3 

B. Sinh vật kí sinh là sinh vật phân giải 

C. Sinh vật tự dưỡng gồm thực vật xanh, tảo và các loại vi khuẩn 

D. Giun đất, sâu bọ ăn thịt là sinh vật tiêu thụ
Câu 26:

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng. 

B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau. 

C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen. 

D. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.
Câu 27:
Cho các ví đụ sau:
I. Một số loài cá sống ở các vùng khe chật hẹp dưới đáy biển có hiện tượng cá đực tiêu giảm kích thước kí sinh trên cá cái.
II. Cá mập con mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành nước và muối khoáng.
IV. Các con sư tử đực đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ.
V. Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài tôm, cá.
Có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?
A. 1 
B. 3 
C. 4 
D. 2
Câu 28:
Quan sát phả hệ dưới đây:
Media VietJack
Có bao nhiêu người đã xác định được kiểu gen về tính trạng bệnh điếc:
A. 10. 
B. 12.
C. 8. 
D. 6.
Câu 29:

Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

A. Đột biến và di - nhập gen. 

B. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. 

C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. 

D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Câu 30:

Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến

A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit. 

B. đảo đoạn NST. 

C. mất đoạn và lặp đoạn NST. 
D. chuyển đoạn NST.
Câu 31:

Để nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa rái cá, cầu gai và tảo bẹ, người ta tiến hành tính độ phong phú của tảo bẹ và mật độ của rái cá ở 4 vị trí ven bờ biển. Số liệu thu được thể hiện ở bảng sau:

Vị trí

Độ phong phú của tảo bẹ (% bao phủ)

Mật độ rái cá (số lượng đếm được/ngày)

1

75

98

2

15

18

3

60

85

4

25

36

Đồ thị biểu diễn mật độ rái cá phụ thuộc vào số lượng tảo bẹ xét theo mô hình từ dưới lên:

Media VietJack

Độ phong phú của tạo bẹ (% bao phủ)

Cho các phát biểu sau:

1. Rái cá tăng làm giảm cầu gai.

2. Lượng tảo bẹ bị tiêu thụ bởi cầu gai giảm.

3. Tảo bẹ tăng.

4. Tảo bẹ giảm dẫn đến việc cầu gai và rái cá giảm và ngược lại tảo bẹ tang, cầu gai tang, rái cá tăng.

Số phát biểu đúng là:

A. 1. 
B. 2. 
C. 3. 
D. 4.
Câu 32:
Ở người, xét 3 cặp gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:
Media VietJack
Các alen đột biến lặn a, b và d không tạo được các enzim A, B và D tương ứng; các alen trội đều là trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh X; khi chất B không được chuyển hóa thành chất D thì cơ thể bị bệnh Y; khi chất D không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh Z. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không mắc bệnh. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 6 kiểu gen khác nhau cùng quy định bệnh Y.
II. Một người bị bệnh X kết hôn với một người bị bệnh Z có thể sinh ra con không mắc bệnh.
III. Một người bị bệnh X kết hôn với một người bị bệnh Y có thể sinh một đứa con mặc cả hai bệnh X và Y.
IV. Một cặp vợ chồng đều bình thường có thể sinh con đầu lòng mắc bệnh X và không mang alen trội.
A. 1 
B. 2 
C. 4 
D. 3
Câu 33:

Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể qua các thế hệ thu được kết quả như sau

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

P

0,01

0,18

0,81

F1

0,01

0,18

0,81

F2

0,10

0,60

0,30

F3

0,16

0,48

0,36

F4

0,20

0,40

0,40

Khi nói về quần thể trên có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Quần thể này có thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên,

II. Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.

III. Ở thế hệ F1 và F2 quần thể ở trạng thái cân bằng

IV Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.

A. 3 
B. 1 
C. 4 
D. 2
Câu 34:

Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

A. ♀XWXw x ♂XWY 
B. ♀XWXW x ♂XwY 
C. ♀XWXw x ♂XwY 
D. ♀XwXw x ♂XWY
Câu 35:
Màu sắc hoa của một loài thực vật do một gen có 4 alen A1, A2, A3, A4 nằm trên NST thường quy định. Trong đó A1 quy định hoa tím, A2 quy định hoa đỏ tươi, A3 quy định hoa vàng, A4 quy định hoa trắng. Thực hiện cá phép lai thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: Cây hoa tím lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 50% cây hoa vàng.
- Phép lai 2: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa vàng, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 25% cây hoa đỏ nhạt : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa vàng : 25% cây hoa trắng.
- Phép lai 3: Cây hoa đỏ tươi lai với cây hoa tím, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 50% cây hoa tím : 25% cây hoa đỏ tươi : 25% cây hoa trắng.
Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thứ tự quan hệ trội lặn là tím trội hoàn toàn so với đỏ tươi, đỏ tươi trội hoàn toàn so với vàng, vàng trội hoàn toàn so với trắng.
II. Có 2 kiểu gen quy định hoa đỏ nhạt.
III. Kiểu hình hoa tím được quy định bởi nhiều kiểu gen nhất.
IV. Tối đa có 10 kiểu gen quy định màu hoa.
A. 1 
B. 4 
C. 2 
D. 3
Câu 36:
Hình vẽ sau đây minh họa cho đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật:
Media VietJack
Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các đường cong trên?
I. Đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
II. Đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể bị hạn chế về khả năng sinh sản, sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa.
III. Đường cong a biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài có tuổi thọ cao, sinh sản chậm, sức sinh sản kém.
IV. Đường cong b biểu thị cho sự tăng trưởng của những quần thể thuộc các loài không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém.
A. III và IV. 
B. II và IV. 
C. I và III. 
D. I và II.
Câu 37:
Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.
II. Chọc lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể
III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi
IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi
A. 2
B. 1 
C. 3 
D. 4
Câu 38:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…
A. (1), (2), (4).
B. (2), (4), (5). 
C. (1), (3), (5).
D. (2), (3), (4).
Câu 39:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong cùng một quần thể, khi mật độ tăng cao và khan hiếm nguồn sống thì sẽ làm tăng cạnh tranh cùng loài 

B. Cạnh tranh cùng loài làm loại bỏ các cá thể của loài cho nên có thể sẽ làm cho quần thể bị suy thoái 

C. Trong những điều kiện nhất định, cạnh tranh cùng loài có thể làm tăng kích thước của quần thể 

D. Khi cạnh tranh cùng loài xảy ra gay gắt thì quần thể thường xảy ra phân bố theo nhóm để hạn chế cạnh tranh
Câu 40:
Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi b liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi b là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin: Valin: 5’GUU3’; 5’GUX3’; 5’GUA3’; 5’GUG3’. Glutamic: 5’GAA3’; 5’GAG3’. Aspactic: 5’GAU3’; 5’GAX3’. Trong các phân tích sau đây về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hoá chuỗi b gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu có đột biến thay thế một cặp nuclêôtit làm cho axit amin Glutamic được thay bằng Aspatic thì đó là đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T hoặc thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.
II. Nếu thay nuclêôtit thứ ba của các côđon tương ứng với glutamic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GUA3’; 5’GAX3’ mã hoá cho axit aspactic chứ không phải valin.
III. Nếu thay nuclêôtit thứ hai trong côđon mã hóa glutamic, cụ thể thay A bằng U thì côđon mới có thể là 5’GUA3’ hoặc 5’GUG3’ đều mã hóa cho valin.
IV. Nếu thay nuclêôtit thứ hai của các côđon tương ứng với Aspatic, thì có thể xuất hiện côđon mới là: 5’GAA3’; 5’GAG3’, mã hoá cho axit amin Glutamic.

A. 2. 

B. 1.
C. 3. 
D. 4.