(2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 8) có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu gen có thể có ở F2 là:

A. ln  
B. 3n 
C. 2n 
D. 4n
Câu 2:

Bệnh hoặc hội chứng nào sao đây ở người do sự rối loạn cơ chế phân bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát của một số loại tế bào?

A. Hội chứng Đao 
B. Bệnh hồng cầu liềm 
C. Bệnh ung thư 
D. Hội chứng Tơcnơ
Câu 3:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 

B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. 

C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ ->5. 

D. Nhờ các Enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.
Câu 4:

Quần thể nào dưới đây có thành phần kiểu gen cân bằng di truyền?

A. 0,4AA : 0,5Aa : 0,1aa. 

B. 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. 

C. 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa.
D. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa.
Câu 5:

Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. Lực đẩy của áp suất rễ. 

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. 

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám của các phân tử nước với thành mạch.
Câu 6:
Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây sai?
A. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên 

B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học 

C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh 

D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
Câu 7:
Tuổi sinh lí là:
A. thời điểm có thể sinh sản. 

B. thời gian sống thực tế của cá thể. 

C. tuổi bình quân của quần thể. 

D. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
Câu 8:

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

A. Ti thể của bố. 

B. Ti thể của bố hoặc mẹ. 

C. Ti thể của mẹ. 
D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.
Câu 9:
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ 2 ruổi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?

A. XAXA  ×  XaY

B. XaXa  ×  XAY

C. XAXa  ×  XaY

D. XAXa  ×  XAY

Câu 10:

Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kỹ thuật chuyển gen?

A. Cắt và nối ADN của tế bào cho và tế bào tách plasmit ra khỏi tế bào. 

B. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào nhận. 

C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 

D. Dung hợp hai tế bào trần khác loài.
Câu 11:

Hình nào dưới đây mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN

A.
B.
C.
D.
Câu 12:

Cho 2 kiểu gen AaBb và AB/ab. Hãy chọn kết luận đúng.

A. Các gen đều nằm trên một cặp NST 

B. Các gen luôn tác động riêng lẻ 

C. Gen trội lấn át gen lặn  
D. Các gen đều dị hợp hai cặp gen
Câu 13:

Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng. 

B. Trên các tARN có các anticôđon giống nhau. 

C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm. 

D. Trên phân tử mARN có chứa các liên kết bổ sung A - U, G - X.
Câu 14:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 

B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 

C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 

D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 15:

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. 

B. Khi môi trường có lactozo thì các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã với số lần bằng nhau. 

C. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 

D. Khi môi trường không có lactozo thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
Câu 16:

quan nào dưới đây quan t ương đ ng:

A. Chân chuột chũi và chân dế chũi 

B. Vây cá mập và cánh bướm 

C. Mang cá và mang tôm 
D. Tay ngư ời và vây cá voi
Câu 17:

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?

A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 

B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 

C. Đột biến gen. 
D. Biến dị cá thể.
Câu 18:
Mối quan hệ nửa ký sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?
A. Cỏ dại - lúa. 

B. Dây tơ hồng - cây nhãn. 

C. Tầm gửi - cây hồng xiêm. 
D. Giun đũa - lợn.
Câu 19:
Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của một gen trong tế bào nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể?
A. Đột biến đảo đoạn NST 

B. Đột biến chuyển đoạn 

C. Đột biến đa bội 
D. Đột biến gen
Câu 20:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất

A. khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc 

B. các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học 

C. các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa sinh học 

D. các chất hữu cơ đơn giản đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học
Câu 21:
Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 kiểu gen?
A. AABB x AaBb. 
B. AABB x AaBb. 
C. AaBB x Aabb.
D. AaBB x aaBb.
Câu 22:
Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:
A. Dạ dày 
B. Ruột non 
C. Thực quản 
D. Ruột già
Câu 23:

Ông Dũng, 50 tuổi, người Việt Nam khi đo huyết áp thu được kết quả hiện trên máy như hình bên.

Media VietJack

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng:

I. Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) bằng 140mmHg.

II. Huyết áp tâm trương ( ứng với lúc tim dãn) bằng 90mmHg.

III. Nếu bác sỹ do huyết áp cho ông Hải bằng huyết áp kế đồng hồ thi khi nghe thấy tiếng tim đập đầu tiên là lúc kim đồng hồ chi vào số 90

 IV. nếu kỹ thuật và kết quả đo chính xác thì ông Hải bị bệnh cao huyết áp

A. 3 
B. 2 
C. 4
D. 1
Câu 24:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sử dụng biện pháp chọn giống và bón phân hợp lý sẽ giúp tăng hệ số kinh tế của cây trồng. 

B. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng. 

C. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP. 

D. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
Câu 25:
Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (23) vì
A. nhiệt độ môi trường 

B. tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều 

C. tập tính đa thê
D. phân hóa kiểu sinh sống
Câu 26:

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng

A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết . 

B. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. 

C. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau. 

D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
Câu 27:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn ở hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
II. Bậc dinh dưỡng cấp 1 có thể có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1.
IV. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4
Câu 28:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền hai bệnh ở người do gen này nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.

Media VietJack

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, người dị hợp về bệnh P là người số

A. 3. 
B. 5. 
C. 9. 
D. 7.
Câu 29:

Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n=36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n=18) × Brassica oleraceae (2n=18) → Raphanus brassica (2n=36). Hãy chọn phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới này.

A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý. 

B. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ. 

C. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. 

D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật.
Câu 30:

Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. 

B. Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST. 

C. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST. 

D. Có thể sử dụng đột biến đa bội để xác định vị trí của gen tên NST.
Câu 31:

Quan hệ giữa các loài góp phần quan trọng đảm bảo cân bằng sinh học của quần xã. Khi nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể nai và chó sói trên một hòn đảo từ năm 1980 đến năm 2015, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như hình bên.

Media VietJack

Cho các phát biểu sau:

1. Kích thước của quần thể nai phụ thuộc vào hai yếu tố sinh thái chính là quần thể sói và nguồn sống.

2. Quần thể chó sói tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000 bởi vì nguồn sống dồi dào

3. Sau năm 2015, nếu môi trường sống trên đảo ổn định, ít thay đổi thì kích thước quần thể nai sẽ ổn định

4. Sự tăng hay giảm kích thước quần thể của nai và chó sói không liên quan chặt chẽ với nhau.

Số phát biểu đúng là.

A. 2. 
B. 3.
C. 1. 
D. 4.
Câu 32:

Năm 1919, Calvin Bridges nghiên cứu một đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể (NST) X quy định màu mắt hồng eosin ở ruồi giấm (Drosophila). Khi nuôi các ruồi mắt màu hồng eosin thuần chủng, ông phát hiện một tỉ lệ hiếm các cá thể con biến dị có mắt màu hồng nhạt hơn, gọi là mắt màu kem. Cho lai giữa các cá thể mắt màu kem, ông thu được dòng thuần chủng mắt màu kem. Cho lai các con đực mắt màu kem từ dòng thuần chủng này với con cái thuần chủng mắt màu đỏ kiểu dại, tất cả các cá thể F1 thu được đều có mắt màu đỏ. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 Calvin Bridges thu được 104 ruồi cái mắt đỏ, 52 ruồi đực mắt đỏ, 44 ruồi đực mắt hồng eosin và 14 ruồi đực mắt màu kem, tương đương tỉ lệ phân li 8:4:3:1.Cho các phát biểu sau:

1. Tính trạng do 2 gen qui định và alen đột biến của mỗi gen là lặn.

2. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt kem.

3. Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập so với gen eosin và nằm trên NST thường.

4. Tỉ lệ phân li mỗi gen của F1 khi đem lai thuận là: 12♀XoeXoe : 12♂XoeY và 34 K‒ và 14 kk.

5. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 đều khi đem lai thuận là: 38 cái eosin : 38 đực eosin : 18cái kem : 18 đực kem.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. 
B. 3. 
C. 4.
D. 5.
Câu 33:

Nghiên cứu thành phần kiểu gen của một quần thể qua các thế hệ thu được kết quả như sau

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

P

0,01

0,18

0,81

F1

0,01

0,18

0,81

F2

0,10

0,60

0,30

F3

0,16

0,48

0,36

F4

0,20

0,40

0,40

Khi nói về quần thể trên có bao nhiêu nhận xét đúng?

I. Từ thế hệ F1 đến F2 quần thể có thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

II. Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.

III. Ở thế hệ F1 và F2 quần thể ở trạng thái cân bằng

IV Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình lặn.

A. 3 
B. 1 
C. 4 
D. 2
Câu 34:

Cho các phép lai sau:

(1) AAaaBBbb  AAAABBBb.              (2) AaaaBBBB  AaaaBBbb.

(3) AaaaBBbb  AAAaBbbb.                 (4) AAAaBbbb  AAAABBBb.

(5) AAAaBBbb  Aaaabbbb.                  (6) AAaaBBbb  AAaabbbb.

Biết các cây tứ bội giảm phân cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỷlệ:8:4:4:2:2:1:1:1:1 là

A. (1), (5). 
B. (2), (5). 
C. (3), (6). 
D. (2), (4).
Câu 35:

Cho đồ thị thể hiện sự biến đổi số lượng cá thể của hai loài động vật A và B theo thời gian trong môi trường sống (không tính đến di nhập cư).

Media VietJack

Dựa vào sự biến đổi số lượng cho các phát biểu sau:

1. Khi môi trường biến động, loài A thay đổi số lượng nhanh chóng hơn loài B.

2. Loài A có đặc điểm: Kích thước lớn, tuổi thọ cao, sinh sản chậm, tiềm năng sinh học thấp hơn.

3. Loài B có đặc điểm: Kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sinh sản nhanh, nhiều, có tiềm năng sinh học cao.

4. Khi kích thước quần thể bị suy giảm khả năng phục hồi của loài A cao hơn do loài này có tiềm năng sinh học cao.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.
B. 4. 
C. 1. 
D. 3.
Câu 36:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
A. 3. 
B. 1.
C. 2. 
D. 4.
Câu 37:
Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã.
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…
A. (1), (2), (4). 
B. (2), (4), (5). 
C. (1), (3), (5). 
D. (2), (3), (4).
Câu 38:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
A. 3
B. 4 
C. 1 
D. 2
Câu 39:

Ở một loài động vật, xét một bệnh di truyền do một đột biến điểm làm alen bình thường. M thành alen đột biến m. Có một số thông tin di truyền được cho bởi 2 bảng dưới đây:

Bảng 1 - Một phần của bảng mã di truyền

Chữ cái thứ 1

Chữ cái thứ hai

Chữ cái thứ 3

 

A

G

T

X

 

A

Phe

Ser

Tyr

Cys

A

G

Leu

Pro

His

Arg

A

X

Aal

Ala

Glu

Gly

T

 

Bng 2 - Một phn trình tự ADN

 

Trình tự mạch gốc ADN

(Chiều 3’ - 5 )

Trình tự axit amin

Alen M

- XTT GXA AAA-

-Glu-Arg-Phe-

Alen m

- XTT GTA AAA-

 

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Đã xảy ra đột biến làm thay thế một cặp A-T thành 1 cặp G-X. 

B. Trật tự axit amin được mã hóa từ alen m là Glu-His-Phe. 

C. Nếu alen M có 300 nucleotit loại T thì alen m cũng có 300 nucleotit loại T. 

D. Nếu alen M phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 250 nucleotit loại A thì alen m phiên mã 2 lần cũng cần 250 nucleotit loại A.