(2023) Đề thi thử Sinh THPT theo đề minh họa của Bộ Giáo dục có đáp án (Đề 31)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bằng chứng trực tiếp chứng minh mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật là

A. sinh học tế bào.
B. di tích hóa thạch. 
C. giải phẫu so sánh.
D. sinh học phân tử.
Câu 2:

Bạn An trồng cây rong đuôi chó trong bể cá cảnh, loại cây này hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?

A. Thân.
B. Lá. 
C. Bề mặt cơ thể. 
D. Lông hút của rễ.
Câu 3:

Khi môi trường có nhiệt độ cao và trong lục lạp của tế bào mô giậu có lượng O2 hòa tan cao hơn CO2 thì cây nào sau đây không bị giảm lượng sản phẩm quang hợp ?

A. Dưa hấu. 
B. Ngô. 
C. Lúa nước. 
D. Rau cải.
Câu 4:

Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protein do nó quy định tổng hợp?

A. Cả ba vùng của gen.
B. Vùng điều hoà.
C. Vùng mã hoá.
D. Vùng kết thúc.
Câu 5:

Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?

A. Dạ cỏ. 
B. Dạ lá sách. 
C. Dạ tổ ong.
D. Dạ múi khế.
Câu 6:

Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các vật cản địa lí như sông, biển, núi cao, dải đất liền làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài theo con đường

A. sinh thái (cách li sinh thái).
B. lai xa và đa bội hóa. 
C. tự đa bội.
D. địa lý (khác khu vực địa lý). 
Câu 7:

Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch máu ở hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 

I. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch máu. 

II. Huyết áp tỉ lệ thuận với vận tốc máu. 

III. Khi tim co thì tế bào cơ tim không nhận được máu. 

IV. Nếu tim bị bệnh thì huyết áp luôn giảm so với bình thường. 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8:

Trong tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi AND không xảy ra ở vị trí nào sau đây :

A. Nhân. 
B. Ty thể. 
C. Lục lạp.
D. Ribôxôm
Câu 9:

Chiều của mạch khuôn trên ADN được dùng để tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là

A. 5’ → 3’ và 5’ → 3’
B. 3’ → 5’ và 3’ → 5’
C. 5’ → 3’ và 3’ → 5’
D. 3’ → 5’ và 5’ → 3’.
Câu 10:

Sản phẩm sau phiên mã của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli

A. một loại prôtêin tương ứng với 3 gen Lac Z, Lac Y, Lac A tham gia phân giải lactôzơ.
B. ba loại prôtêin tương ứng với 3 gen cấu trúc nằm trên opêron.
C. ba phân tử mARN tương ứng với 3 gen Lac Z, Lac Y và Lac A.
D. một phân tử mARN chứa thông tin mã hóa 3 loại prôtêin khác nhau.
Câu 11:

Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. aaBb và Aabb
B. AABB và AABb
C. AABb và AaBb
D. AaBb và AABb
Câu 12:

sinh vật nhân thực, đơn vị cấu trúc của NST gồm 8 phân tử prôtêin histon được quấn bởi 134 vòng ADN chứa 146 cặp nuclêôtit gọi là 

A. sợi siêu xoắn 
B. nhiễm sắc thể
C. nucleoxom
D. sợi cơ bản
Câu 13:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng là 3pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:

Thể đột biến

A

B

C

D

Số lượng NST

14

14

21

28

Hàm lượng ADN

2,8pg

3,3pg

4,2pg

6pg

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thể đột biến C có thể là đột biến tam bội.
B. Thể đột biến D có thể là đột biến thể ba.
C. Thể đột biến A có thể là đột biến đảo đoạn NST.
D. Thể đột biến B có thể là đột biến lặp đoạn NST.
Câu 14:

Ở lúa, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Phép lai cho đồng loạt thân cao, hạt tròn là

A. AaBB × aabb
B. AABb × aabb.
C. AAbb × aaBB.
D. AABb × Aabb.
Câu 15:

Một quần thể thực vật ở trạng thái cân bằng di truyền về 1 gen gồm 2 alen A và a, alen A trội hoàn toàn so với alen a, tỉ lệ cá thể mang tính trạng trội trong quần thể là 64%. Tần số alen A và a lần lượt là:

A. 0,4 và 0,6.
B. 0,6 và 0,4.
C. 0,5 và 0,5.
D. 0,7 và 0,3.
Câu 16:

Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra?

Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra?      		  A. Thể một nhiễm đơn		                B.Thể ba nhiễm C. Thể không nhiễm			   D. Thể bốn nhiễm  (ảnh 1)
A. Thể một nhiễm đơn
B.Thể ba nhiễm
C. Thể không nhiễm 
D. Thể bốn nhiễm
Câu 17:

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:

Côđon

5’GAU3’

5’GAX3’

5’UAU3’

5’UAX3’

5’AGU3’

5’AGX3’

5’XAU3’

5’XAX3’

Axit amin

Axit Aspactic

Tirôzin

Xêrin

Histiđin

Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA ATG TXA…ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:

Alen M1: 3’TAX XTG GTA ATG TXA…ATX5’.

Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA…ATX5’

Alen M3: 3’TAX XTA GTA GTG TXA…ATX5’

Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG…ATX5’

Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 18:

Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀AA × ♂aa và ♀Aa × ♂aa
B. ♀aa × ♂AA và ♀AA × ♂aa
C. ♀Aa × ♂aa và ♀aa × ♂aa
D. ♀Aa × ♂Aa và ♀AA × ♂aa
Câu 19:

Một cá thể có kiểu gen BdbD, biết tần số hoán vị gen giữa hai alen B và b là 20%. Tỉ lệ giao tử BD của cá thể trên là

A. 20%.
B. 5%.
C. 15%.
D. 10%.
Câu 20:

Trong thí nghiệm về cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) để phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân, Coren tiến hành cho lai P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh, ông đã thu được F1

A. 3 cây lá đốm : 1 cây lá xanh.
B. 3 cây lá xanh : 1 cây lá đốm. 
C. 100% cây lá xanh. 
D. 100% cây lá đốm
Câu 21:

Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình?

A. Xuất hiện bạch tạng trên da.     
B. Chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè.
C. Lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước. 
D. Xù lông khi trời rét của một số loài thú.
Câu 22:

Ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn là

A. sinh ra cá thể mới.

B. hình thành loài mới.

C. tạo ra các đơn vị trên loài.
D. xuất hiện biến dị mới trong quần thể.
Câu 23:

Phương pháp nào dưới đây có thể tạo ra thể song nhị bội?

I. Lai xa và đa bội hóa.

II. Lai tế bào sinh dưỡng.

III. Lai giữa các dòng thuần khác nhau tạo ra F1.

IV. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.

 A. I, II.
B. II, III.
C. III, IV.
D. I, IV. 
Câu 24:

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ gọi là

A. thoái hóa giống. 
B. ưu thế lai.
C. bất thụ. 
D. siêu trội.
Câu 25:

Chuỗi β – hemôglôbin của một số loài trong bộ linh trưởng đều gồm 146 axit amin nhưng khác biệt nhau ở một số axit amin, thể hiện ở bảng sau:

Các loài trong bộ linh trưởng

Vượn Gibbon

Khỉ Rhesut

Khỉ sóc

Gôrila

Số axit amin khác biệt so với người ngngườingườingười

3

8

9

1

Theo thông tin ở bảng trên, loài có quan hệ họ hàng gần với người nhất là

A. vượn Gibbon. 
B. khỉ Rhesut.  
C. khỉ sóc.
D. Gôrila.
Câu 26:

Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả hơn săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?

A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Kí sinh cùng loài.
C. Cạnh tranh khác loài.
D. Hỗ trợ cùng loài.
Câu 27:

Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây?

A. Tôm và tép. 
B. Chim sâu và sâu đo.
C. Êch đồng và chim sẻ. 
D. Cá rô phi và cá chép.
Câu 28:

Cho hình ảnh sau:

Cho hình ảnh sau:   Một số nhận xét được đưa ra như sau: (1). Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có dạng chữ J. (2). Trong điều kiện môi trường lý tưởng thì mức sinh sản là tối đa và mức tử vong là tối thiểu, do đó sự tăng trưởng đạt tối đa. (3). Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng hình chữ J. (4). Sự tăng trưởng kích thước quần thể của các loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường. Do đó, quần thể chỉ đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. (5). Thực tế có môi trường lí tưởng, nhiều loài kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp tăng trưởng gần với kiểu hàm mũ. Tuy nhiên, theo thời gian số lượng của chúng tăng rất nhanh nhưng thường giảm đột ngột ngay cả khi kích thước quần thể chưa đạt tối đa do chúng mẫn cảm với các tác động của các nhân tố hữu sinh. Trong số những nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét sai? A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3. (ảnh 1)

Một số nhận xét được đưa ra như sau:

(1). Đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có dạng chữ J.

(2). Trong điều kiện môi trường lý tưởng thì mức sinh sản là tối đa và mức tử vong là tối thiểu, do đó sự tăng trưởng đạt tối đa.

(3). Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có dạng hình chữ J.

(4). Sự tăng trưởng kích thước quần thể của các loài trong thực tế đều bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường. Do đó, quần thể chỉ đạt được số lượng tối đa, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường.

(5). Thực tế có môi trường lí tưởng, nhiều loài kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp tăng trưởng gần với kiểu hàm mũ. Tuy nhiên, theo thời gian số lượng của chúng tăng rất nhanh nhưng thường giảm đột ngột ngay cả khi kích thước quần thể chưa đạt tối đa do chúng mẫn cảm với các tác động của các nhân tố hữu sinh.

Trong số những nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét sai?.

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 29:

Khi trời mưa nhiều ngày làm cho mặt đất bị úng nước. Sau đó, mưa tạnh và nắng xuất hiện, những cây cà tím trồng trên ruộng bị héo. Để cứu sống những cây cà tím, người trồng cà có thể thực hiện những giải pháp sau

I. Bón thêm phân.                                          II. Xới đất.

III. Tạo đường thoát nước cho đồng ruộng.             IV. Vun luống.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu giải pháp phù hợp?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 30:

Đồ thị sau biểu diễn giới hạn sinh thái của một loài sinh vật. Khoảng chống chịu là khoảng

Đồ thị sau biểu diễn giới hạn sinh thái của một loài sinh vật. Khoảng chống chịu là khoảng   A. H và I. 		B. G và N. 			C. I và K. 			D. H và M. (ảnh 1)
A. H và I.
B. G và N.
C. I và K
D. H và M.
Câu 31:

Cho một dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật như sau:

(1). Ở miền bắc Việt Nam số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông rét nhiệt độ xuống dưới 8 độ C.

(2). Ở Việt Nam vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp sâu hai xuất hiện nhiều.

(3). Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

(4). Hàng năm chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:

A. (2), (3).
B. (2), (4).
C. (1), (4). 
D. (1), (3).
Câu 32:

Hình ảnh dưới đây minh họa cho loại diễn thế sinh thái nào? 

Chặt hết các cây lim

 

 

 

 

 

 

Rừng lim nguyên sinh

 

Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưu sáng

Cây gỗ nhỏ và cây bụi

Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế

Trảng cỏ

Giai đoạn khởi đầu

 

 

 

 

Giai đoạn giữa

 

 

 

Giai đoạn cuối

 

A. Diễn thế nguyên sinh. 
B. Diễn thế thứ sinh.
C. Diễn thế phân huỷ. 
D. Ngoại diễn thế.
Câu 33:

Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. 
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tự dưỡng.
D. Sinh vật phân hủy.
Câu 34:

Trên một đồi thông Đà lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng của chúng còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp nguồn thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim gõ kiến và thằn lằn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn.

Các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Mối quan hệ giữa các cây thông là hợp tác.

(2) Nếu như loại bỏ nấm rễ, các cây thông không hút được nước vì rễ cây không có lông hút, điều này chứng minh các cây thông và nấm rễ có mối quan hệ cộng sinh.       

(3) Mối quan hệ giữa xén tóc và thằn lằn giống với mối quan hệ giữa thằn lằn và trăn.

(4) Nấm rễ và xén tóc có quan hệ hợp tác cả hai đều có lợi.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 35:

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalas - semia), viết tắt là Thal, là một bệnh do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường gây nên. Người bị bệnh biểu hiện bệnh ở dạng hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.(Câu này quen rồi, nhạy cảm)

Theo thống kê (2001) người ta nhận thấy, bệnh Thal thường gặp ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ me. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh:

Nhóm 1: Người Mường, Thái, Tày là 25%;

Nhóm 2: Người Ê đê, Khơ me là 40%;

Nhóm 3: Người Kinh là 4%.

Với giả thiết là cấu trúc di truyền ban đầu của các dân tộc đều giống nhau, và ở dân tộc Kinh thì việc kết hôn hoàn toàn ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

(1) Tỉ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ me cao là do thường xảy ra kết hôn gần

(2) Tần số alen gây bệnh trong cộng đồng người Kinh là 0, 2

(3) Một cặp vợ chồng người Ê đê không mắc bệnh tan máu bẩm sinh nhưng sinh ra người con trai bị bệnh. Họ dự định sinh thêm 2 người con nữa. Xác suất họ sinh được 1 con trai và 1 con gái đều không bị bệnh là 9/32.

(4) Xác suất một cặp vợ chồng không mắc bệnh sinh con bị bệnh là 1/36

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 36:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuồng mặt nước đạt 3.106  Kcal/m2/ ngày. Tảo X chỉ đồng hóa được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác dược 40% năng lượng tích lũy trong tảo X còn cá ăn giáp xác khai thác được 0.15% năng lựợng của giáp xácHiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là:

A. 0.0018%  
B. 0,008%  
C. 0,08%. 
D. 0.00018%.
Câu 37:

Ở ruồi giấm, xét ba tế bào sinh dục có kiểu gen AbaBXEDXed, trong đó khoảng cách giữa gen A và gen b là 40 centimoocgan, giữa gen D và E là 20 centimoocgan. Tỉ lệ của giao tử AbXeD được tạo ra có thể là:

(I) 100%.                                 (II) 3%.                                   (III) 23 .

(IV) 0%.                                  (V) 9%.                                   (VI) 13 .

Phương án đúng là

A. (I), (II), (IV), (V).                                 B.  (I), (III), (IV), (V).

C. (II), (III), (IV), (V).                              D. (I), (III), (IV), (VI).

Câu 118: Cho cây hoa vàng dị hợp tất cả các cặp gen lai với ba dòng hoa xanh thuần chủng thu được kết quả như sau:

- Pl: Lai với dòng 1 → F1: 1 vàng : 3 xanh.

- P2: Lai với dòng 2→ F1: 1 vàng : 7 xanh.

- P3: Lai với dòng 3 → F1: 1 vàng : 1 xanh.

Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng ?

(1) Tính trạng do hai cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định.

(2) Dòng 1 có kiểu gen đồng hợp lặn.

(3) Dòng 1 và dòng 3 có số kiểu gen bằng nhau

(4) Dòng 1 và dòng 3 lai với nhau có thể ra kiểu hình hoa vàng.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 38:

Cho cây hoa vàng dị hợp tất cả các cặp gen lai với ba dòng hoa xanh thuần chủng thu được kết quả như sau:

- Pl: Lai với dòng 1 → F1: 1 vàng : 3 xanh.

- P2: Lai với dòng 2→ F1: 1 vàng : 7 xanh.

- P3: Lai với dòng 3 → F1: 1 vàng : 1 xanh.

Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng ?

(1) Tính trạng do hai cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định.

(2) Dòng 1 có kiểu gen đồng hợp lặn.

(3) Dòng 1 và dòng 3 có số kiểu gen bằng nhau

(4) Dòng 1 và dòng 3 lai với nhau có thể ra kiểu hình hoa vàng.

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 39:

Hình bên dưới mô tả về các biện pháp sàng lọc trước sinh ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.

Hình bên dưới mô tả về các biện pháp sàng lọc trước sinh ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng. (ảnh 1)

I. Đây là hai hình thức xét nghiệm trước sinh phổ biến: chọc dò dịch ối - hình (a) và sinh thiết tua nhau thai - hình (b).

II. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh.

III. Bệnh Đao có thể phát hiện bằng hình thức phân tích hoá sinh tế bào của hai loại xét nghiệm này.

IV. Cả hai hình thức xét nghiệm trước sinh này không thể phát hiện được bệnh pheninketo niệu vì bệnh này do đột biến gen.

V. Chẩn đoán trước sinh nếu phát hiện thai nhi bị đột biến có thể ngưng thai kì vào lúc thích hợp giúp giảm thiểu sinh ra nhũng đứa trẻ tật nguyền.

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 40:

ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Cho các phát biểu sau về các con mỗi ở thế hệ F2, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ 31,25%.

(2) Tỉ lệ ruồi đực mắt đỏ và ruồi đực mắt trắng bằng nhau.

(3) Số ruồi cái mắt trắng bằng 50% số ruồi đực mắt trắng.

(4) Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng bằng 25% ruồi cái mắt đỏ không thuần chủng.

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2