(2023) Đề thi thử THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện
A. truyền thông. 
B. tín ngưỡng. 
C. tôn giáo. 
D. kinh tế.
Câu 2:

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp

A. phạm tội quả tang.                                          

B. nhiều người nghi ngờ.

C. có người làm chứng.                                         
D. công an cho phép.
Câu 3:

Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong

A. tìm kiếm việc làm.                                          

B. tuyển dụng lao động.

C. lĩnh vực kinh doanh.                                         
D. đào tạo nhân lực.
Câu 4:

Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi chủ thể kinh tế đều phải

A. quản lí bằng hình thức trực tuyến.                  

B. bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

C. sử dụng mọi loại cạnh tranh.                           
D. đào tạo nguồn lực kế cận.
Câu 5:

Trong nền kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì lượng cung hàng hóa thường

A. bình ổn.                   
B. tự triệt tiêu.                
C. tăng lên.               
D. luôn giữ nguyên.
Câu 6:

Trong phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách góp ý xây dựng các

A. văn bản pháp luật.                                          

B. kĩ năng giao tiếp.

C. hương ước làng xã.                                           
D. tập tục vùng miền.
Câu 7:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện trong việc các doanh nghiệp đều được
A. tự do tìm kiếm khách hàng. 
B. chủ động liên doanh, liên kết.
C. phân phối lại nguồn thu nhập. 
D. mở rộng quy mô hoạt động.
Câu 8:

Mục đích của tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn

A. các việc làm trái pháp luật.                           

B. mọi thể chế hành chính.

C. các tổ chức phi chính phủ.                               
D. những trào lưu hoài cổ.
Câu 9:

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và

A. chủ doanh nghiệp.     
B. chủ đầu tư.              
C. người lao động.        
D. người đại diện.
Câu 10:
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi cần tiến hành
A. để xác minh địa giới. 
B. điều tra tội phạm. 
C. dịch vụ chuyển phát. 
D. thu cước viễn thông.
Câu 11:
Một trong những yếu tố cấu thành tư liệu lao động là
A. năng lực lao động. 
B. kết cấu hạ tầng. 
C. đối tượng lao động. 
D. quy mô dân số.
Câu 12:
Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải
A. ẩn danh. 
B. tỏ ra nguy hiểm. 
C. có lỗi. 
D. rất bí ẩn.
Câu 13:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
A. xã hội. 
B. nhà nước. 
C. cộng đồng. 
D. tập thể.
Câu 14:
Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Được ủy quyền. 
B. Bỏ phiếu kín. 
C. Trung gian. 
D. Gián tiếp.
Câu 15:
Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm
A. hành chính. 
B. hình sự. 
C. dân sự. 
D. kỷ luật.
Câu 16:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. cộng điểm ưu tiên. 
B. học bổng toàn phần.
C. học từ thấp đến cao. 
D. miễn, giảm học phí.
Câu 17:
Bất kì công dân nào khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được
A. xóa bỏ nề nếp gia phong. 
B. bài trừ văn hóa cổ truyền.
C. sở hữu mọi loại tài nguyên. 
D. hưởng các quyền công dân.
Câu 18:
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được quyền
A. tiếp cận thông các thông tin đại chúng. 
B. miễn phí mọi loại dịch vụ.
C. tăng lương trước thời gian qui định. 
D. nhận khoản phụ cấp khu vực.
Câu 19:
Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải
A. chịu trách nhiệm hình sự. 
B. hủy bỏ đơn tố cáo.
C. chịu khiếu nại vượt cấp. 
D. hủy bỏ mọi thông tin.
Câu 20:
Một trong những nội dung của quyền tự do ngôn luận là mọi công dân có quyền
A. chia sẻ mọi loại thông tin. 
B. sưu tầm tài liệu nước ngoài.
C. nói tự do ở bất kì nơi nào.
D. bày tỏ quan điểm của mình.
Câu 21:
Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào cho phù hợp với mục đích của mình là
A. đối tượng lao động. 
B. hình thức sở hữu. 
C. cách thức phân phối. 
D. khả năng sản xuất.
Câu 22:
Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 
B. Chở hàng hóa quá cồng kềnh.
C. Từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện.
D. Phản bác nội dung di chúc.
Câu 23:
Theo quy định của pháp luật, công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây đối với người khác?
A. Đề cao quan điểm cá nhân. 
B. Đồn thổi tin xấu về người khác.
C. Từ chối tham gia hòa giải. 
D. Thẳng thắn đấu tranh phê bình.
Câu 24:
Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có
A. lòng tham chủ động thực hiện. 
B. khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện
C. mưu đồ muốn chiếm đoạt tài sản. 
D. năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 25:
Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân được
A. bồi dưỡng để phát triển tài năng. 
B. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
C. chuyển nhượng bản quyền. 
D. tham gia hoạt động văn hóa.
Câu 26:
Theo quy định của pháp luật công dân không được thực hiện quyền bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp trong trường hợp bị
A. triệu tập làm nhân chứng vụ án 
B. thất lạc chứng chỉ hành nghề
C. nghi ngờ che dấu tội phạm 
D. đang chấp hành hình phạt tù.
Câu 27:
Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Hỗ trợ đồng bào bị thiên tai bão lụt. 
B. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.
C. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội. 
D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
Câu 28:

Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa là làm cho

A. phân hóa giàu nghèo gia tăng.                       

B. năng suất lao động tăng lên.

C. tình trạng lạm phát xuất hiện.                          
D. tổ chức độc quyền phát triển.
Câu 29:

Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?

A. Phát hiện đường dây cá độ bóng đá.             

B. Nhận quyết định điều chuyển công tác.

C. Bị giao thêm việc ngoài thỏa thuận.                
D. Bị hạ bậc lương không rõ lí do.
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khống chế con tin. 
B. Theo dõi nghi phạm.
C. Điều tra tội phạm. 
D. Giải cứu nạn nhân.
Câu 31:

Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị H bỏ phiếu bầu cử giúp cụ Q người không biết chữ, anh A phát hiện chị M và ông X sau khi điền phiếu đã đưa lá phiếu của mình cho nhau xem. Anh A định yêu cầu chị M và ông X làm lại phiếu bầu nhưng ông X đã bỏ cả hai lá phiếu đó vào hòm phiếu. Chị H cụ Q vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.                 
B. Bỏ phiếu kín.            
C. Phổ thông.                 
D. Trực tiếp.
Câu 32:

Chị A bị chồng là anh P thường xuyên đánh đập, nên chị đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị A trong chuyến công tác, anh H là em rể anh P đã ép chị A theo mình về hạt kiểm lâm gần đó, kể lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị A tại trụ sở cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị A đã được anh Q là một người dân trong vùng giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Anh H và anh T cùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.                     

B. Được pháp luật bảo hộ về quan điểm.

C. Được pháp luật bảo hộ về tài sản.                   
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 33:
Anh M, anh A và chị V cùng làm việc tại công ty X do bà Q làm giám đốc. Trong đó anh M là kế toán, anh A làm ở bộ phận nhân sự, chị V là nhân viên tập sự. Do biết anh M là người đam mê và nghiện cá độ bóng đá, thường xuyên thuê anh B là tài xế taxi chở đến một tụ điểm để cá độ bóng đá. Mặc dù đã khuyên ngăn nhiều lần nhưng M vẫn chứng nào tật nấy, bà Q không muốn mình có nhân viên như vậy nên đã cố tình tạo tình huống để vu oan cho anh M đã rút 500 triệu đồng của công ty để chơi cá độ bóng đá, rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh M. Anh M đã nhờ anh A là chỗ anh em họ hàng với bà Q nói giúp, để tạo cơ hội cho anh có thể được làm tiếp. Nhưng khi anh A có thể đến phòng làm việc của bà Q thì không thấy ai trong phòng, mà trên bàn làm việc của bà có một chiếc nhẫn kim cương, biết phòng bà Q không có camera nên anh A đã nổi làm tham bí mật lấy trộm nhẫn kim cương của bà Q. Nhưng hành vi của anh A vô tình bị chị V phát hiện. Vốn tính hiền lành tốt bụng, chị V khuyên anh nên trả về chỗ cũ, chị sẽ không nói chuyện này ra cho bất kì ai biết. Lúc đó, anh A ậm ừ cho qua chuyện nhưng vì giá trị chiếc nhẫn lên tới 200 triệu, đang lúc gia đình gặp khó khăn nên anh đã đem đi bán. Sợ chị V làm lộ chuyện nên anh A đã gây khó khăn cho chị, để chị không hoàn thành nhiệm vụ rồi lấy cớ báo với bà Q ra quyết định đuổi việc cô. Những ai dưới đây vừa được thực hiện quyền khiếu nại, vừa được thực hiện tố cáo?
A. Chị V và anh M. 
B. Anh A , chị V và bà Q.
C. Anh M và anh B. 
D. Anh M , chị V và anh B.
Câu 34:

Hai vợ chồng anh D và chị H chung sống với nhau rất hạnh phúc, nhưng gần đây do một số va chạm nhỏ trong cuộc sống nên mẹ chồng là bà M đã có định kiến với chị H. Bà M đã đơm đặt chuyện chị H giấu tiền chung của hai vợ chồng về cho đằng ngoại, nhưng lại bất hiếu với mẹ chồng để ép con trai ly hôn nhưng anh D không đồng ý. Trong một lần vô tình đang nhập rượu ngoại giả cho đại lý, em gái anh D là chị C đã gặp chị H đang ngồi sau xe máy của người đàn ông lạ nói chuyện có vẻ rất thân thiết vui vẻ, vốn không ưng gì chị dâu nên chị không cần biết mối quan hệ của hai người thế nào nhưng đã chụp ảnh đăng công khai lên mạng xã hội với lời lẻ sĩ nhục chị dâu. Anh D vô tình đọc được bài viết của em gái, cho rằng vợ mình có quan hệ bất chính, trong lúc không kiềm chế được cơn ghen đã mắng chửi và đuổi chị H về nhà ngoại. Thời gian sau, do tâm trạng anh D không được tốt nên việc làm ăn ngày càng xa sút, để muốn thoát khỏi bờ vực phá sản nên anh đã nhập một lô hàng lớn sữa nhập ngoại với giá rẻ đã hết hạn sử dụng rồi cho in lại hạn sử dùng nhằm lừa khách hàng. Những ai đưới đây vừa vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh vừa vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  A. Anh D, chị H và bà M.                                 

B. Bà M, anh D và chị C.

C. Anh D và chị C.                                             
D. Bà M, anh D.
Câu 35:
Anh T được gia đình bà Q ở huyện X thuê nấu ăn cho đám cưới vợ của con trai mình. Để giảm chi phí, anh T đã dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng và kém chất lượng để phục vụ cho việc nấu ăn. Bên cạnh đó, anh T còn lấy bia và rượu giả để phục vụ trong đám cưới. Kết quả là có nhiều người bị ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu do ăn phải thực phẩm mà anh T nấu. Hành vi của anh T phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
A. Dân sự và hành chính. 
B. Hình sự và hành chính.
C. Kỉ luật và dân sự. 
D. Dân sự và hình sự.
Câu 36:
Sau khi đến cơ quan làm việc, do có hợp đồng tư vấn bảo hiểm cần hoàn thiện gấp, anh Q rủ anh H đi ra quán cà phê cùng mình. Để tiết kiệm thời gian và ngại đi đường vòng, nên để đến quán thì anh Q và anh H đã điều khiển xe máy đi vào đường ngược chiều, không may anh Q đã va chạm với chị N đang đi trên đường. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P là lái xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật, vừa vi phạm hành chính?
A. Anh Q, anh H và ông P. 
B. Chị N và ông P.
C. Anh Q và anh H. 
D. Anh Q, anh H và chị N.
Câu 37:
Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, anh K không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vì anh là người dân tộc thiểu số. Anh K chưa được bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
A. Văn hóa. 
B. Kinh tế. 
C. Giáo dục.
D. Chính trị.
Câu 38:

Trường Tiểu học cơ sở X, đã kết hợp với trạm y tế cho các cháu học sinh uống thuốc tẩy giun đồng thời tăng cường các biện pháp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của học sinh về đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển?

A. Được lựa chọn việc làm.                                       

B. Được chăm sóc sức khỏe.

C. Được bảo trợ xã hội.                                            
D. Được cung cấp thông tin.
Câu 39:
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A và anh B cùng nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hàng điện tử. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, ông K cán bộ cơ quan chức năng đã cấp phép cho anh B, còn hồ sơ của anh A do còn thiếu một số giấy tờ nên chưa được cấp. Việc làm trên của cơ quan chức năng thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật.
A. Tính quy phạm phổ biến. 
B. Tính mệnh lệnh hành chính.
C. Tính quy phạm đặc thù. 
D. Tính đề cao quyền lực cá nhân.
Câu 40:

Trong công ty sản xuất đồ chơi trẻ em Z, chị C là trưởng phòng nhân sự, chị H là nhân viên mới vào làm, vì chưa quen với việc làm mới nên thường xuyên làm lỗi hàng, bị chị D nhắc nhở và trừ lương. Chị H ngoài mặt không dám nói gì nhưng trong lòng thì rất bực tức nên để tìm cách trả thù chị C. Chị H nghe đồng nghiệp kể thì biết chị C là người hay ghen, nên chị H đã nhờ người bạn thân của mình là anh T thợ ảnh, ghép ảnh của chồng chị C với một cô gái xinh đẹp nóng bỏng rồi tung lên mạng. Sau đó chi H giả vờ vô tình xem được rồi báo cho chị C biết. Khi nhìn những bức ảnh do chị H cung cấp chị C đã không kìm nổi cơn ghen và ngay lập tức viết đơn đòi ly hôn với chồng. Chồng chị C là anh K nhờ một thám tử tư là bạn thân của mình điều tra và chị C phát hiện chính chị H là người đã đưa các bức ảnh đó lên mạng, chị C đã thuê X đầu gấu trong xóm gần đấy chặn đường đánh đập, chủ nước bọt vào mặt chị H. Sau đó chị C dùng điện thoại quay lại rồi phát lên mạng xã hội nhằm tố cáo hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Những ai dưới đây vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe vừa vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?

A. Chị C và chị H.         
B. Chị H và anh T.        
C. Chị C và X.          
D. Chị H và anh T, và X.