220 Bài tập Hạt nhân nguyên tử ôn thi THPT Quốc gia cực hay có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hạt nhân Po84210 phóng ra tia α và biến thành hạt nhân chì Pb bền. Ban đâu có một mẫu poloni nguyên chất, sau 414 ngày tỉ lệ giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu đó bằng 1:7. Chu kì bán rã của Po là

A. 138 ngày

B. 6,9 ngày

C. 13,8 ngày

D. 69 ngày

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là sai?

Phản ứng nhiệt hạch

A. là sự kết hợp của hai hạt nhân rất nhẹ tạo thành hạt nhân nặng hơn

B. là nguồn gốc năng lượng của mặt trời

C. rất dễ xảy ra do các hạt tham gia phản ứng đều rất nhẹ

D. nếu tính theo khối lượng nhiên liệu thì toả nhiều năng lượng hơn phản ứng phân hạch

Câu 3:

Hai hạt nhân T13 và H32e có cùng

A. số notron

B. số proton

C. điện tích

D. số nuclon

Câu 4:

Để đo chu kỳ của một chất phóng xạ người ta cho máy đếm xung bắt đầu đếm từ thời điểm to = 0. Đến thời điểm t1 = 2 giờ, máy đếm được n1 xung, đến thời điểm t2=3t1, máy đếm được n2 xung, với n2=2,3n1. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ này là

A. 2,63 h

B. 4,42 h

C. 4,71 h

D. 3,42 h

Câu 5:

Cho phản ứng hạt nhân: R88226aR86222n+H24e+X.  X ở đây có thể là

A. Tia α

B. Tia γ

C. Tia β+

D. Tia β−

Câu 6:

So với sự phân hạch hạt nhân thì sự phóng xạ hạt nhân có điểm khác

A. là toả năng lượng 

B. là xảy ra một cách tự phát

C. là tạo ra hạt nhân bền hơn 

D. là phản ứng hạt nhân

Câu 7:

Người ta dùng hạt proton bắn vào hạt nhân L37i đứng yên, để gây ra phản ứng p11+L37i2α. Biết phản ứng tỏa năng lượng và hai hạt α có cùng động năng. Lấy khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Góc tạo bởi hướng của các hạt α có thể là

A. 120°

B. 140°

C. 60°

D. Có giá trị bất kì

Câu 8:

Cho phản ứng hạt nhân T13+D12H24e+X. Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng

A. 21,076 MeV

B. 200,025 MeV

C. 17,498 MeV

D. 15,017 MeV

Câu 9:

Tia alpha không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Là dòng các hạt nhân nguyên tử Hêli H42e

B. Đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện tia α bị lệch về phía bản âm

C. Có khả năng đâm xuyên mạnh nên được sử dụng để chữa bệnh ung thư

D. Ion hóa không khí rất mạnh

Câu 10:

Tia α chỉ đi được tối đa 8 cm trong không khí và xuyên qua được tờ bìa dày 1 mm.

A. N1123a+H12N1124a+H01

B. N1123a+H12N1124a+e10

C. N1123a+H12N1124a+e-10

D. N1123a+H12N1124a+H11

Câu 11:

Hạt nhân 210Po đứng yên phát ra hạt α và hạt nhân con là chì 206Pb. Hạt nhân chì có động năng 0,12MeV. Bỏ qua năng lượng của hạt α. Cho rằng khối lượng các hạt tính theo đơn vị các bon bằng số khối của chúng. Năng lượng của phản ứng tỏa ra là

A. 5,18 MeV

B. 6,3 MeV

C. 8,4 MeV

D. 9,34 MeV

Câu 12:

Chất phóng xạ thori T90230h phát tia α và biến đổi thành rađi R88226a với chu kì bán rã của T90230h là T. Ban đầu (t = 0) có một mẫu thori nguyên chất. Tại thời điểm t = 6T, tỉ số giữa hạt nhân thori và số hạt nhân rađi trong mẫu là

A. 56

B. 16

C. 63

D. 8

Câu 13:

Chu kì bán rã của một đồng vị phóng xạ bằng T. Tại thời điểm ban đầu có N0 hạt nhân của đồng vị này. Sau khoảng thời gian t = 3T, số hạt nhân còn lại bằng bao nhiêu % số hạt nhân ban đầu?

A. 12,5 %

B. 50 %

C. 25 %

D. 75 %

Câu 14:

Phân hạch hạt nhân là

A. sự phóng xạ

B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng

C. sự kết hợp của hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn

D. sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân trung bình

Câu 15:

Dùng một p có động năng 6 MeV bắn vào hạt nhân N1123a đứng yên sinh ra hạt α và hạt nhân X, hạt α sinh ra có động năng 6,4 MeV. Cho khối lượng của proton; αN1123a; X lần lượt là: 1,0073u; 4,0015u; 22,985u; 19,9869u và 1u = 931 MeV/c2Hạt nhân X sinh ra có tốc độ

A. 8,63.106 m/s

B. 9,47.106 m/s

C. 7,24.106 m/s

D. 5,59.106 m/s

Câu 16:

Cho khối lượng của protôn, nơtrôn; L36i H24eO817 lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 6,0145u; 4,0015u; 16,9947u và 1u = 931 MeV/c2. Trong ba hạt nhân trên thì

A. hạt nhân H24ebền vững nhất.

B. hạt nhân O817 bền vững hơn hạt nhân H24e

C. hạt nhân L36i bền vững hơn hạt nhân H24e

D. hạt nhân L36i bền vững nhất.

Câu 17:

Cho phản ứng hạt nhân X+F919H24e+O816. Hạt X là

A. alpha

B. đơteri

C. prôtôn

D. nơtron

Câu 18:

Trong ba tia phóng xạ α, β, γ thì tia phóng xạ nào lệch nhiều nhất trong điện trường ?

A. β

B. α

C. Cả ba tia lệch như nhau

D. γ

Câu 19:

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng vì các hạt nhân của các nguyên tố khác nhau có

A. điện tích khác nhau.

B. số khối khác nhau.

C. khối lượng khác nhau.

D. độ hụt khối khác nhau.

Câu 20:

Một chất phóng xạ được khảo sát bằng ống Geiger – Muller gắn với một máy đếm xung. Kết quả được ghi lại như bảng dưới đây.

Vì sơ ý nên một trong các số ghi lại bị sai, số sai đó nằm ở phút thứ mấy ?

Thời gian (phút)

1

2

3

4

5

6

7

8

Số ghi

5015

8026

9016

9401

9541

9802

9636

9673

A. 4

B. 6

C. 8

D. 3

Câu 21:

Một lượng phóng xạ nào đó, sau một năm thấy số hạt còn lại bằng 1/4 số hạt ban đầu. Sau thời gian 2 năm, số hạt ban đầu giảm đi

A. 16 lần

B. 64 lần

C. 8 lần

D. 32 lần

Câu 22:

Đại lượng đặc trưng cho mức bền vững của hạt nhân là

A. năng lượng liên kết riêng.

B. năng lượng liên kết.

C. số prôtôn.

D. số nuclôn.

Câu 23:

Cho phản ứng hạt nhân D12+D12H23e+n01+3,25MeV. Biết độ hụt khối khi tạo thành hạt nhân D là 0,0024u. Năng lượng liên kết của hạt nhân Heli là

A. 1,2212 MeV

B. 5,4856 MeV

C. 4,5432 MeV

D. 7,7212 MeV

Câu 24:

Hạt proton có động năng 5,863 MeV bắn vào hạt T đứng yên tạo ra một hạt H23e và một notron. Hạt notron sinh ra có vecto vận tốc hợp với vecto vận tốc của proton một góc 60o. Biết mT=mHe=3,106u;  mn=1,009u; mp=1,007u và 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt notron là

A. 1,48 MeV

B. 1,58 MeV

C. 2,49 MeV

D. 2,29 MeV

Câu 25:

Khi một hạt nhân nguyên tử phóng xạ lần lượt một tia α và một tia β thì hạt nhân nguyên tử sẽ biến đổi như thế nào?

A. Số khối giảm 4, số prôtôn tăng 1

B. Số khối giảm 4, số prôtôn giảm 1

C. Số khối giảm 2, số prôtôn giảm 1

D. Số khối giảm 2, số prôtôn tăng 1

Câu 26:

Khi nói về tia β, phát biểu nào dưới đây sai ?

A. Thực chất là êlectrôn

B. Mang điện tích âm

C. Trong điện trường, bị lệch về phía bản dương của tụ địên và lệch nhiều hơn với tia alpha.

D. Có thể xuyên qua một tấm chì dày cỡ vài cm

Câu 27:

Poloni P84210o là chất phóng α tạo thành hạt nhân chì P82206b. Chu kì bán rã của Po là 140 ngày. Sau thời gian t = 420 ngày (kể từ thời điểm bắt đầu khảo sát) người ta nhận được 10,3 g chì. Lấy khối lượng các hạt là chính là số khối của chúng. Khối lượng Po tại thời điểm ban đầu là

A. 24 g

B. 12 g

C. 32 g

D. 36 g

Câu 28:

Dùng hạt prôtôn có động năng Kp=5,58MeV bắn vào hạt nhân N1123a đứng yên, ta thu được hạt α và hạt X có động năng tương ứng là Kα=6,6MeV;Kx=2,64MeV. Coi rằng phản ứng không kèm theo bức xạ gamma, lấy khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Góc giữa vectơ vận tốc của hạt α và hạt X là

A. 300

B. 1700

C. 1500

D. 700

Câu 29:

Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa số hạt nhân Y và số hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là

A. k + 4

B. 4k/3

C. 4k

D. 4k + 3

Câu 30:

So với hạt nhân S1429i, hạt nhân C2040a có nhiều hơn

A. 11 notron và 6 proton

B. 5 notron và 6 proton

C. 6 notron và 5 proton

D. 5 notron và 12 proton

Câu 31:

Phát biểu nào sau đây về tia α là không đúng?

A. Khi đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện bị lệch về phía bản âm

B. Có khả năng đâm xuyên mạnh nên được sử dụng để chữa bệnh ung thư

C. Ion hoá không khí rất mạnh

D. Là dòng các hạt nhân nguyên tử Hêli H24e

Câu 32:

Hạt nhân U92234 đang đứng yên ở trạng thái tự do thì phóng xạ và tạo thành hạt X. Cho năng lượng liên kết riêng của hạt α , hạt X và hạt U lần lượt là 7,15 MeV; 7,72 MeV và 7,65 MeV. Lấy khối lượng các hạt tính theo u xấp xỉ số khối của chúng. Động năng của hạt bằng

A. 12,06 MeV

B. 13,86 MeV

C. 15,26 MeV

D. 14,10 MeV

Câu 33:

Ban đầu có một mẫu 210Po nguyên chất, sau một thời gian nó phóng xạ α và chuyển thành hạt nhân chì 206Pbvới chu kì bán rã 138,38 ngày. Hỏi sau bao lâu thì tỉ lệ giữa khối lượng chì và khối lượng poloni còn lại trong mẫu là 0,7 ?

A. 109,5 ngày

B. 106,8 ngày

C. 107,4 ngày

D. 104,7 ngày

Câu 34:

Đồng vị N1124a có chu kì bán rã T = 15h, N1124a là chất phóng xạ β và tạo đồng vị của magiê. Mẫu N1124a có khối lượng ban đầu m0 = 24g. Độ phóng xạ ban đầu của N1124a là

A. 3,22.1017 Bq

B. 7,73.1018 Bq

C. 2,78.1022 Bq

D. 1,67. 1024 Bq

Câu 35:

Các hạt nhân nặng (Uran, Plutôni..) và hạt nhân nhẹ (Hiđrô, Liti...) có chung điểm nào sau đây ?

A. Tham gia phản ứng nhiệt hạch

B. Có năng lượng liên kết lớn

C. Là nhiên liệu cho các phản ứng hạt nhân toả năng lượng

D. Gây phản ứng dây chuyền

Câu 36:

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng vì các hạt nhân của các nguyên tố khác nhau có

A. số khối khác nhau

B. độ hụt khối khác nhau

C. điện tích khác nhau

D. khối lượng khác nhau

Câu 37:

Bắn một hạt prôton có động năng Ep = 4,2 MeV vào hạt nhân N1123a đang đứng yên, phản ứng sinh ra một hạt α và một hạt nhân X. Giả sử hạt α có động năng Eα = 4,7 MeV và bắn ra theo hướng vuông góc với hướng bay của hạt prôton. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

A. 1,65 MeV

B. 0,5 MeV

C. 5,85 MeV

C. 5,85 MeV

D. 3,26 MeV

Câu 38:

Cho phản ứng hạt nhân sau: D12+T12H24e+n01+18,06MeV. Biết độ hụt khối của các hạt nhân D12 và T13 lần lượt là mD=0,0024u và mT=0,0087u. Cho 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân He xấp xỉ bằng

A. 8,1 MeV

B. 28,3 MeV

C. 23,8 MeV

D. 7,1 MeV

Câu 39:

Chất phóng xạ có chu kì bán rã T = 2 giờ và đang có độ phóng xạ cao hơn mức an toàn cho phép là 64 lần. Để có thể làm việc an toàn với khối chất này, cần phải đợi một khoảng thời gian tối thiểu là

A. 6 giờ

B. 8 giờ

C. 16 giờ

D. 12 giờ

Câu 40:

Trong phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

A. khối lượng các hạt ban đầu nhỏ hơn khối lượng các hạt tạo thành

B. năng lượng liên kết của các hạt ban đầu lớn hơn của các hạt tạo thành

C. độ hụt khối của các hạt ban đầu nhỏ hơn độ hụt khối các hạt tạo thành

D. năng lượng liên kết riêng của các hạt ban đầu lớn hơn của các hạt tạo thành