220 Bài tập Hạt nhân nguyên tử ôn thi THPT Quốc gia cực hay có lời giải (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hạt nhân C2760o có khối lượng là 59,9192u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân C2760o là

A. 0,5650u.

B. 0,5362u.

C. 0,6541u.

D. 0,6370u.

Câu 2:

Hạt nhân X sau một lần phân rã thì biến thành một hạt nhân khác bền. Ban đầu một mẫu chất X tinh khiết có N0 hạt nhân, sau thời gian 1 chu kì bán rã, số prôtôn trong mẫu chất giảm đi N0 hạt, số nơtrôn trong mẫu chất

A. tăng N0 hạt.

B. giảm 1,75N0 hạt.

C. giảm N0 hạt.

D. tăng 1,75N0 hạt.

Câu 3:

Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt proton và hạt nhân ôxi theo phản ứng: α42+N714O817+p11. Biết khối lượng các hạt trong phản ứng trên là: ma = 4,0015u; mN = 13,9992u; mO = 16,9947u;  mp= 1,0073u. Nếu bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt α là

A. 1,503 MeV.

B. 29,069 MeV.

C. 1,211 MeV.

D. 3,007 MeV.

Câu 4:

Dùng một prôtôn có động nàng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân B49e đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Tính năng lượng toả ra trong phản ứng này theo đơn vị MeV.

A. 2,125 MeV.

B. 7,575 MeV.

C. 3,575 MeV.

D. 2,025 MeV.

Câu 5:

210Po là hạt nhân không bền phóng xạ α và biến thành hạt nhân chì bền vững, có chu kì bán rã 138 ngày. Một mẫu 2l0Po ban đầu có pha lẫn tạp chất (2l0Po chiếm 50% khối lượng, tạp chất không có tính phóng xạ). Hỏi sau 276 ngày, phần trăm về khối lượng của 210Po còn lại trong mẫu chất gần nhất với giá trị nào sau đây? Biết Heli sản phấm bay ra ngoài hết còn chì thì vẫn nằm lại trong mẫu. Coi khối lượng nguyên tử tỉ lệ với số khối của hạt nhân.

A. 12,7%.

B. 12,4%.

C. 12,1%.

D. 11,9%.

Câu 6:

Trong sự phân hạch của hạt nhân U92235, gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.

B. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.

C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.

D. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.

Câu 7:

Một hạt nhân F2656e có:

A. 56 nuclôn.

B. 82 nuclôn.

C. 30 prôtôn.

D. 26 nơtron.

Câu 8:

Cho khối lượng của hạt nhân A84107g là 106,8783u; của nơtron là 1,0087u; của prôtôn là 1,0073u. Độ hụt khối của hạt nhân A84107g là

A. 0,9868u.

B. 0,6986u.

C. 0,6868u.

D. 0,9686u.

Câu 9:

Khi một hạt nhân U92235 bị phân hạch thì tỏa ra năng lượng 200 MeV. Cho số A–vô–ga–đrô NA = 6,02.1023 mol–1. Nếu 1 g U92235 bị phân hạch hoàn toàn thì năng lượng tỏa ra xấp xỉ bằng

A. 5,1.1016 J.

B. 8,2.1010 J.

C. 5,1.1010 J.

D. 8,2.1016 J.

Câu 10:

Một nhà vật lý hạt nhân làm thí nghiệm xác định chu kì bán rã (T) của một chất phóng xạ bằng cách dùng máy đếm xung để đo tỉ lệ giữa số hạt bị phân rã (ΔN) và số hạt ban đầu (N0). Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, hãy tính T?


A. 138 ngày.

B. 5,6 ngày.

C. 3,8 ngày.

D. 8,9 ngày.

Câu 11:

Phóng xạ β

A. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.

B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.

C. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

D. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

Câu 12:

Một mẫu chất chứa hai chất phóng xạ A và B với chu kì bán rã lần lượt là TA = 0,2 (h) và TB. Ban đầu số nguyên tử A gấp bốn lần số nguyên tử B, sau 2 h số nguyên tử của A và B bằng nhau. Tính TB.

A. 0,25 h.

B. 0,4 h.

C. 0,1 h.

D. 2,5 h.

Câu 13:

Trong phản ứng tống hợp heli : L37i+H112H24e. Biết khối lượng của các hạt Li7, H1 và He4 lần lượt là 7,016u; 1,0073u và 4,0015u; 1u = 931,5 MeV; 1 MeV = 1,6.10–13 J; nhiệt dung riêng của nước 4,18 kJ/kg.độ. Nếu tổng hợp heli từ 1 g liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi bao nhiêu kilôgam nước ở 0°C?

A. 6,22.103 kg.

B. 5,7.105 kg.

C. 5,7.103 kg.

D. 6,22.105 kg.

Câu 14:

Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ a và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt a và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. v1v2=m1m2=K1K2

B. v2v1=m2m1=K2K1

C. v1v2=m2m1=K1K2

D. v1v2=m2m1=K2K1

Câu 15:

Hãy chọn phát biểu đúng. Đơn vị khối lượng nguyên tử bằng 

A. khối lượng của hạt nhân hiđrô H11.

B. khối lượng của prôtôn.

C. khối lượng của nơtron.

D. 1/12 khối lượng của hạt nhân cacbon C612.

Câu 16:

Khi so sánh hạt nhân C612 và hạt nhân C614o, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Số nuclon của hạt nhân C612 bằng số nuclon của hạt nhân C614o.

B. Điện tích của hạt nhân C612 nhỏ hơn điện tích của hạt nhân C614o.

C. Số proton của hạt nhân C612 lớn hơn số proton của hạt nhân C614o.

D. Số nơtron của hạt nhân C612 nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân C614o.

Câu 17:

Hạt nhân XB1A1 phóng xạ và biến thành một hạt nhân YB1A1 bền. Coi khối lượng của hạt nhân X, Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Biết chất phóng xạ XB1A1 có chu kì bán rã là T. Ban đầu có một khối lượng chất YB1A1, sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là

A. 4A1A2

B. 4A2A1

C. 3A2A1

D. 3A1A2

Câu 18:

Hạt nhân C1737l có khối lượng nghỉ bằng 36,956563u. Biết mn = 1,008670u, mp = 1,007276u và u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  C1737l bằng

A. 8,5684 MeV/nuclon.

B. 7,3680 MeV/nuclon.

C. 8,2532 MeV/nuclon.

D. 9,2782 MeV/nuclon.

Câu 19:

Một mẫu R226a nguyên chất có tổng số nguyên tử là 6,023.1023. Sau thời gian nó phóng xạ tạo thành hạt nhân R222a với chu kì bán rã 1570 (năm). Số hạt nhân  được tạo thành trong năm thứ 786 là

A. 1,7.1020.

B. 1,8.1020.

C. 1,9.1020.

D. 2,0.1020.

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.

B. Trong phóng xạ β, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.

C. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.

D. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.

Câu 21:

Cho phản ứng phân hạch: n01+U92235Y2394+I23140+xn01. Giá trị của x là:

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 22:

Một chùm tia phóng xạ vào trong một điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì tia không bị lệch hướng là

A. tia β+.

B. tia β.

C. tia α.

D. tia gamma.

Câu 23:

Một nguồn phóng xạ R88224a (chu kì bán rã 3,7 ngày) ban đầu có khối lượng 35,84 (g). Biết số Avogađro 6,023.1023. Cứ mỗi hạt R88224akhi phân rã tạo thành 1 hạt anpha. Sau 14,8 (ngày) số hạt anpha tạo thành là:

A. 9,0.1022.

B. 9,1.1022.

C. 9,2.1022.

D. 9,3.1022.

Câu 24:

Cho phản ứng hạt nhân: D + D → T + p + 5,8.10–13 (J). Nước trong tự nhiên chứa 0,015% nước nặng D2O. Cho biết khối lượng mol của D2O bằng 20 g/mol số Avôgađrô NA = 6,02.1023. Nếu dùng toàn bộ D có trong 1 (kg) nước để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là

A. 2,6.109 (J).

B. 2,7.109 (J).

C. 2,5.109 (J).

D. 5,2.109 (J).

Câu 25:

Phát biểu nào là sai?

A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền.

B. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.

C. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị.

D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

Câu 26:

Hạt nhân C1735l có:

A. 35 nơtron.

B. 35 nuclôn.

C. 17 nơtron.

D. 18 proton.

Câu 27:

Cho khối lượng của hạt proton, notron và hạt đơtêri D12 lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u và 2,0136u. Biết 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân D12 là:

A. 2,24 MeV.

B. 3,06 MeV.

C. 1,12 MeV.

D. 4,48 MeV.

Câu 28:

Công thức gần đúng cho bán kính của hạt nhân là: R=1,2.10-15A3 (m) (với A là số khối). Tính khối lượng riêng của hạt nhân N1123a.

A. 2,2.1017 (kg/m3).

B. 2,3.1017 (kg/m3).        

C. 2,4.1017 (kg/m3).

D. 2,5.1017 (kg/m3).

Câu 29:

Một mẫu U238 có khối lượng 1 (g) phát ra 12400 hạt anpha trong một giây. Tìm chu kì bán rã của đồng vị này. Coi một năm có 365 ngày, số avogadro là 6,023.1023.

A. 4,4 (tỉ năm).

B. 4,5 (tỉ năm).

C. 4,6 (tỉ năm).

D. 0,45 (tỉ năm).

Câu 30:

Hai hạt nhân T13 H23e có cùng

A. số nơtron.

B. số nuclôn.

C. điện tích.

D. số prôtôn.