220 Bài tập Hạt nhân nguyên tử ôn thi THPT Quốc gia cực hay có lời giải (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hạt nhân nào dưới đây không chứa nơtron?

A. Hiđrô thường.

B. Đơteri.

C. Triti.

D. Heli.

Câu 2:

Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; A1840rL36i lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u; 39,9525 u; 6,0145 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân L36i thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân A1840r

A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.

B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.

C. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.

D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.

Câu 3:

Ban đầu có một lượng chất phóng xạ nguyên chất của nguyên tố X, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 3T, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác và số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ X bằng

A. 8.

B. 7.

C. 17

D. 18

Câu 4:

Cho phản ứng hạt nhân: T+DH24e+n. Xác định năng lượng liên kết riêng của hạt nhân T. Cho biết độ hụt khối của D là 0,0024u; năng lượng liên kết riêng của H24e là 7,0756 (MeV/nuclon) và tổng năng lượng nghỉ các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 17,6 (MeV). Lấy 1uc2 = 931 (MeV).

A. 2,7187 (MeV/nuclon).

B. 2,823 (MeV/nuclon).

C. 2,834 (MeV/nuclon).

D. 2,7186 (MeV/nuclon).

Câu 5:

Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

B. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.

C. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.

Câu 6:

Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A. Tia γ.

B. Tia α.

C. Tia β+.

D. Tia β.

Câu 7:

Phản ứng hạt nhân nào dưới đây không phải là phản ứng nhiệt hạch?

A. H12+H13H24e

B. H12+H12H24e

C. H12+L36i2H24e

D. H24e+N714O617+H11

Câu 8:

Hạt nhân urani U92238 sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì P82206b. Trong quá trình đó, chu kì bán rã của U92238 biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân U92238 và 6,239.1018 hạt nhân P82206b. Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của U92238. Tuổi của khối đá khi được phát hiện là

A. 3,3.108 năm.

B. 6,3.109 năm.

C. 3,5.107 năm.

D. 2,5.106 năm.

Câu 9:

Đồng vị U92238 là chất phóng xạ với chu kì bán rã là 4,5 (tỉ năm). Ban đầu khối lượng của Uran nguyên chất là 1 (g). Cho biết số Avôgađro là 6,02.1023. Tính số nguyên tử bị phân rã trong thời gian 1 (năm).

A. 38.1010.

B. 39.1010.

C. 37.1010.

D. 36.1010.

Câu 10:

Trong hạt nhân nguyên tử P84210o 

A.  84 prôtôn và 210 nơtron.

B.  126 prôtôn và 84 nơtron.

C.  210 prôtôn và 84 nơtron.

D.  84 prôtôn và 126 nơtron.

Câu 11:

Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này bằng

A.  N0/3.

B.  N0/4.

C.  N0/8.

D.  N0/5.

Câu 12:

Hạt nhân C614 sau một lần phóng xạ tạo ra hạt nhân N714. Đây là

A.  phóng xạ γ.

B.  phóng xạ β+.

C.  phóng xạ α.

D.  phóng xạ β.

Câu 13:

Radon R86222n là chất phóng xạ α và chuyển thành hạt nhân X. Biết rằng sự phóng xạ này toả ra năng lượng 12,5 (MeV) dưới dạng động năng của hai hạt sinh ra. Cho biết tỉ lệ khối lượng của hạt nhân X và hạt α là 54,5. Trong thực tế người ta đo được động năng của hạt α là 11,74 MeV. Sự sai lệch giữa kết quả tính toán và kết quả đo được giải thích là do có phát ra bức xạ γ. Tính năng lượng của bức xạ γ.

A.  0,518 (MeV).

B.  0,525 (MeV).

C.  0,535 (MeV).

D.  0,545 (MeV).

Câu 14:

Hạt nhân R226a đứng yên phóng ra một hạt α và biến đổi thành hạt nhân X. Tốc độ của hạt α phóng ra bằng 1,51.107 m/s. Coi tỉ lệ khối lượng xấp xỉ bằng tỉ số của số khối. Biết số Avôgađrô 6,02.1023/mol, khối lượng mol của R226a là 226 g/mol và khối lượng của hạt α là 4,0015u, 1u = 1,66.10–27 kg. Khi phân rã hết 0,1 μg R226a nguyên chất năng lượng toả ra là

A.  100 J.

B.  120 J.

C.  205 J.

D.  87 J.

Câu 15:

Cho phản ứng hạt nhân XZA+B49eC612+n01. Trong phản ứng này XZA là

A. prôtôn.

B. hạt α.

C. êlectron.

D. pôzitron.

Câu 16:

Phóng xạ và phân hạch hạt nhân

A. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.

D. đều không phải là phản ứng hạt nhân.

Câu 17:

Một nhà máy điện hạt nhân có công suất phát điện P (W), dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235 với hiệu suất H. Trung bình mỗi hạt U235 phân hạch toả ra năng lượng ΔE (J). Hỏi sau thời gian t (s) hoạt động nhà máy tiêu thụ bao nhiêu kg U235 nguyên chất. Gọi NA là số Avogdro.

A. (P.t.0,235)/(H.ΔE.NA).

B. (H.ΔE.235)/(P.t.NA).

C. (P.H.235)/(ΔE.t.NA).

D. (P.t.235)/(H.ΔE.NA).

Câu 18:

Pôlôni P84210o phóng xạ α và biến đổi thành chì Pb. Biết khối lượng các hạt nhân Po; α; Pb lần lượt là: 209,937303 u; 4,001506 u; 205,929442 u và 1 u = 931,5 (MeV/c2). Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân pôlôni phân rã xấp xỉ bằng

A. 5,92 MeV.

B. 2,96 MeV.

C. 29,60 MeV.

D. 59,20 MeV.

Câu 19:

Hạt α có khối lượng mα = 4,0015 u. Cho khối lượng của prôtôn: mP = 1,0073 u; của nơtron mn = 1,0087 u; 1 u = 1,66055.10–27 kg; c = 3.108 m/s; số A–vô–ga–đrô NA = 6,023.1023 mol–1. Tính năng lượng toả ra khi tạo thành 1 mol He4 từ các nuclon.

A. 2,745.1012 J.

B. 2,745.1011 J.

C. 3,745.1012 J.

D. 3,745.1011 J.

Câu 20:

Định luật bảo toàn nào sau đây không áp dụng được trong phản ứng hạt nhân?

A. Định luật bảo toàn điện tích.

B. Định luật bảo toàn khối lượng.

C. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.

D. Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A).

Câu 21:

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ:

A. Tia γ.

B. Tia β+.

C. Tia α.

D. Tia X.

Câu 22:

Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

A. 15N0/16.

B. N0/16.

C. N0/4.

D. N0/8.

Câu 23:

Cho khối lượng của hạt nhân H24e; prôtôn và nơtron lần lượt là 4,0015 u; 1,0073 u và 1,0087 u. Lấy 1 u = 1,66.10–27 kg; c = 3.108 m/s; NA = 6,02.1023 mol–1. Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol H24e từ các nuclôn là

A. 2,74.106 J.

B. 2,74.1012 J.

C. 1,71.106 J

D. 1,71.1012 J.

Câu 24:

Khi bắn hạt α có động năng K vào hạt nhân N714 đứng yên thì gây ra phản ứng H24e+N714O617+X. Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là mHe = 4,0015 u, mN = 13,9992 u, mO = 16,9947 u và mX = 1,0073 u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng

A. 1,21 MeV.

B. 1,58 MeV.

C. 1,96 MeV.

D. 0,37 MeV.

Câu 25:

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số

A. prôtôn nhưng khác số nuclôn.

B. nuclôn nhưng khác số nơtron.

C. nuclôn nhưng khác số prôtôn.

D. nơtron nhưng khác số prôtôn.

Câu 26:

Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W. Năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là

A. 3,3696.1030 J.

B. 3,3696.1029 J.

C. 3,3696.1032 J.

D. 3,3696.1031 J.

Câu 27:

Hiện tượng nào cần điều kiện nhiệt độ cao?

A. phóng xạ.

B. phân hạch.

C. nhiệt hạch.

D. quang hóa.