220 bài tập hạt nhân nguyên tử trong đề thi thử Đại học có lời giải(P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nếu so sánh độ bền vững của các hạt nhân thì hạt nhân càng bền vững khi

A. Năng lượng liên kết càng lớn

B. năng lượng liên kết riêng lẽ càng lớn

C. số nuclon càng nhiều 

D. số nuclon càng ít

Câu 2:

Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng kết hợp hai hạt nhân

A. có số khối bất kì

B. rất nhẹ( số khối A<10)

C. rất nặng ( số khối A>200)

D. trung bình ( số khối 20<A<70)

Câu 3:

Ban đầu có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất, là đồng vị phân rã β- tạo thành chất Y bền, với chu kì bán rã 18 ngày. Sau thời gian t, trong mẫu chất tồn tại cả hai loại X và Y. Tỉ lệ khối lượng chất X so với khối lượng chất Y là 5/3. Coi tỉ số khối lượng giữa các nguyên tử bằng tỉ số số khối giữa chúng. Giá trị của t gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 10,0 ngày

B. 13,5 ngày

C. 11,6 ngày

D. 12,2 ngày

Câu 4:

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ

A. Tia γ

B. Tia β+

C. Tia α

D. Tia X

Câu 5:

Hạt nhân càng bền vững khi có

A. số nuclôn càng nhỏ

B. số nuclôn càng lớn

C. năng lượng liên kết càng lớn

D. năng lượng liên kết riêng càng lớn

Câu 6:

Biết NA = 6,02.1023 mol-1. Trong 59,50g U92238 có số nơtron xấp xỉ là

A. 2,38.1023

B. 2,20.1025

C. 1,19.1025

D. 9,21.1024

Câu 7:

Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

A. 1516N0

B. 116N0

C. 14N0

D. 18N0

Câu 8:

Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng của hạt nhân nguyên tử?

A. Kg

B. MeV/c

C. MeV/c2

D. u

Câu 9:

Hạt nhân U92238 có cấu tạo gồm

A. 92 proton và 238 nơtron

B. 92 proton và 146 nơtron

C. 238 proton và 146 nơtron

D. 238 proton và 92 nơtron

Câu 10:

Trong sự phóng xạ U92234α+T90230h tỏa ra năng lượng 14MeV. Cho biết năng lượng liên kết riêng của hạt α là 7,1MeV, của hạt U92234 7,63MeV. Năng lượng liên kết riêng của hạt T90230hxấp xỉ bằng

A. 7,7MeV

B. 7,5MeV

C. 8,2 MeV

D. 7,2MeV

Câu 11:

Chất pôlôni P84210o là phóng xạ hạt 4a có chu kỳ bán rã là 138 ngày. Ban đầu giả sử mẫu quặng Po là nguyên chất và có khối lượng 210g, sau 276 ngày người ta đem mẫu quặng đó ra cân. Hãy tính khối lượng còn lại của mẫu quặng, coi khối lượng các hạt lấy gần bằng số khối

A. 52,5 g

B. 210g

C. 154,5g

D. 207g

Câu 12:

Để tăng cường sức mạnh hải quân, Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm hiện đại lớp ki-lô: HQ – 182 Hà Nội, HQ – 183 Hồ Chí Minh,… Trong đó HQ – 182 Hà Nội có công suất của động cơ là 4400 kW chạy bằng điêzen – điện. Nếu động cơ trên dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân 235U với hiệu suất 20% và trung bình mỗi hạt 235U phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV. Lấy NA = 6,023.1023. Coi trị số khối lượng nguyên tử tính theo u bằng số khối của nó. Thời gian tiêu thụ hết 0,5 kg 235U là

A. 19,9 ngày

B. 21,6 ngày

C. 18,6 ngày

D. 20,1 ngày

Câu 13:

Bắn hạt proton có động năng 5,5 MeV vào hạt nhân L37i đang đứng yên, gây ra phẩn ứng hạt nhân p+L37i2α . Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ gama, hai hạt α có cùng động năng và bay theo hai hướng với nhau một góc 1600. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị u gần bằng số khối của nó. Năng lượng mà phản ứng tỏa ra là

A. 10 MeV

B. 10,2 MeV

C. 17,3 MeV

D. 20,4 MeV

Câu 14:

Hạt nhân C1735l có 

A. 17 nơtron

B. 35 nuclôn

C. 18 prôtôn

D. 35 nơtron

Câu 15:

Dùng một hạt α có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân N714  đang đứng yên gây ra phản ứng α+N714p11+O817 . Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt α . Cho khối lượng các hạt nhân: mα = 4,0015u; mP = 1,0073u; mN14 = 13,9992u; mO17=16,9947u. Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt nhân O87  là

A. 2,075 MeV

B. 2,214 MeV

C. 6,145 MeV

D. 1,345 MeV

Câu 16:

Một đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã T. Cứ sau một khoảng thời gian bằng bao nhiêu thì số hạt nhân bị phân rã trong khoảng thời gian đó bằng ba lần số hạt nhân còn lại của đồng vị ấy ?

A2T

B. 3T

C. 0,5T

D. T

Câu 17:

Người ta dùng prôton có động năng 4,5MeV bắn phá hạt nhân Beri B49e đứng yên. Hai hạt sinh ra là Hêli H24e và X. Hạt Hêli có vận tốc vuông góc với vận tốc của hạt prôton và phản ứng tỏa ra một năng lượng là 3,0MeV. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân (đo bằng đơn vị u) bằng số khối A của nó. Động năng của hạt X bằng

A. 4,05MeV

B. 1,65MeV

C. 1,35MeV

D. 3,45MeV

Câu 18:

Khối lượng hạt nhân N714 bằng 13,9992 u, trong đó 1 u = 931,5 MeV/c2. Để phá vỡ hạt nhân này thành các nuclôn riêng lẻ, cần một công tối thiểu là

A. 204,1125 MeV

B. 0,1128 MeV

C. 30,8215 MeV

D.105,0732 MeV

Câu 19:

Một hạt nhân có 8 proton và 9 nơtron, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là 7,75 MeV/nuclon. Biết mp = 1,0073u; mn = 1,0087u. Khối lượng của hạt nhân đó là

A. 16,9455u

B. 17,0053u

C. 16,9953u

D. 17,0567u

Câu 20:

Hạt nhân P1532 đứng yên phân rã β-, hạt nhân con sinh ra là S1632 có động năng không đáng kể. Biết khối lượng các nguyên tử 32P và 32S lần lượt là 31,97391 u và 31,97207 u, với Trong phân rã này, thực nghiệm đo được động năng của êlectrôn (tia β-) là 1,03518 MeV, giá trị này nhỏ hơn so với năng lượng phân rã, vì kèm theo phân rã β còn có hạt nơtrinô. Năng lượng của hạt nơtrinô trong phân rã này là

A. 0,67878 MeV

B. 0,166455 MeV

C. 0,00362 MeV

D.0,85312 MeV

Câu 21:

Công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W. Năng lượng Mặt Trời tỏa ra trong một ngày là 

A. 3,3696.1030 J

B. 3,3696.1029 J

C. 3,3696.1032 J

D. 3,3696.1031 J

Câu 22:

Chọn kết luận sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?

A. Trong các phân rã β+ phải đi kèm hạt nơtrinô

B. Quá trình phân rã phóng xạ tỏa năng lượng

C. Một chất phóng xạ có thể chỉ phóng ra tia gamma

D. Quá trình phân rã phóng xạ không phụ thuộc bên ngoài

Câu 23:

Trong phản ứng tổng hợp Heli L37i+H122(H24e)+n01+15,1MeV, nếu có 2g He được tổng hợp thì năng lượng tỏa ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước từ 00C? Lấy nhiệt dung riêng của nước 4200 JKg.K

A. 9,95.105 kg

B. 27,6.106 kg

C. 86,6.104 kg

D. 7,75.105 kg

Câu 24:

Hạt nhân urani U92238 sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì Pb82206. Trong quá trình đó, chu kì bán rã của U92238 biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân U92238và 6,239.1018 hạt nhân Pb82206. Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của U92238. Tuổi của khối đá khi được phát hiện là 

A. 3,3.108 năm

B. 6,3.109 năm

C. 3,5.107 năm

D. 2,5.106 năm

Câu 25:

Khi bắn hạt α có động năng 8MeV vào hạt N14 đứng yên gây ra phản ứng α + N p + O. Biết năng lượng liên kết riêng của các hạt α, N14 và O17 lần lượt là 7,lMeV/nuclon; 7,48MeV/nuclon và 7,715MeV/nuclon. Các hạt sinh ra có cùng động năng. Vận tốc của proton là (mp=1,66. 10-27kg)

A. 3,79. 107m/s

B. 3,10. 107 m/s

C. 2,41. 107 m/s

D. 1,05. 107 m/s

Câu 26:

Trong phản ứng hạt nhân H12+H12H23e+n01 hai hạt nhân H12 có động năng như nhau K1, động năng của hạt nhân H23 và nơtrôn lần lượt là K2 và K3. Hệ thức nào sau đây đúng?

A. 2K1 ≥ K2 + K3

B. 2K1 ≤ K2 + K3

C. 2K1 > K2 + K3

D. 2K1 < K2 + K3

Câu 27:

Đồng vị U92238 sau một chuỗi các phân rã thì biến thành chì P82206b bền, với chu kì bán rã T = 4,47 tỉ năm. Ban đầu có một mẫu chất 238U nguyên chất. Sau 2 tỉ năm thì trong mẫu chất có lẫn chì 206Pb với khối lượng Giả sử toàn bộ lượng chì đó đều là sản phẩm phân rã từ 238U. Khối lượng 238U ban đầu là

A. 0,428 gB. 4,28 g

B. 4,28 g

C. 0,867 g

D. 8,66 g

Câu 28:

Dùng một hạt α có động năng 4 MeV bắn vào hạt nhân A1327l đang đứng yên gây ra phản ứng α+A1327ln01+P1530

 

 


Phản ứng này thu năng lượng là 1,2 MeV . Hạt nơtrôn bay ra theo phương vuông góc hợp với phương bay tới của hạt α. Coi khối lượng của các hạt bằng số khối (tính theo đơn vị u). Hạt P1530 bay theo phương hợp với phương bay tới của hạt α một góc xấp xỉ bằng

A. 100

B. 200

C. 300

D. 400

Câu 29:

Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn

A. số nơtrôn

B. số nuclon

C. số prôton

D. khối lượng

Câu 30:

Một hạt bụi kim loại tích điện âm khối lượng 10-10 kg lơ lửng trong khoảng giữa hai bản tụ điện phẳng nằm ngang, bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 4,8mm, lấy g =10m/s2. Chiếu tia tử ngoại làm hạt bụi mất một số electron và rơi xuống với gia tốc 6m/s2. Tính số hạt electron mà hạt bụi đã mất?

A. 24000 hạt

B. 20000 hạt

C. 18000 hạt

D. 28000 hạt