229 Bài tập thí nghiệm từ đề thi đại học cực hay có lời giải(P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất rắn (hoặc kết tủa)?

A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2

B. Cho Na vào dung dịch CuCl2

C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3

D. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3

Câu 2:

Cho hình vẽ bên mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không trộn lẫn vào nhau

. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước. 

B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên phễu chiết.

C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.

D. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.

Câu 3:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng hỗn hợp bột FeO và CO.   (b) Cho Fe vào dung dịch HCl

(c) Cho Fe(OH)2 vòa dung dịch HNO3 loãng, dư  (d) Đốt Fe dư trong Cl2

(e) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là

A. 1   

B. 4   

C. 2   

D. 3

Câu 4:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a)  Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước.

(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.

(c)  Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước.

(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.

A. 1                           

B. 4                        

C. 2                        

D. 3

Câu 5:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Saccarozơ, glucozơ, metyl fomat, anilin                            

B. Glucozơ, saccarozơ, anilin, metyl fomat

C. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anilin                            

D. Glucozơ, saccarozơ, metyl fomat, anilin

Câu 6:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi A trong bình là

 

A. NH3                          

B. O2                    

C. HCl                           

D. H2

Câu 7:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a)  Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.

(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3

(c)  Hòa tan P2O5 vào dung dịch NaOH dư.

(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(e)  Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch K2Cr2O7.

(g)Hòa tan CrO3 vào dung dịch NaOH dư.

Sau khi kết thúc phản ứng. Số thí nghiệm thu được muối trung hòa là

A. 5                      

B. 3                      

C. 2                      

D. 4

Câu 8:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Amoni fomat, lysin, fructozơ, anilin.    

B. metyl fomat, etylamin, glucozơ, axit metacrylic.

C. Glucozơ, ddiimetylamin, etyl format, anilin.

D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, phenol.

Câu 9:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 sạch:

Bình (1) đựng dung dịch NaCl, bình (2) đựng dung dịch H2SO4 đặc.

Cho các phát biểu sau:

(a)  Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 và không cần đun nóng.

(b) Có thể đổi vị trí của bình (1) và bình (2) cho nhau.

(c)  Bình (2) đóng vai trò giữ khí hơi H2O và khí HCl có lẫn trong khí clo.

(d) Bông tẩm dung dịch NaOH có vai trò ngăn cản khí clo thoát ra môi trường.

(e)  Có thể thay dung dịch NaCl trong bình (1) bằng chất rắn NaCl.

Số phát biểu đúng là

A. 1                      

B. 2                     

C. 3                      

D. 4

Câu 10:

Thí nghiệm nào sau đây chứng minh axetilen có phản ứng thế nguyên tử H bởi ion kim loại?

Câu 11:

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Acrilonitrin, anilin, Gly-Ala-Ala, metylamin           

B. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin             

C. Gly-Ala-Ala, metylamin, acrilonitrin, anilin   

D. Metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin

Câu 12:

Cho các thí nghiệm sau:

(a)  Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2

(b) Cho dung dihc NH3 vào dung dịch HCl.

(c)  Sục khí CO2 vào dung dịch HNO3.

(d) Nhỏ dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là

A. 1                      

B. 3                      

C. 4                      

D. 2

Câu 13:

Hình vẽ sau mô tả quá trình dẫn khí vào các dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng:

Ở ống nghiệm nào xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. 1                     

B. 3                      

C. 2                      

D. 4

Câu 14:

Cho các thí nghiệm sau:

(a)Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3  (b) FeCl2 + dung dịch Na2S

(c) Ba(OH)2 + dung dịch (NH4)2SO4(d) H2S + dung dịch AgNO3

(e) CO2 + dung dịch NaAlO2  (g) NH3 + dung dịch AlCl3

Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 3                      

B. 5                      

C. 6                      

D. 4

Câu 15:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A.Glucozơ, anilin, axit propionic, anbumin         

B. Anilin, glucozơ, anbumin, axit propionic.

C. Anilin, anbumin, axit propionic, glucozơ        

D. Anilin, glucozơ, axit propionic, anbumin.

Câu 16:

Cho hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thí nghiệm đó?

A. Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có vai trò hấp thụ khí độc SO2 có thể được sinh ra.

B. Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi.

C. Khí etile sinh ra khi sục vào dung dịch Br2 làm dung dịch bị mất màu.

D. Đá bọt có vai trò xúc tác cho phản ứng tách H2O của C2H5OH.

Câu 17:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

A. CuO (rắn) + CO (khí) → Cu + CO2.

B. NaOH + NH4Cl (rắn) → NH3 + NaCl + H2O.

C. Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2.

D. K2SO3 (rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O

Câu 18:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

A. anilin, tinh bột, axit glutamic, fructozơ.   

B. axit glutamic, tinh bột, anilin, fructozơ.

C. anilin, axit glutamic, tinh bột, fructozơ. 

D. axit glutamic, tinh bột, fructozơ, anilin.

Câu 19:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm: 1 ml dung dịch lòng trắng trứng và 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.

Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2 – 3 phút.

Trong các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, hỗn hợp thu được có màu hồng.

(b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện chất màu tím.

(c) Thí nghiệm trên chứng minh anbumin có phản ứng màu biure.

(d) Thí nghiệm trên chứng imnh anbumin có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                            

B. 2.                         

C. 3.                          

D. 4.

Câu 20:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ. Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm (A) là

Câu 21:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.                                  

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng, dư. 

(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 2.

B. 3.   

C. 1.   

D. 4.

Câu 22:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A. metyl amin, lòng trắng trứng, glucozơ.        

B. metyl amin, glucozơ, lòng trắng trứng.

C. glucozơ, metyl amin, lòng trắng trứng.        

D. glucozơ, lòng trắng trứng, metyl amin.

Câu 23:

Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ: 1 gam mỡ lợn và 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh (quá trình đun, có cho vào hỗn hợp vài giọt nước cất) trong thời gian 8 – 10 phút.

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, sau đó để nguội hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở bước 1, không thể thay mỡ lợn bằng dầu thực vật.

B. Mục đích chính của việc cho nước cất vào hỗn hợp để làm xúc tác phản ứng.

C. Mục đích chính của việc cho dung dịch NaCl vào hỗn hợp để tránh phân hủy sản phẩm.

D. Sau bước 3, hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, phía dưới là chất lỏng.

Câu 24:

Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.

B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.

 

C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.

D. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.

Câu 25:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân NaNO3;                                 (b) Đốt cháy NH3 trong khí O2 (xúc tác Pt);

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3;       (d) Cho SiO2 vào dung dịch HCl.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 1.  

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.

Câu 26:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

 

A. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat.            

B. Glucozơ, lysin, etylfomat, anilin.

C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. 

D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin.

Câu 27:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột (không màu) và để trong thời gian 2 phút ở nhiệt độ thường.

Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 1-2 phút.

Bước 3: Ngâm ống nghiệm trong cốc nước nguội khoảng 5-6 phút.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở bước 1, sau khi để hỗn hợp trong thời gian 2 phút thì dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh tím.

B. Sau bước 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa iot màu tím đen.

C. Sau bước 1 và bước 3, dung dịch đều có màu xanh tím.

D. Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iot bị thăng hoa hoàn toàn.

Câu 28:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(b) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.

(c) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.

(d) Cho Si vào bình chứa khí F2.

(e) Cho P2O5 vào dung dịch NaOH.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 2.  

B. 5.  

C. 4.  

D. 3.

Câu 29:

Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Thí nghiệm đó là

A. Cho dung dịch HCl vào bình đựng bột CaCO3.

B. Cho dung dịch H2SO4 đặc vào bình đựng lá kim loại Cu.

C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào bình đựng hạt kim loại Zn.

D. Cho dung dịch HCl đặc vào bình đựng tinh thể K2Cr2O7.

Câu 30:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư.

(b) Nhiệt phân NaNO3 trong không khí.

(c) Đốt cháy NH3 trong không khí.

(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 2.                            

B. 3.                          

C. 4.                          

D. 1.

Câu 31:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenol.

 

B. Phenol, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.

C. Etylamin, hồ tinh bột, phenol, lòng trắng trứng.

D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, phenol.

Câu 32:

Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình vẽ sau:

Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

Câu 33:

Đun nóng dung dịch E gồm hai chất tan (đá bọt giúp điều hòa quá trình sôi), thu được khí T bằng phương pháp đẩy nước theo hình vẽ bên. Chất nào sau đây phù hợp với T?

 

A. SO2.      

 

B. CH3NH2.

C. C2H4.                    

D. C2H5OH.

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a)  Cho mẩu Al vào dung dịch Ba(OH)2.

(b) Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HC1.

(c)  Đun nóng Na(HCO3)2.

(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.

(e)  Cho nước vôi vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2.

(f)   Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm thu được chất khí sau phản ứng là

A. 2.  

B. 5.  

C. 6.  

D. 4

Câu 35:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Saccarozơ, fructozơ, phenol, metylamin.                          

B. Saccarozơ, phenol, fructozơ, metylamin.

C. Phenol, metylamin, saccarozơ, fructozơ.                           

D. Metylamin, fructozơ, saccarozơ, phenol.

Câu 36:

Tiến hành thí nghiệm tổng hợp và tách chất hữu cơ X theo các bước sau:

- Bước 1: cho 16,5 ml C2H5OH và 7,5 ml axit H2SO4 đặc vào bình cầu ba cổ. Lắp nhiệt kế, phễu nhỏ giọt chứa 15 ml etanol và ống sinh hàn, bình eclen như hình vẽ.

- Bước 2: Đun nóng bình phản ứng đến 140°C, nhỏ từng phần C2H5OH trong phễu nhỏ giọt xuống. Sau khi cho hết C2H5OH, đun nóng bình thêm 5 phút.

- Bước 3: Rửa và tách chất lỏng ngưng tụ ở bình eclen lần lượt với 10 ml dung dịch NaOH 5% và 10 ml dung dịch CaCl2 50% trong phễu chiết.

- Bước 4: Cho phần chất lỏng chứa nhiều X thu được sau bước 3 vào bình đựng CaCl2 khan. Sau 5 giờ, lọc lấy lớp chất lỏng và chưng cất phân đoạn trên bếp cách thủy ở 35-38°C, thu được chất X tương đối tinh khiết.

Cho các phát biểu sau:

(a)Sau bước 1, chất lỏng trong bình cầu phân thành hai lớp.

(b)Sau bước 2, thu được chất lỏng trong bình eclen có hai lớp.

(c) Mục đích dùng dung dịch CaCl2 50% ở bước 3 để giảm độ tan của X trong nước và đẩy X lên trên.

(d)Mục đích sử dụng CaCl2 khan ở bước 4 để tạo kết tủa với H2SO4.

Số phát biểu đúng là

A. 1.  

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.

Câu 37:

Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên. Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm

A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.

B. CH3COOH và CH3OH.

C. CH3COOH và C2H5OH.

D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.

Câu 38:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho P2O5 vào nước;                                 (b) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước;

(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3;       (d) Cho P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Số thí nghiệm tạo ra axit là

A. 1.  

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.

Câu 39:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2.

(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.

(d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3.

(g) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.  

B. 2.  

C. 3.  

D. 4.