230 Bài tập thí nghiệm Hóa Học cực hay có đáp án(Đề số 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

(c) Dẫn khí CO dư qua bột MgO nung nóng.

 (d) Cho Na vào dung dịch Cu(NO3)2 dư.

(e) Nhiệt phân tinh thể NH4NO2.

(g) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.

(h) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất là

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 2:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

                          Mẫu thử

Thuốc thử

X

Y

Z

T

Dung dịch Ba(OH)2

Kết tủa trắng, sau đó tan ra

Khí mùi khai và kết tủa trắng

Có khí mùi khai

Có kết tủa nâu đỏ

X, Y, Z, T lần lượt là

A.   AlCl3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3

B. AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3

C. Al2(SO4)3, NH4NO3, (NH4)2SO4, FeCl3

D. Al2(SO4)3, (NH4)2SO4, NH4NO3, FeCl3

Câu 3:

Tiến hành điều chế Fe(OH)2 theo các bước sau:

Ø Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm (1). Cho 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng vào, đun nóng nhẹ.

Ø Bước 2: Đun sôi 4 – 5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).

Ø Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH, ghi nhận ngay màu kết tủa quan sát được.

Ø Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được ở cuối buổi thí nghiệm.

Cho các phát biểu sau:

1.     a) Sau bước 1, thu được chất khí không màu và dung dịch có màu vàng nhạt.

2.     b) Mục đích chính của bước 2 là đẩy khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH.

3.     c) Sau bước 3, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh.

4.     d) Ở bước 4, thu được kết tủa màu nâu đỏ.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 4:

Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 dư theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X không thể là

A. CuO.

B. Al2O3.

C. PbO.

D. FeO.

Câu 5:

Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.

(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.

(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.

(d) Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.

(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.

Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Hòa tan hỗn hợp chứa a mol Al2O3 và 2a mol Na2O vào H2O (dư).

(b) Cho CrO3 tác dụng với H2O (dư).

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và NaOH.

(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol BaCl2.

(g) Cho Al dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

(h) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan là

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 7:

Đun nóng dung dịch E gồm hai chất tan (đá bọt giúp điều hòa quá trình sôi), thu được khí T bằng phương pháp đẩy nước theo hình vẽ bên: Chất nào sau đây phù hợp với T? 

A. CH4

B. C2H2.

C. C2H4.

D. C2H6.

Câu 8:

Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ hóa chất có dán nhãn tên hóa chất là: etyl axetat, ancol etylic, axit axetic và metyl fomat và 4 tờ đề can có ghi sẵn nhiệt độ sôi là: 77°C; 32°C; 117,9°C; 78,3°C. Có một số phương án điền các giá trị nhiệt độ sôi tương ứng như được trình bày trong bảng sau:

Chất

Etyl axetat

Ancol etylic

Axit axetic

Metyl fomat

Phương án

1

77°C

78,3°C

117,9°C

32°C

2

78,3°C

32°C

77°C

117,9°C

3

32°C

117,9°C

78,3°C

77°C

4

117,9°C

77°C

32°C

78,3°C

Phương án đúng là

A. (3).

B. (2).

C. (4).

D. (1).

Câu 9:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Vỏ tàu thuỷ làm bằng thép, có gắn các tấm Zn ở phần chìm dưới nước biển.

(b) Ngâm đinh Fe chưa sử dụng vào bát đựng dầu, mỡ.

(c) Nhúng thanh Mg vào dung dịch H2SO4 loãng rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Đoạn dây điện nối từ dây Al và Cu để ngoài không khí ẩm.

(e) Nhúng thanh Cu vào dung dịch muối FeCl3.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10:

Trong thùng điện phân Al2O3 nóng chảy (hình dưới) người ta sử dụng anot (cực dương) bằng than chì và chia thành nhiều tấm gắn trên một thanh ngang có thể nâng lên hoặc hạ xuống để 

A. Tăng độ dẫn điện của anot. 

B. Dễ dàng thay thế khi anot bị ăn mòn sau một thời gian điện phân. 

C. Tăng diện tích tiếp xúc của điện cực với dung dịch điện phân.

D. Bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hoá bởi oxi trong không khí

Câu 11:

Hình vẽ nào sau đây không mô tả đúng thí nghiệm dùng để điều chế chất tương ứng trong phòng thí nghiệm? 

Câu 12:

Cho các chất X, Y, Z, T thỏa mãn bảng sau: 


             Thuốc thử

Chất

X

Y

Z

T

NaOH

Có phản ứng

Có phản ứng

Không phản ứng

Có phản ứng

NaHCO3

Sủi bọt khí

Không phản ứng

Không phản ứng

Không phản ứng

Cu(OH)2

Hoà tan

Không phản ứng

Hòa tan

Không phản ứng

AgNO3/NH3

Không tráng gương

Có tráng gương

Tráng gương

Không phản ứng

X, Y, Z, T lần lượt là

A. CH3COOH, HCOOCH3, glucozơ, phenol.

B. CH3COOH, CH3COOCH3, glucozơ, CH3CHO

C. HCOOH, HCOOCH3, fructozơ, phenol

D. HCOOH, CH3COOH, glucozơ, phenol.

Câu 13:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HNO3.

(2) Thả một đinh Fe vào dung dịch AgNO3.

(3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Fe với một dây Zn rồi cho vào dung dịch NaCl.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chỉ chứa đầy khí Cl2.

(6) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 loãng.

(7) Để một vật bằng gang hoặc thép ngoài không khí ẩm.

(8) Ngâm đinh Fe trong cốc đựng dầu, mỡ bôi trơn máy.

Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 14:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.

(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 15:

Nung natri axetat với hỗn hợp NaOH và CaO (rắn) là phương pháp điều chế khí nào sau đây trong phòng thí nghiệm (khí này có nhiều trong bùn ở đáy ao) ? 

A. CH4

B. C4H8.

C. C2H2

 D. C2H4

Câu 16:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau: 

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu xanh

Z, T

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Tạo kết tủa Ag

Y

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Z

Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Tạo dung dịch àu xanh lam

X, Y, Z và T lần lượt là

A. Etylamin, axit acrylic, glucozo, anđehit axetic.

B. Etyl fomat, anilin, glucozo, anđehit axetic. 

C. Lysin, anilin, axit axetic, glucozo. 

D. Etylamin, phenol, glucozo, metyl fomat.

Câu 17:

Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế chất khí Z trong phòng thí nghiệm sau: 

Các chất rắn X, dung dịch Y, dung dịch T lần lượt phù hợp sơ đồ là:

A. CaC2, H2O, KOH 

B. Na2SO3, H2SO4, NaOH. 

C. CaCO3, HCl, H2SO4 đặc. 

D. Al4C3, H2O, H2SO4 đặc.

Câu 18:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.

(b) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch AgNO3.

(c) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(d) Để miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) trong không khí ẩm.

(e) Nhúng thanh gang (hợp kim sắt và cacbon) vào dung dịch NaCl.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 19:

Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra khí gây ô nhiễm ? 

A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.

B. Thêm từ từ dung dịch HCl và dung dịch NaHCO3.

C. Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng.

D. Cho Cu vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 và HCl.

Câu 20:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

X, Y

Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

Z

Nước brom

Kết tủa trắng

Kết tủa trắng X, Y, Z, T lần lượt là: 

A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin.

B. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. 

C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ.

D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin.

Câu 21:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau: 

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

A. CaC2 + 2H2⎯⎯→ Ca(OH)2 + C2H2

B. NH4Cl t° NH3 ­ + HCl 

 

C. 2KMnO4 t° K2MnO4 + MnO2 + O2 ­

Câu 22:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(b) Cho crom (VI) oxit vào dung dịch BaCl2 dư.

(c) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.

(d) Đun nóng đến sôi nước cứng tạm thời.

(e) Cho phân lân supephotphat kép vào dung dịch NaOH dư.

(g) Sục khí CO2 đến dư vào nước thủy tinh lỏng.

(h) Dẫn khí đất đèn qua dung dịch AgNO3/NH3.

(i) Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi kết thúc các phản ứng là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 23:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

Bước 2: nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng, dư, rồi đun nóng.

Nhận định nào sau đây là không đúng ?

A. Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào, quỳ tím không đổi màu.

B. Ở bước 2, anilin tan dần.

C. Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt, đồng nhất.

D. Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.

Câu 24:

Trong có thí nghiệm sau:

(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.

(2) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(3) Cho K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch HCl đặc.

(4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.

(5) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.

(6) Nung hỗn hợp NaNO3 và FeCO3 (tỉ lệ mol 1:2) trong bình kín không có không khí.

(7) Cho 2 mol AgNO3 vào dung dịch chứa 1 mol FeCl2.

(8) Cho hỗn hợp rắn gồm K2O và Al (tỉ lệ mol 1:2) vào nước dư.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là:

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 25:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm như sau: 

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh:

A. Tính tan nhiều trong nước của NH3

B. Tính tan nhiều trong nước của HCl..

C. Dung dịch HCl có tính axit mạnh.

D. Dung dịch NH3 có tính bazơ yếu

Câu 26:

Thực hiện thí nghiệm đối với ác dung dịch và có kết quả ghi theo bảng sau: 

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Quỳ tím

Hóa đỏ

Y

Dung dịch iot

Xuất hiện màu xanh tím

Z

Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Xuất hiện phức xanh lam

T

Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Xuất hiện phức màu tím

P

Nước Br2

Xuất hiện kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là

A. Phenylamoni clorua, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, saccarozo, anilin 

B. axit glutamic, hồ tinh bột, glucozo, glyxylglyxin, anilin 

C. phenylamoni clorua, hồ tinh bột, etanol, lòng trắng trứng, anilin 

D. axit glutamic, hồ tinh bột, saccarozo, glyxylglyxylglyxin, anilin

Câu 27:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 28:

Trong phòng tối, tiến hành cho vào bình hỗn hợp gồm khí metan và khí clo, sau đó nút kín miệng bình và đưa bình ra ánh sáng để trong một khoảng thời gian. Tiếp tục mở nút miệng bình và cho vào bình một ít nước cất, lắc nhẹ được dung dịch X. Cho một số nhận định về thí nghiệm trên như sau:

1. Ban đầu bình khí có màu vàng nhạt của clo, khi đưa ra ánh sáng thì màu nhạt dần.

2. Nhúng quỳ tím vào dung dịch X thì quỳ tím hóa đỏ.

3. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là phản ứng thế.

4. Cho AgNO3 vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa trắng.

5. Trong các sản phẩm tạo thành có một chất có phân tử khối 51,5 đvC.

6. Theo lí thuyết, trong suốt quá trình bình được nút kín miệng, áp suất khí trong bình không thay đổi.

Số nhận định đúng trong các nhận định trên là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 29:

 

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(6) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.

(7) Cho brom vào ống nghiệm chứa dung dịch anilin.

(8) Hòa tan xà phòng vào nước cứng vĩnh cửu.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

 

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8