232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi qua thấu kính của buồng tối là

A. một chùm tia song song.

B. nhiều chùm tia sáng đơn sắc song song

C. một chùm tia phân kỳ nhiều màu.

D. một chùm tia phân kỳ màu trắng.

Câu 2:

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nếu chiếu bức xạ có bước sóng λ1= 0,4μm thì trên bề rộng L người ta thấy 31 vân sáng, nếu thay bước sóng λ1 bằng bức xạ có bước sóng λ2= 0,6μmthì người ta thấy có 21 vân sáng. Biết trong cả hai trường hợp thì ở hai điểm ngoài cùng của khoảng L đều là vân sáng. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ thì trên bề rộng L quan sát được:

A. 41 vân sáng.          

B. 40 vân sáng.       

C. 52 vân sáng.       

D. 36 vân sáng.

Câu 3:

Thấu kính mỏng làm bằng thủy tinh có chiết suất đối với tia đỏ là nđ = 1,5145, đối với tia tím là nt =l,5318. Tỉ số giữa tiêu cự đối với tia đỏ và tiêu cự đối với tia tím là

A. 1,0336  

B. 1,1057    

C. 1,2809   

D. 1,0597

Câu 4:

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự tần số giảm dần là;

A. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen.

B. tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.

C. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơnghen, tia tử ngoại

D. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơnghen.

Câu 5:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng nếu tăng dần khoảng cách giữa hai khe S1, S1 thì hệ vân thay đổi thế nào với ánh sáng đơn sắc

A. Bề rộng khoảng vân tăng dần lên.

B. Bề rộng khoảng vân lúc đầu tăng, sau đó giảm.

C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi.

D. Hệ vân không thay đổi, chỉ sáng thêm lên.

Câu 6:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng nếu tăng dần khoảng cách giữa hai khe S1, S1 thì hệ vân thay đổi thế nào với ánh sáng đơn sắc

A. Bề rộng khoảng vân tăng dần lên.

B. Bề rộng khoảng vân lúc đầu tăng, sau đó giảm.

C. Bề rộng khoảng vân giảm dần đi.

D. Hệ vân không thay đổi, chỉ sáng thêm lên.

Câu 7:

Biết vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz, bước sóng của nó trong chân không là

A. 0,75 mm.              

B. 0,75 μm.            

C. 0,75 m.              

D. 0,75 nm.

Câu 8:

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, khoảng cách hai khe là 0,5 mm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng  thì tại điểm M cách vân sáng trung tâm 1 mm là vị trí vân sáng bậc 2. Nếu dịch màn xa thêm một đoạn 50/3 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân tối thứ 2. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng

A. 0,64 μm.               

B. 0,5 μm.              

C. 0,6 μm.              

D. 0,4 μm.

Câu 9:

Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.

B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro, ở vùng ánh sáng nhln thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm và vạch tím.

D. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn và chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.

Câu 10:

Một nguồn sáng đơn sắc S cách hai khe Y-âng 0,2 mm phát ra một bức xạ đơn sắc có λ=0,64μm. Hai khe cách nhau a=3mm , màn cách hai khe 3 m. Miền vân giao thoa trên màn có bề rộng 12 mm. Số vân tối quan sát được trên màn là

A. 16.

B. 18. 

C. 19. 

D. 17.

Câu 11:

Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2=a  có thể thay đổi (nhưng  S1 và  S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng a thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm a thì tại M là:

A. vân sáng bậc 9      

B. vân tối thứ 9     

C. vân sáng bậc 7  

D. vân sáng bậc 8

Câu 12:

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

A. bản chất là sóng điện từ.

B. khả năng ion hoá mạnh không khí.

C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.

D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu 13:

Gọi nc, n1, nL, nv lần lượt là chiết suất của thuỷ tinh đối với các tia chàm, lam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng ?

A.  

B. 

C. 

D. 

Câu 14:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là

A. 4 mm.                   

B. 8 mm.                

C. 5 mm.                

D. 10 mm.

Câu 15:

Thực hiện giao thoa ánh sáng với thí nghiệm Young. Chiếu sáng đồng thời hai khe Y-âng bằng hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì khoảng vân tương ứng là i1=0,48 mm và i2=0,36 mm. Xét điểm A trên màn quan sát, cách vân sáng chính giữa O một khoảng x=2,88 mm . Trong khoảng từ vân sáng chính giữa O đến điểm A (không kể các vạch sáng ở O và A) ta quan sát thấy tổng số các vạch sáng là

A. 7.                          

B. 9.                       

C. 16.                     

D. 11.

Câu 16:

Tia tử ngoại 

A. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.

B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước. 

C. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma.

D. không truyền được trong chân không.

Câu 17:

Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lãng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng

A. tán sắc ánh sáng.

B. nhiễu xạ ánh sáng.

C. khúc xạ ánh sáng

D. giao thoa ánh sáng.

Câu 18:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sảng của Y-âng có a=1mm ; D=1m; ánh sáng thí nghiệm là ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 5 mm có mấy quang phổ chồng lên nhau:

A. 5.

B. 4.                          

C. 6.                      

D. 7.

Câu 19:

Một ống Cu-lít-giơ phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất là 80 pm. Lấy hằng số Plăng h=6,625.10-34Js; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s. Nếu tăng hiệu điện thế giữa anốt và catôt thêm 5 kV thì tia X phát ra có tần số lớn nhất bằng

A.          

B.        

C.        

D. 

Câu 20:

Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng khe Y-âng ở không khí (chiết suất n=1). Đánh dấu điểm M trên màn, tại M có một vân sáng. Trong khoảng từ M đến vân trung tâm còn 3 vân sáng nữa. Nhúng toàn bộ hệ giao thoa vào môi trường chất lỏng thì thấy M vẫn là một vân sáng nhưng khác so với khi ở không khí một bậc. Chiết suất n của môi trường đó là: 

A. 4/3  

B. 1,75        

C. 1,25        

D. 1,5

Câu 21:

Lăng kính làm bằng thủy tinh, các tia sáng đơn sắc màu lục, tím và đỏ có chiết suất lần lượt là n1, n2 và n3. Trường hợp nào sau đây là đúng?

A. n1<n2<n3              

B.              

C.           

D. 

Câu 22:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

A. 0,5 mm.                

B. 0,6 mm.             

C. 0,9 mm.             

D. 0,2 mm.

Câu 23:

Quang phổ liên tục

A. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

B. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

C. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

D. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

Câu 24:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khi tiến hành trong không khí người ta đo được khoảng vân i = 2 mm. Đưa toàn bộ hệ thống trên vào nước có chiết suất n=4/3 thì khoảng vân đo được trong nước là

A. 1,5 mm.                

B. 2,5 mm.             

C. 1,25 mm.           

D. 2 mm.

Câu 25:

Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2=a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng a thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2 a thì tại M là:

A. vân tối thứ 9.        

B. vân sáng bậc 9. 

C. vân sáng bậc 7. 

D. vân sáng bậc 8.

Câu 26:

Góc chiết quang của lăng kính bằng 8°. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của lăng kính và cách mặt phân giác này một đoạn l,5m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,50 và đối với tia tím là nt = 1,54. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng

A. 8,4 mm.                

B. 7,0 mm.             

C. 9,3 mm.             

D. 6,5 mm.

Câu 27:

Tia hồng ngoại được dùng:

A. để tìm khuyết tật bên trong sản phẩm

B. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

C. trong y tế dùng để chụp điện, chiếu

D. để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.

Câu 28:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khi khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 2 m, bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là λ= 0,6 μmthì khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 hai bên là

A. 2 mm.                   

B. 1,2 mm.             

C. 4,8 mm.             

D. 2,6 mm.

Câu 29:

Trên trục chính của một thấu kính hội tụ mỏng, đặt một màn ảnh M vuông góc với trục chính của thấu kính tại tiêu điểm ảnh Fđ’ của thấu kính đối với ánh sáng đỏ. Biết thấu kính có rìa là đường tròn đường kính D. Khi chiếu chùm ánh sáng trắng dạng trụ có đường kính d và có trục trùng với trục chính của thấu kính thì kết luận nào sau đây là đúng về vệt sáng trên màn

A. Vệt sáng trên màn có màu như cầu vồng tâm màu tím, mép màu đỏ

B. Là một vệt sáng trắng

C. Là một dải màu biến thiên liên lục từ đỏ đến tím

D. Vệt sáng trên màn có màu như cẩu vồng tâm màu đỏ, mép màu tím

Câu 30:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe a = 0,8 mm, bước sóng dùng trong thí nghiệm λ=0,4μm. Gọi H là chân đường cao hạ từ S1 tới màn quan sát. Lúc đầu H là một vân tối giao thoa, dịch màn ra xa dần thì chỉ có 2 lần H là vân sáng giao thoa. Khi dịch chuyển màn như trên, khoảng cách giữa 2 vị trí của màn để H là vân sáng giao thoa lần đầu và H là vân tối giao thoa lần cuối là:

A. 0,32 m.                 

B. 1,2 m.                

C. 1,6 m.                

D. 0,4 m.

Câu 31:

Hiện tượng các tia sáng lệch phương khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau là hiện tượng

A. Tán sắc ánh sáng.    

B. Phản xạ ánh sáng.     

C. Khúc xạ ánh sáng.    

D. Giao thoa ánh sáng.

Câu 32:

Một ánh sáng đơn sắc màu đỏ có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng có

A. Màu cam và tần số f.

B. Màu cam và tần số 1,5 f.

C. Màu đỏ và tần số f.

D. Màu đỏ và tần số 1,5 f.

Câu 33:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là λ (m) khoảng cách giữa hai khe hẹp là a (m). Khoảng cách từ mặt phẳng giữa hai khe đến màn quan sát là D (m). Khoảng vân quan sát trên màn có giá trị bằng

A.       

B.             

C.     

D. 

Câu 34:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6μm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,46 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là

A. 6.                          

B. 3.                       

C. 8.                       

D. 2.

Câu 35:

Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: chàm, vàng, lam, tím là

A. ánh sáng tím         

B. ánh sáng chàm  

C. ánh sáng vàng   

D. ánh sáng lam

Câu 36:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu vàng thành ánh sáng đơn sắc màu lam và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát

A. Khoảng vân không thay đổi.              

B. Khoảng vân tăng lên.

C. Vị trí vân trung tâm thay đổi.         

D. Khoảng vân giảm xuống.

Câu 37:

Máy quang phổ lăng kính gồm các bộ phận chính là

A. ống dẫn sáng, lăng kính, buồng sáng. 

B. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.

C. ống dẫn sáng, lăng kính, buồng tối. 

D. ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng sáng.

Câu 38:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói trên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát một lượng là

A. 0,5m.                    

B. 1,5 m.                

C. 2 m.                   

D. 1,125m.

Câu 39:

Sóng điện từ nào sau đây thể hiện tính chất hạt mạnh nhất

A. Tia hồng ngoại.

B. Ánh sáng nhìn thấy.  

C. Tia X.    

D. Tia tử ngoại.

Câu 40:

Khi nói về nguồn phát quang phổ, phát biểu đúng là

A. Các chất rắn khi bị kích thích phát ra quang phổ vạch phát xạ.

B. Các chất lỏng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nguồn phát quang phổ liên tục sẽ cho quang phổ hấp thụ.

 C. Các chất khí ở áp suất thấp khi bị kích thích phát ra quang phổ liên tục.

D. Các chất khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ liên tục.