232 Bài tập Sóng ánh sáng sát đề thi Đại học cực hay có lời giải (p5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tia X không có ứng dụng nào sau đây ?

A. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại                     

B. Sấy khô, sưởi ấm

C. Chữa bệnh ung thư                                                         

D. Chiếu điện, chụp điện

Câu 2:

Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng

A. tăng cường độ chùm sáng

B. tán sắc ánh sáng

C. nhiễu xạ ánh sáng 

D. giao thoa ánh sáng

Câu 3:

Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,75 µm, khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ này là 1,5. Giá trị của λ là

A. 700 nm.

B. 500 nm.  

C. 650 nm. 

D. 600 nm.

Câu 4:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là: 0,4 µm; 0,5 µm và 0,6 µm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân sáng trung tâm, số vị trí mà ở đó chỉ có một bức xạ cho vân sáng là

A. 27                         

B. 20                      

C. 34                      

D. 14

Câu 5:

Trong đợt nắng nóng đỉnh điểm của Hà Nội vừa qua, làm cho làn da của chúng ta đen xạm đi. Tác nhân chủ yếu gây ra đen da là gì

A. Tia hồng ngoại  

B. Ánh sáng vàng  

C. Tỉa tử ngoại       

D. Ánh sáng màu đỏ

Câu 6:

Khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa Y-âng xác định theo công thức

A.                    

B.                

C.                 

D. 

Câu 7:

Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ dựa vào hiện tượng:

A. Khúc xạ ánh sáng 

B. Giao thoa ánh sáng                         

C. Phản xạ ánh sáng       

D. Tán sắc ánh sáng

Câu 8:

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, hai khe S1 và S2 được chiếu bằng ás trắng (0,76 mm ³ l ³ 0,40 mm). Xác định bước sóng của những bức xạ cho vân tối tại điểm M cách vân sáng trung tâm 8 mm.

A. l = 0,64 mm; l = 0,38 mm.                  

B. l = 0,64 mm; l = 0,46 mm.

C. l = 0,54 mm; l = 0,38 mm.                

D. l = 0,54 mm; l = 0,48 mm.

Câu 9:

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân là 2(mm). Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D+∆D hoặc D-∆D  thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 3i0 và i0. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D+3∆D thì khoảng vân trên màn là:

A. 3(mm).                  

B. 5(mm).              

C. 2,5(mm).           

D. 4(mm).

Câu 10:

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A. chiếu sáng

B. Gây ra hiện tượng quang điện.

C. Sinh lí.

D. Kích thích sự phát quang.

Câu 11:

Tia tử ngoại có cùng bản chất với tia

A. β- 

B. α   

C. γ   

D. β+

Câu 12:

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục ?

A. Chất rắn

B. Chất khí ở áp suất lớn

C. Chất lỏng

D. Chất khí ở áp suất thấp

Câu 13:

Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng với ánh sáng chiếu vào hai khe là một ánh sáng tạp sắc được tạo ra từ 4 ánh sáng đơn sắc. Trên màn, sẽ quan sát thấy tối đa bao nhiêu vân ánh sáng khác màu ?

A. 10 vân                  

B. 11 vân               

C. 15 vân               

D. 13 vân

Câu 14:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, 2 khe  được chiếu sáng đồng thời bằng 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=5000A, 0λ2=4000 Ao . Khoảng cách hai khe S1S2 = 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 80 cm. Gọi x là tọa độ của điểm khảo sát đến vân trung tâm, điểm nào có tọa độ sau đây có sự trùng nhau của 2 vân sáng λ1 và λ2 ?

A. x = 3 mm.             

B. x = -4 mm.        

C. x = -2 mm.        

D. x = 5 mm.

Câu 15:

Chiếu xiên một tia sáng trắng từ không khí vào mặt nước thì

A. trong nước vận tốc của ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc của ánh sáng vàng

B. tần số của các ánh sáng đơn sắc đều thay đổi

C. chiết xuất của nước lớn nhất đối với ánh sáng đỏ

D. so với tia tới, tia tím lệch nhiều nhất còn tia lục lệch ít nhất

Câu 16:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 720 nm, λ2 = 540 nm, λ3 = 432 nm và λ4 = 360 nm. Tại điểm M trên vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đến hai khe bằng 1,08 μm có vân sáng bậc ba của bức xạ

A. λ4.                         

B. λ2.                      

C. λ1.                      

D. λ3.

Câu 17:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe hẹp đến màn quan sát là 2m. Trên màn quan sát, tại điểm M cách vân trung tâm 6 mm, có vân sáng bậc 5. Khi thay đổi khoảng cách hai khe hẹp một đoạn bằng 0,2 mm sao cho vị trí vân sáng trung tâm không thay đổi thì tại M có vân sáng bậc 6. Giá trị của λ bằng

A. 0,55 μm.               

B. 0,45 μm.            

C. 0,6 μm.              

D. 0,5 μm.

Câu 18:

Khi nói về tia hồng ngoại và tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

B. Tia hồng ngoại và tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

D. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

Câu 19:

Quang phổ vạch phát xạ là

A. quang phổ không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng, chỉ phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng.

B. quang phổ gồm một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. quang phổ do các chất khí hay hơi bị kích thích bằng cách nung nóng hay phóng tia lửa điện phát ra.

D. quang phổ do các vật có tỉ khối lớn phát ra khi bị nung nóng.

Câu 20:

Trong các loại tia: Rơn – ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là

A. tia Rơn-ghen.        

B. tia tử ngoại.       

C. tia hồng ngoại.  

D. tia đơn sắc màu lục.

Câu 21:

Khi đi từ không khí vào trong nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất?

A. Tím.                      

B. Lục.                   

C. Lam.                  

D. Đỏ.

Câu 22:

Trong giao thoa với khe Young có: a = 1,5 mm, D = 3 m, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 cùng một phía vân trung tâm là 3mm. Tính bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm?

A. 0,2.10-6 µm.          

B. 0,5µm.              

C. 5µm.                 

D. 2.10-6 µm.

Câu 23:

Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống cho hợp nghĩa: “Tia tử ngoại là những bức xạ … có bước sóng ……… bước sóng của ánh sáng ………”.

A. Không nhìn thấy được - lớn hơn – tím. 

B. Không nhìn thấy được - nhỏ hơn - đỏ.

C. Nhìn thấy được - nhỏ hơn – tím.       

D. Không nhìn thấy được - nhỏ hơn – tím.

Câu 24:

Thực hiện giao thoa ánh sáng với thiết bị của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 2mm, từ hai khe đến màn D = 2m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (380 nm ≤ l ≤ 760 nm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3mm. Tại M bức xạ cho vân sáng có bước sóng dài nhất bằng

A. 750 nm.                

B. 690 nm.             

C. 528 nm.             

D. 658 nm.

Câu 25:

Một tia sáng khi đi qua lăng kính ló ra chỉ 1 màu duy nhất không phải là màu trắng thì đó là

A. ánh sáng đa sắc

B. ánh sáng đơn sắc.

C. ánh sáng bị tán sắc.

D. do lăng kính không có khả năng tán sắc.

Câu 26:

Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là

A. tia Rơn-ghen.        

B. tia hồng ngoại.  

C. tia gamma.        

D. tia tử ngoại.

Câu 27:

Chiếu một chùm tia sáng hẹp vào một lăng kính có góc chiết quang A = 6o, biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nđ = 1,6444, đối với tia tím là nt = 1,6852. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím là

A. 0,0015 rad.           

B. 0,0043 rad.       

C. 0,0025 rad.       

D. 0,0011 rad.

Câu 28:

Khi nói về ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia laze có tính đơn sắc cao, tính định hướng cao và cường độ lớn.

B. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo tia sáng.

C. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D. Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng trong quang điện trở và pin quang điện.

Câu 29:

Một bức xạ khi truyền trong chân không có bước sóng là 0,60 μm, khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là λ. Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của λ là

A. 400 nm.                

B. 600 nm.             

C. 380 nm.             

D. 900 nm.

Câu 30:

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của

A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.

C. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

D. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.

Câu 31:

Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng

A. có tính chất hạt.    

B. là sóng siêu âm. 

C. có tính chất sóng. 

D. là sóng dọc.

Câu 32:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, bức xạ có bước sóng dài nhất là

A. 570 nm.                

B. 714 nm.             

C. 760 nm.             

D. 417 nm.

Câu 33:

Trong chân không, tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng

A. từ 380 nm đến 760 nm.

B. từ 10-12 m đến 10-9 m.

C. từ vài nanômét đến 380 nm. 

D. từ 760 nm đến vài milimét.

Câu 34:

Khi nói về quang phổ liên tục phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

B. Phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.

C. Phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.

D. Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

Câu 35:

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng

A. tán sắc ánh sáng.

B. quang – phát quang.

C. hóa -  phát quang.

D. phản xạ ánh sáng.

Câu 36:

Chiếu chùm sáng gồm 5 ánh sáng đơn sắc khác nhau là đỏ, cam, vàng, lục và tím đi từ nước ra không khí thì thấy ánh sáng màu vàng ló ra ngoài và là là trên mặt nước. Các bức xạ mà ta có thể quan sát được phía trên mặt nước là

A. chỉ có bức xạ màu vàng

B. chỉ có lục và tím ló ra khỏi mặt nước.

C. chỉ có bức xạ đỏ ló ra phía trên mặt nước.

D. ngoài vàng ra còn có cam và đỏ.

Câu 37:

Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,4 µm và λ2 = 0,6 µm vào hai khe của thí nghiệm Iâng. Biết khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn D = 3m, bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn L = 1,3 cm. Số vị trí vân sáng của hai bức xạ trùng nhau trong vùng giao thoa là

A. 2.                          

B. 5.                       

C. 4.                       

D. 3.

Câu 38:

Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát, tại điểm M có vân sáng. Giữ cố định các điều kiện khác, di chuyển dần màn quan sát dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe ra xa một đoạn nhỏ nhất là 1/7 m thì M chuyển thành vân tối. Dịch chuyển thêm một đoạn nhỏ nhất là 16/35 m thì M lại là vân tối. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn ảnh khi chưa dịch chuyển là

A. 16/7 m.                 

B. 1,0 m.                

C. 1,8 m.                

D. 32/7 m.

Câu 39:

Vị trí vân sáng trong thí nghiệm giao thoa của I-âng được xác định bằng công thức nào sau đây?

A.       

B.             

C.             

D. 

Câu 40:

Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơn-ghen có bước sóng  lần lượt là λ1, λ2 và λ3. Biểu thức nào sau đây là đúng?

A. λ2  > λ3 > λ1.          

B. λ3 > λ2 > λ1.       

C. λ1  > λ2 > λ3.      

D. λ2  > λ1 > λ3.