235 câu trắc nghiệm lý thuyết Sóng cơ học cực hay có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường với bước sóng 6 cm. Hai phần tử môi trường nằm trên cùng phương truyền sóng cách nhau một khoảng 12 cm sẽ dao động:

A. ngược pha.

B. vuông pha

C. cùng pha

D. lệch pha π/4.

Câu 2:

Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là:

A. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.

B. tốc độ dao động của các phần tử môi trường truyền 

C. tốc độ cực tiểu của các phần tử môi trường truyền sóng.

D. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng

Câu 3:

Một sóng dừng xuất hiện trên một sợi dây đàn hồi. Sóng tới và sóng phản xạ tại một điểm:

A. cùng tần số nhưng luôn ngược pha.

B. cùng tần số và luôn cùng chiều truyền.

C. cùng tần số nhưng luôn ngược chiều truyền

D. cùng tần số và luôn cùng pha.

Câu 4:

Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương

A. cùng biên độ, cùng tần số.

B. cùng biên độ, độ lệch pha không đổi

C. cùng tần số, cùng tốc độ truyền sóng.

D. cùng tần số, độ lệch pha không đổi.

Câu 5:

Trong số các đặc trưng sau, đặc trưng sinh lí của âm là:

A. tần số âm.

B. cường độ âm

C. mức cường độ âm.

D. độ to của âm.

Câu 6:

Một sóng âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nước, nhôm, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2 và v3. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. v2>v1>v3.

B. v2>v3>v1

C. v1>v2>v3.

D. v3>v2>v1.

Câu 7:

Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây cố định thì chiều dài của dây phải bằng

A. một số nguyên lần một phần tư bước sóng.

B. một số nguyên lần nửa bước sóng

C. một số nguyên lần nửa bước sóng

D. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

Câu 8:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.

B. Sóng cơ truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.

C. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.

D. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 9:

Khi nghe hai ca sĩ hát ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người là do

A. tần số và cường độ âm khác nhau.

B. âm sắc của mỗi người khác nhau.

C. tần số và năng lượng âm khác nhau.

D. tần số và biên độ âm khác nhau.

Câu 10:

Sóng dọc không truyền được trong môi trường nào sau đây?

A. Không khí.

B. Kim loại.

C. Chân không

D. Nước.

Câu 11:

Trong thí nghiệm giao thoa của sóng nước, hiện tượng nào nêu dưới đây đặc trưng cho hiện tượng giao thoa?

A. Các vòng tròn sóng lan tỏa cắt nhau.

B. Có các đường cố định tại đó các phần tử dao động với biên độ cực đại hoặc cực tiểu.

C. Mọi điểm trên mặt nước đều dao động với cùng chu kỳ

D. Các vân giao thoa dạng hypebol.

Câu 12:

Tốc độ truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?

A. Không khí loãng

B. Chất rắn.

C. Nước nguyên chất.

D. Không khí.

Câu 13:

Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý được quyết định bởi đặc trưng vật lý của âm là

A. Mức cường độ âm

B. Biên độ âm.

C. Cường độ âm

D. Tần số âm.

Câu 14:

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động

A. vuông pha với nhau

B. lệch nhau về pha 1200

C. ngược pha với nhau

D. cùng pha với nhau

Câu 15:

Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường:

A. là phương ngang 

B. vuông góc với phương truyền sóng

C. là phương thẳng đứng

D. trùng với phương truyền sóng

Câu 16:

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là

A. Biên độ sóng.

B. Tốc độ truyền sóng

C. Tần số của sóng.

D. Bước sóng.

Câu 17:

Hàng ngày chúng ta đi trên đường nghe được âm do các phương tiện giao thông gây ra là

A. nhạc âm.

B. tạp âm.

C. hạ âm

D. siêu âm.

Câu 18:

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm?

A. Âm sắc.

B. Cường độ âm

C. Độ cao.

D. Độ to.

Câu 19:

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm?

A. Âm sắc.

B. Cường độ âm

C. Độ cao

D. Độ to.

Câu 20:

Âm sắc là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với đặc trưng vật lý nào sau đây?

A. Tần số âm

B. Đồ thị âm.

C. Mức cường độ âm.

D. Cường độ âm.

Câu 21:

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi

A. Tốc độ truyền sóng.

B. Bước sóng.

C. Tần số sóng.

D. Biên độ sóng.

Câu 22:

Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng

A. một số lẻ lần một phần tư bước sóng.

B. số nguyên lần bước sóng

C. số nguyên lần nửa bước sóng.

D. hai lần bước sóng.

Câu 23:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng

B. Khi sóng truyền đi các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.

C. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.

D. Sóng cơ là sự lan truyền dao động trong một môi trường theo thời gian.

Câu 24:

Đặc điểm nào sau đây không phải là của sóng cơ?

A. Sóng cơ truyền trong chất khí nhanh hơn truyền trong chất rắn.

B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

C. Sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

D. Sóng cơ có thể giao thoa, phản xạ, nhiễu xạ.

Câu 25:

Âm của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn phát ra mà tai người phân biệt được khác nhau không thể có cùng

A. mức cường độ âm.

B. đồ thị dao động âm.

C. cường độ âm.

D. tần số âm.

Câu 26:

Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng AB là

A. số lẻ.

B. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào tần số của nguồn

C. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn AB.

D. số chẵn.

Câu 27:

Sóng phản xạ

A. bị đổi dấu khi phản xạ trên một vật cản cố định.

B. luôn luôn không bị đổi dấu.

C. bị đổi đổi dấu khi phản xa trên một vật cản di động.

D. luôn bị đổi dấu.

Câu 28:

Độ cao của âm là

A. một tính chất sinh lí của âm.

B. tần số âm.

C. vừa là tính chất sinh lí, vừa là tính chất vật lí.

D. một tính chất vật lí của âm.

Câu 29:

Hai sóng kết hợp là

A. hai sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp.

B. hai sóng thỏa mãn điều kiện cùng pha.

C. hai sóng phát ra từ hai nguồn nhưng đan xen vào nhau.

D. hai sóng có cùng tần số, có hiệu số pha ở hai thời điểm xác định của hai sóng thay đổi theo thời gian.

Câu 30:

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm.

A. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

Câu 31:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ ?

A. Tốc độ truyền sóng là tốc độ truyền pha dao động

B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang

C. Tốc độ truyền sóng là tốc độ dao động của các phần tử môi trường

D. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc

Câu 32:

Trong hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa nút sóng và bụng sóng liền kề là

A. một bước sóng

B. hai bước sóng

C. một phần tư bước sóng

D. một nửa bước sóng

Câu 33:

Tiếng đàn oocgan nghe giống hệt tiếng đàn piano vì chúng có cùng

A. độ cao và âm sắc

B. độ to

C. tần số

D. độ cao

Câu 34:

Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

A. tần số của nó giảm

B. bước sóng của nó giảm

C. bước sóng của nó không thay đổi

D. tần số của nó không thay đổi

Câu 35:

Trong các nhạc cụ, hộp đàn, thân kèn, sáo có tác dụng

A. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định

B. làm tăng độ cao và độ to của âm

C. vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra

D. lọc bớt tạp âm và tiếng ồn

Câu 36:

Tốc độ truyền sóng là tốc độ

A. truyền pha dao động

B. dao động của các phần tử vật chất

C. chuyển động của các phần tử môi trường

D. dao động của nguồn sóng

Câu 37:

Sóng dọc cơ học

A. chỉ truyền được trong chất rắn

B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí

C. truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng

D. chỉ truyền được trong chất khí

Câu 38:

Khi nói về sóng âm phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Sóng âm trong không khí là sóng dọc

B. Độ to của âm là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào mức cường độ âm

C. Âm sắc là một đặc trưng vật lí của âm

D. Sóng âm truyền được trong chân không

Câu 39:

Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng dao động cùng tần số và vuông pha với nhau trên phương vuông góc với mặt chất lỏng và gây ra hiện tượng giao thoa. Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. Tổng số vân cực đại giao thoa là một số lẻ

B. Đường trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn trên mặt nước là một vân cực đại

C. Tổng số vân cực đại bằng tổng số vân cực tiểu

D. Tổng số vân cực tiểu giao thoa là một số lẻ

Câu 40:

Để phân biệt âm thanh của từng nhạc cụ phát ra ở cùng một độ cao, người ta dựa vào

A. tần số

B. âm sắc

C. pha

D. biên độ