240 Bài tập Lượng tử ánh sáng trong đề thi thử Đại học cực hay có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa trên hiện tượng

A. Quang điện trong

B. giao thoa ánh sáng

C. quang điện ngoài

D. tán sắc ánh sáng

Câu 2:

Biết rằng trên các quỹ đạo dừng của nguyên tử hidrô, electron chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữ hạt nhân và electron. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng K lên quỹ đạo dừng N thì tốc độ góc của nó đã

A. Tăng 64 lần

B. giảm 27 lần.

C. giảm 64 lần

D. tăng 27 lần

Câu 3:

Lần lượt chiếu ánh sáng màu tím có bước sóng 0,39µm và ánh sáng màu lam có bước sóng  vào một mẫu kim loại có công thoát là 2,48eV. Ánh sáng nào có thể gây ra hiện tượng quang điện?

A. Chỉ có màu lam

B. Cả hai đều không

C. Cả màu tím và màu lam

D. Chỉ có màu tím

Câu 4:

Khi ta nghiên cứu quang phổ vạch của một vật bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí các vạch người ta biết được:

A. Các nguyên tố hóa học cấu thành vật đó

B. Phương pháp kích thích vật dẫn đến phát quang

C. Các hợp chất hóa học tồn tại trong vật đó

D. Nhiệt độ của vật khi phát quang

Câu 5:

Chiếu một bức xạ có bước sóng 0,48 µm  lên một tấm kim loại có công thoát là 2,4.10-19J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng đi vào không gian có điện trường đều, theo hướng vectơ cường độ điện trường. Biết cường độ điện trường có giá trị 1000V/m. Quãng đường tối đa mà electron chuyển động được theo chiều vectơ cường độ điện trường là:

A. 0,83cm

B. 1,53cm

C. 0,37cm

D. 0,109cm

Câu 6:

Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng photon càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ

B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon

C. Photon có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên

D. Năng lượng của photon càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với photon đó càng nhỏ

Câu 7:

Công thoát của kẽm là 3,5eV. Biết độ lớn điện tích nguyên tố là e = 1,6.10-19C; hằng số Plang h = 6,625.10-34 Js; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Chiếu lần lượt vào bản kẽm ba bức xạ có bước sóng λ1 = 0,38µm; λ2 = 0,35µm; λ3 = 0,30µm. Bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trên bản kẽm?

A. không có bức xạ

B. hai bức xạ λ2 và λ3

C. cả ba bức xạ

D. chỉ một bức xạ λ3

Câu 8:

Trong nguyên tử hidro, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hidro, electron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính r = 1,325.10-9 m. Quỹ đạo đó là

A. O

B. N

C. L

D. M

Câu 9:

Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được tính theo công thức En=-13,6n2eV (n = 1; 2; 3;...). Khi chiếu lần lượt hai photon có năng lượng 10,2eV và 12,75eV vào đám nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản thì đám nguyên tử

A. chỉ hấp thụ được 1 photon có năng lượng 10,2eV

B. hấp thụ được cả hai photon

C. không hấp thụ được photon nào

D. chỉ hấp thụ được 1 photon có năng lượng 12,75eV

Câu 10:

Hồ quang điện không thể phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau:

A. Tia gamma 

B. Tia tử ngoại

C. Tia hồng ngoại

D. Ánh sáng nhìn thấy

Câu 11:

Giới hạn quang điện của canxi là λ0 = 0,45μm . Tìm công thoát electron ra khỏi bề mặt canxi

A. 3,12.10-19 J

B. 4,5.10-19 J

C. 4,42.10-19 J

D. 5,51.10-19 J

Câu 12:

Khi bị đốt nóng, các hạt mang điện tự do trong không khí :

A. Chỉ là ion dương 

B. Chỉ là ion âm

C. là electron, ion dương và ion âm

D. chỉ là electron

Câu 13:

Quang phổ vạch của chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch

A. Phụ thuộc vào nhiệt độ 

B. Phụ thuộc vào áp suất

C. Phụ thuộc vào cách kích thích

D. Chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất khí

Câu 14:

Giới hạn quang điện của một kim loại là 200 nm. Công thoát của kim loại có giá trị là

A. 0,0621 eV

B. 62,1 eV

C. 6,21 eV

D. 0,621 eV.

Câu 15:

Pin quang điện là nguồn điện, trong đó

A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

B. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

C. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

Câu 16:

Hạt tải điện trong chất điện phân là

A. ê lectron dẫn và lỗ trống

B. ion dương, ion âm và ê lectron

C. ê lectron tự do

D. ion dương và ion âm

Câu 17:

Trong quang phổ vạch của Hidro: Khi ê lectron từ quỹ đạo N chuyển về L thì phát ra phô tôn có bước sóng λ1, khi electron từ quỹ đạo L chuyển về quỹ đạo K thì phát ra phô tôn có bước sóng λ2. Khi ê lectron từ quỹ đạo N chuyển về quỹ đạo K thì phát ra phô tôn có bước sóng là

Câu 18:

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo tròn thì tương đương như một dòng điện tròn. Tỉ số cường độ dòng điện tròn của êlectron khi nguyên tử ở quỹ đạo dừng M và K là

A. 1/3

B. 1/9

C. 1/27

D. 1/81

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phôtôn ánh sáng?

A. mỗi phôtôn có một năng lượng xác định 

B. năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng màu đỏ

C. năng lượng phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau

D. phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động

Câu 20:

Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng

A. quang điện trong

B. quang - phát quang

C. tán sắc ánh sáng

D. huỳnh quang

Câu 21:

Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19 J. Cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108 m / s,giới hạn quang điện của đồng là

A. 0,30μ m

B. 0,65 μ m

C. 0,15 μm

D. 0,55 μ m

Câu 22:

Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo biểu thức EN=-E0n2 (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần sốf1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 = 0,8f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa là

A. 10 bức xạ

B. 6 bức xạ

C. 4 bức xạ

D. 15 bức xạ

Câu 23:

Hiện tượng quang điện là

A. Hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi bị chiếu sáng

B. Hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng

C. Hiện tượng tia catốt làm phát quang một số chất

D. Hiện tượng phát xạ tia catốt trong ống phát tia catốt

Câu 24:

Công thoát electron của một kim loại có giá trị 6,21eV, giới hạn quang điện của kim loại đó 

A. 0,12μm

B. 0,42μm

C. 0,32μm

D. 0,20μm

Câu 25:

Trong mô hình nguyên tử Hiđrô của Bo, với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectrôn tương ứng với trạng thái của M là

A. 12r0

B. 9r0

C. 16r0

D. 3r0

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây về pin quang điện là đúng

A. Điện trường tiếp xúc hướng từ n sang p

B. Điện cực dương của pin quang điện ở bán dẫn n

C. Dòng điện chạy qua pin quang điện theo chiều từ p sang n

D. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài

Câu 27:

Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính Bo là r0 =5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng của trạng thái kích thích thứ 3 là

 A. 132,5.10-11m

B. 21,2.10-11 m

C. 84,8.10-11 m

D. 47,7.10-11

Câu 28:

giới hạn quang điện của canxi là λ0 =0,45μm. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108m/s. Công thoát electrôn ra khỏi bề mặt canxi là

A. 5,51.10-19J

B. 4,42.10-19J

C. 3,12.10-19J

D. 4,53.10-19J

Câu 29:

Pin quang điện là nguồn điện, trong đó

A. Quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

B. Cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

C. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

D. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng

Câu 30:

Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4μm vào chất phát quang thì ánh sáng phát quang phát ra có bước sóng 0,6μm. Biết rằng cứ 100photôn chiếu vào thì có 5 photôn phát quang bật ra. Tỉ số giữa công suất của chùm sáng phát quang và công suất của chùm sáng kích thích bằng

A. 0,013

B. 0,067

C. 0,033

D. 0,075

Câu 31:

Hiện tượng quang – phát quang là

A. sự hấp thụ điện năng chuyển hóa thành quang năng

B. hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết trong khối bán dẫn

C. sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

D. hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại

Câu 32:

Một kim loại có công thoát 4,14 eV. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm, λ3 = 0,32 μm và λ4 = 0,35 μm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là

A. λ1, λ2 và λ3

B. λ1 và λ2

C. λ2, λ3 và λ4

D. λ3 và λ4

Câu 33:

Cho các bộ phận sau:(1) micro; (2) loa; (3) anten thu; (4) anten phát; (5) mạch biến điệu; (6) mạch tách sóng.Bộ phận có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản là

A. (1), (4), (5)

B. (2), (3), (6)

C. (1), (3), (5)

D. (2), (4), (6)

Câu 34:

Biết năng lượng tương ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được tính theo biểu thức En=-13,6n2 eV. Cho một chùm electron bắn phá các nguyên tử hidro ở trạng thái cơ bản để kích thích chúng chuyển lên trạng thái M. Vận tốc tối thiểu của chùm electron là

A. 1,55.106 m/s

B. 1,79.106 m/s

C. 1,89.106 m/s

D. 2,06.106 m/s

Câu 35:

Hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng

A. ion hóa

B. quang điện ngoài

C. quang điện trong

D. phát quang của các chất rắn

Câu 36:

Trường hợp nào sau đây khônggây ra hiệu ứng quang điện đối với canxi

(có giới hạn quang điện f0=23.105 Hz)?

A. 108 photon của bước sóng 400 nm (màu tím)

B. 105 photon của bước sóng 2 nm (tia X)

C. 106 photon của bước sóng 5 mm (tia hồng ngoại)

D. 102 photon của bước sóng 1 pm (tia gamma)

Câu 37:

Theo mẫu nguyên tử Bo về nguyên tử hiđrô, coi êlectron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân dưới tác dụng của lực tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân. Các mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định theo công thức E=-13,6n2 eV (n = 1,2,3…). Trong đó năng lượng E là tổng động năng Eđ và thế năng tương tác tĩnh điện giữa electron và hạt nhân Et. Biết Eđ = –Et / 2. Khi đang ở trạng thái cơ bản, nguyên tử hấp thụ một photon và chuyển lên trạng thái kích thích nên động năng giảm đi 10,2 eV. Photon nó đã hấp thụ có năng lượng bằng 

A. 3,4 eV

B. 10,2eV

C. 12,09 eV

D. 1,51eV

Câu 38:

Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là

A. 1

B. 20/9

C. 2

D. 3/4

Câu 39:

Biết hằng số Plăng là 6,625.10–34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,6625 µm là

A. 3.10–18 J

B. 3.10–20 J

C. 3.10–17 J

D. 3.10–19 J

Câu 40:

Nguyên tử hiđrô chuyển từ một trạng thái kích thích về trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn phát ra bức xạ có bước sóng 486 nm. Độ giảm năng lượng của nguyên tử hiđrô khi phát ra bức xạ này là

A. 4,09.10–15 J

B. 4,86.10–19 J

C. 4,09.10–19 J

D. 3,08.10–20 J