240 Bài tập Sóng cơ trong đề thi thử Đại học có lời giải (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai

A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

Câu 2:

Một sóng ngang có bước sóng λ lan truyền trên một sợi dây dài qua M rồi đến N cách nhau λ/6. Tại một thời điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 23 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là 3 cm. Biên độ sóng là

A. 4,13 cm.

 B. 3,83 cm.

C. 3,76 cm.

D. 3,36 cm.

Câu 3:

Một dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Thấy hai tần số tạo ra sóng dừng trên dây là 2964 Hz và 4940 Hz. Biết tần số nhỏ nhất tạo ra sóng dừng nằm trong khoảng từ 380 Hz đến 720 Hz. Với tần số nằm trong khoảng từ 8 kHz đến 11 kHz thì số tần số tạo ra sóng dừng là?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 5.

Câu 4:

Hai nguồn phát sóng kết hợp tại A, B trên mặt nước cách nhau 12 cm phát ra hai dao động điều hòa cùng tần số 20 Hz, cùng biên độ và cùng pha ban đầu. Xét điểm M trên mặt nước cách A, B những đoạn lần lượt là 4,2 cm và 9 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 32 cm/s. Muốn M là một điểm dao động với biên độ cực tiểu thì phải dịch chuyển nguồn tại B dọc đường nối A, B từ vị trí ban đầu một đoạn nhỏ nhất là

A. 0,53 cm.

B. 0,84 cm.

C. 0,83 cm.

D. 0,23 cm.

Câu 5:

Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng

A. biên độ.

B. cường độ âm.

C. mức cường độ âm.

D. tần số.

Câu 6:

Ở một mặt nước (đủ rộng), tại điểm O có một nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uo=4cos20πt (u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 m/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phương trình dao động của phần tử nước tại điểm M (ở mặt nước), cách O một khoảng 50 cm là

Câu 7:

Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 60 m/s.

B. 80 m/s.

C. 40 m/s.

D. 100 m/s.

Câu 8:

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA - uB = 4cos100πt (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A. Khoảng cách MA nhỏ nhất là

A. 6,4 cm.

B. 8,0 cm.

C. 5,6 cm.

D. 7,0 cm.

Câu 9:

Ở mặt thoáng của một chất lỏng, tại hai điểm A và B cách nhau 20 cm có hai nguồn sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha, cùng biên độ và cùng tần số 50 Hz. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm dao động có biên độ cực đại là

A. 7.

B. 6.

C. 8.

D. 9.

Câu 10:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.

B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.

C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.

D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.

Câu 11:

Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này:

A. là âm nghe được.

B. là siêu âm.

C. truyền được trong chân không.

D. là hạ âm.

Câu 12:

Cho một sợi dây đàn hồi, thẳng, rất dài. Đầu O của sợi dây dao động với phương trình u=4cos20πt (cm) (t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Tốc độ truyền sóng trên dây là 0,8 m/s. Li độ của điểm M trên dây cách O một đoạn 20 cm theo phương truyền sóng tại thời điểm t = 0,35 s bằng

A. 22 cm

B. -22 cm

C. 4 cm

D. ‒4 cm

Câu 13:

Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tăng thêm 70 dB thì cường độ âm tại điểm đó tăng

A. 107 lần.

B. 106 lần.

C. 105 lần.

D. 103 lần.

Câu 14:

Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u=acos40πt (a không đổi, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng S1S2 dao động với biên độ cực đại là

A. 2 cm.

B. 6 cm.

C. 1 cm.

D. 4 cm.

Câu 15:

Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. L + 20 (dB).

B. L + 100 (dB).

C. 100L (dB).

D. 20L (dB).

Câu 16:

Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài với tốc độ truyền sóng là 4 m/s và tần số sóng có giá trị từ 33 Hz đến 43 Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là

A. 37 Hz.

B. 40 Hz.

C. 42 Hz.

D. 35 Hz.

Câu 17:

Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u=5cos(6πt-πx) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng bằng

A. 3 m/s

B. 6 m/s

C. 16 m/s

D. 13 m/s

Câu 18:

Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.

B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.

C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.

D. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.

Câu 19:

Biết cường độ âm chuẩn là 10‒12 W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10‒5 W/m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó là

A. 9 B.

B. 7 B.

C. 12 B.

D. 5 B.

Câu 20:

Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Kể cả đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 1,2 m/s.

B. 2,9 m/s.

C. 2,4 m/s.

D. 2,6 m/s.

Câu 21:

Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là UN=0,08cosπ2(t-4) (m) thì phương trình sóng tại M là

Câu 22:

Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng trên dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng

A. 18 Hz.

B. 25 Hz.

C. 23 Hz.

D. 20 Hz.

Câu 23:

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là.

A. 0,3m 

B. 0,6m

C. 1,2m

D. 2,4m

Câu 24:

Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp cùng pha có biên độ 1,5A và 2A dao động vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại một điểm M cách hai nguồn những khoảng d1=5,75λ  và d2=9,75λ  sẽ có biên độ dao động

A. AM=3,5A

B. AM=6,25A

C. AM=3A

D. AM=2A

Câu 25:

Hình dạng sóng truyền theo chiều dương trục Ox ở một thời điểm có dạng như hình vẽ, ngay sau thời điểm đó chiều chuyển động của các điểm A, B, C, D và E là.

A. Điểm A và D đi xuống còn điểm B, C và E đi lên.

B. Điểm B, C và E đi xuống còn A và D đi lên.

C. Điểm A, B và E đi xuống còn điểm C và D đi lên.

D. Điểm C và D đi xuống và A, B và E đi lên.

Câu 26:

Trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A, B, C, một nguồn điểm phát âm công suất P đặt tại điểm O, di chuyển một máy thu âm từ A đến C thì thấy rằng. mức cường độ âm tại B lớn nhất và bằng 20lg(200)dB còn mức cường độ âm tại A và C là bằng nhau và 40 dB. Bỏ nguồn âm tại O, đặt tại A một nguồn âm điểm phát âm công suất , để mức cường độ âm tại B không đổi thì

A. P1=P/3

B. P1=5P

C. P1=P/5

D. P1=3P

Câu 27:

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u=2cos(40πt-πx)  (mm). Biên độ của sóng này là

A. 2 mm.

B. 4 mm.

C. πmm.

D. 40π mm.

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16 Hz đến 20 kHz.

B. Sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm đều là sóng cơ.

C. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc.

D. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe được.

Câu 29:

Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Vận tốc truyền sóng trên dây là.

A. 8 m/s.

B. 4m/s.

C. 12 m/s.

D. 16 m/s.

Câu 30:

Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 100cm dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1s. Biết tốc độ truyền sóng là v = 3 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng qua điểm N và vuông góc với AB (biết N nằm trên AB và cách A là 10cm và cách B là 90cm). Để tại M có biên độ cực tiểu thì M cách AB một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu (M khác N).

A. 24,3 cm

B. 42,6 cm

C. 51,2 cm

D. 35,3 cm

Câu 31:

Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là

A. 1500 Hz

B. 1000 Hz

C. 500 Hz

D. 2000 Hz

Câu 32:

Với cùng một ngưỡng nghe, hai âm có mức cường độ âm chênh nhau 2dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là.

A. 1,26

B. 100

C. 1,58

D. 20

Câu 33:

Lúc đầu t = 0, đầu O của sợi dây cao su bắt đầu dao động đi lên với chu kì 2s, biên độ 5cm, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2m/s. Điểm M trên dây cách O một đoạn 1,4m. Thời điểm đầu tiên để phần tử tại M đến vị trí thấp hơn vị trí cân bằng 2,5cm xấp xỉ bằng.

A. 1,2 s

B. 1,5 s

C. 1,87 s

D. 1 s

Câu 34:

Hai nguồn phát sóng A, B giống hệt nhau, cách nhau 8,6cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng bằng λ = 2cm. Một đường thẳng xx’ song song với AB cách AB 2cm, cắt đường trung trực AB tại C. Khoảng cách từ một điểm M trên xx’ cách xa C nhất có biên độ dao động cực đại là

A. 5cm

B. 4,21cm

C. 6,46cm

D. 5,56cm

Câu 35:

Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn

B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.

C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.

Câu 36:

Khi sóng ngang truyền qua một môi trường vật chất đàn hồi, các phần tử vật chất của môi trường sẽ

A. dao động theo phương vuông góc phương truyền sóng với tần số bằng tần số dao động của nguồn sóng.

B. chuyển động theo phương vuông góc phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc sóng.

C. dao động theo phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc dao động của nguồn sóng.

D. chuyển động theo phương truyền sóng với vận tốc bằng vận tốc sóng.

Câu 37:

Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ6  , sóng có biên độ A, tại thời điểm t1 = 0 có uM = a cm và uN = ‒a cm (a > 0). Biết sóng truyền từ N đến M. Thời điểm t2 liền sau đó có uM =  a3cm là

A. 3T/4

B. T/12

C. T/4

D. T/3

Câu 38:

Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt thoáng chất lỏng dao động theo phương trình uA=uB=4cos(100πt)  mm. Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ sóng v=15cm/s. Hai điểm M1,M2  cùng nằm trên một elip nhận A, B làm tiêu điểm có AM1-BM1=1  cm và AM2-BM2=3,5  cm. Tại thời điểm li độ của M1 là 3mm thì li độ của M2 tại thời điểm đó là

A. 3 mm

B. ‒3 mm

C.  -3mm

D. -33 mm

Câu 39:

Độ cao của âm phụ thuộc yếu tố nào sau đây

A. Đồ thị dao động của nguồn âm

B. Độ đàn hồi của nguồn âm

C. Biên độ dao động của nguồn âm

D. Tần số của nguồn âm

Câu 40:

Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 1m và có 10 ngọn sóng đi qua trước mặt trong 9s. Vân tốc truyền sóng trên mặt nước là.

A. 1,25m/s

B. 0,9 (m/s)

C. 10/9 (m/s)

D. 1m/s