240 Bài tập Sóng cơ trong đề thi thử Đại học có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, có đầu A gắn với nguồn, đầu B cố định. Khi dây rung với tần số f thì trên dây xuất hiện sóng dừng ổn định với n điểm bụng. Nếu đầu B được thả tự do thì khi tăng hay giảm tần số một lượng nhỏ nhất f =f12  thì trên dây lại xảy ra sóng dừng ổn định. Giá trị của n là.

A. 8

B. 6

C. 7

D. 9

Câu 2:

Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. A là điểm nút, B là một điểm bụng, giữa A và B không còn nút hay bụng nào khác. Vị trí cân bằng của B cách A một khoảng 10cm. C, B ở về hai phía đối với A, vị trí cân bằng của C cách A một khoảng 1403  cm. Thời điểm t = 0 B và C có cùng li độ, sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,1s thì điểm B có độ lớn li độ bằng biên độ của điểm C. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 13 m/s

B. 43 m/s

C. 23 m/s

D. 83 m/s

Câu 3:

Chỉ ra câu sai. Âm RÊ của một cây đàn ghita và của một cái kèn có thể cùng

A. âm sắc.

B. độ to.

C. độ cao.

D. cường độ âm.

Câu 4:

Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75 cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây đó bằng.

A. 75 m/s

B. 300 m/s

C. 225 m/s

D. 5 m/s

Câu 5:

Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây rất dài với biên độ không đổi, ba điểm A, B và C nằm trên sợi dây sao cho B là trung điểm của AC. Tại thời điểm t1, li độ của ba phần tử A, B, C lần lượt là ‒4,8mm; 0mm; 4,8mm. Nếu tại thời điểm t2, li độ của A và C đều bằng +5,5mm, thì li độ của phần tử tại B là

A. 10,3mm.

B. 11,1mm.

C. 5,15mm.

D. 7,3mm.

Câu 6:

Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 8 cm, có hai nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình uA=uB=acos(ωt)  . C, D là 2 điểm trên mặt chất lỏng sao cho ABCD là hình vuông. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=2-1  (m/s). Để trên đoạn CD có đúng 3 điểm tại đó dao động với biên độ cực đại thì tần số dao động của nguồn phải thõa mãn

A. f12,5 Hz

B. 12,25  f 25 Hz

C. f 25 Hz

D. 12,5  f 25 Hz

Câu 7:

Chọn câu sai khi nói về môi trường truyền âm và vận tốc âm?

A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí.

B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt

C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường

D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi truờng

Câu 8:

Cho nguồn song O trên mặt nước dao động theo phương trình: u0=Acos ωt cm. Điểm M nằm trên một phương truyền sóng cách O là 1/3 bước sóng, ở thời điểm t=T/2 (T là chu kì sóng) thì li độ là 5 cm. Biên độ A bằng:

A. 5,8 cm

B. 7,7 cm

C. 10 cm

D. 8,5 cm

Câu 9:

Một sợi dây đàn hồi có với hai đầu A, B. Đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số 50Hz theo phương vuông góc với AB, đầu B đuợc giữ cố định. Trên dây có sóng dừng với 4 bụng sóng, coi A và B là nút sóng. Biết AB = 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 40 m/s

B. 5 m/s

C. 10 m/s

D. 20 m/s

Câu 10:

Một sợi dây AB dài 1m căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng ổn định với tần số 80 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Điểm M trên dây cách A là 4 cm. Trên dây còn bao nhiêu điểm cùng biên độ và cùng pha với M?

A. 6

B. 7

C. 14

D. 12

Câu 11:

Khi một nguồn sóng hoạt động tạo ra sóng trên mặt nước, các phần tử nơi có sóng truyền qua thực hiện

A. dao động riêng.

B. dao động cưỡng bức

C. dao động duy trì

D. dao động tắt dần

Câu 12:

Trong quá trình truyền sóng, khi gặp vật cản thì sóng bị phản xạ. Tại điểm phản xạ thì sóng tới và sóng phản xạ sẽ

A. luôn cùng pha

B. không cùng loại

C. luôn ngược pha

D. cùng tần số

Câu 13:

Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là.

A. nhạc âm

B. siêu âm

C. âm thanh

D. hạ âm

Câu 14:

Tiếng ồn vượt qua 90 dB bắt đầu gây mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược thần kinh cho con người. Tại một khu dân cư, có một nhà máy cơ khí gây ra tiếng ồn có mức cường độ âm 110 dB cách khu dân cư 100 m. Để không ảnh hưởng sức khỏe của người dân sống tại khu dân cư thì nhà máy đó cần ra xa khu dân cư thêm ít nhất là

A. 5000 m

B. 300 m

C. 900 m.

D. 1000m

Câu 15:

Một chiếc đàn ghi-ta phát ra âm cơ bản 440Hz. Họa âm bậc ba của âm trên có tần số

A. 220 Hz

B. 660 Hz

C. 1320 Hz

D. 880 Hz

Câu 16:

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u=Acos2,5πx-4t cm (với t tính bằng s; x tính bằng m). Tốc độ truyền sóng này là

A. 4 m/s

B. 5 m/s

C. 15 m/s

D. 20 m/s

Câu 17:

Trên một sợi dây một đầu cố định một đầu thả tự do có thể có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 30Hz và 50Hz. Khi có sóng dừng với tần số 50Hz thì trên dây có bao nhiêu bụng sóng (tính cả hai đầu dây)?

A. 5 bụng

B. 2 bụng

C. 3 bụng

D. 4 bụng

Câu 18:

Trên mặt nước có hai nguồn sóng S1, S2 đồng bộ với tần số 50Hz đặt cách nhau 10cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. C là một điểm trên mặt nước sao cho CS1 = CS2 = 10cm. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đoạn thẳng CS2, điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách S2 một đoạn ngắn nhất có giá trị gần nhất

A. 4 mm

B. 7 mm

C. 9 mm

D. 5 mm

Câu 19:

Trên mặt nước cho hai nguồn sóng dao động theo phưong trình là u1=u2=2cos10πt+π cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 0,6m/s. Biên độ dao động tổng hợp tại vị trí cách hai nguồn những khoảng tương ứng d1 = 12cm và d2 = 20cm là.

A. 2 cm.

B. 22  cm.

C. 0 cm

D. 4 cm

Câu 20:

Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường

A. chất rắn và bề mặt chất lỏng.

B. chất khí và trong lòng chất rắn.

C. chất rắn và trong lòng chất lỏng

D. chất khí và bề mặt chất rắn.

Câu 21:

Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u=2cos(20πt+π/3 mm (t tính bằng s). Sóng truyền theo đuờng thẳng Ox với tốc độ 1 m/s. Trên một phương truyền sóng, trong khoảng từ O đến M cách O 42,5 cm có bao nhiêu điểm mà các phần tử ở đó chậm pha hơn các phần tử ở nguồn π/6 ?

A. 4

B. 5

C. 8

D. 9

Câu 22:

Trên một sợi dây dài 30 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trên dây có tất cả 2 điểm M, N luôn dao động với biên độ cực đại. Chọn phương án đúng

A. MN < 15,6 cm

B. MN = 30 cm

C. MN > 15,1 cm

D. MN = 15 cm

Câu 23:

Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng giống nhau A, B cách nhau 44 cm. M, N là hai điểm trên mặt nước sao cho ABMN là hình chữ nhật. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng do hai nguồn phát ra là 8 cm. Khi trên MN có số điểm dao động với biên độ cực đại nhiều nhất thì diện tích hình nhữ nhật ABMN lớn nhất có thể là

A. 184,8 mm2

B. 260 cm

C. 184,8 cm2

D. 260 mm2

Câu 24:

Một nguồn âm điểm đặt tại O trong một môi truờng đẳng huớng, không hấp thụ âm. Hai điểm M và N cách nhau 90 m nằm trên cùng một huớng truyền âm Ox, có mức cuờng độ âm là LM = 40 dB và LN = 20 dB. Để mức cuờng độ âm tại trung điểm của MN là 30 dB thì nguồn âm phải dịch chuyển theo hướng Ox đến vị trí cách O một đoạn ngắn nhất là

A. 20,57 m

B. 16,24 m

C. 25,46 m

D. 23,38 m

Câu 25:

Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là

A.λ=vT=vf

B.v=1f=Tλ

C.λ=Tv=fv

D.f=1T=vλ

Câu 26:

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là

A. 5

B. 2

C. 3.

D. 4

Câu 27:

Một nguồn âm phát sóng cầu trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm. Tại điểm cách nguồn âm 1 m thì mức cường độ âm bằng 70 dB. Tại điểm cách nguồn âm 5 m có mức cường độ âm bằng.

A. 56 dB

B. 100 dB

C. 47 dB

D. 69 dB

Câu 28:

Giao thoa sóng nước với hai nguồn giống hệt nhau A, B cách nhau 20 cm có tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 2 m/s. Trên mặt nước xét đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm trên đường tròn dao động với biên độ cực tiểu cách đường thẳng qua A, B một đoạn lớn nhất là

A. 19,84 cm

B. 16,67 cm

C. 18,37 cm

D. 19,75 cm

Câu 29:

M, N và P là 3 vị trí cân bằng liên tiếp trên một sợi dây đang có sóng dừng mà các phần tử tại đó dao động với cùng biên độ bằng 3 cm. Biết vận tốc tức thời của hai phần tử tại N và P thỏa mãn vm.vp0; MN = 40 cm, NP = 20 cm; tần số góc của sóng là 20rad/s. Tốc độ dao động của phần tử tại trung điểm của NP khi sợi dây có dạng một đoạn thẳng bằng

A. 403 m/s

B. 40 cm/s

C. 40 m/s 

D.403 cm/s 

Câu 30:

Để phân biệt được sóng ngang và sóng dọc ta dựa vào

A. phương dao động và tốc độ truyền sóng

B. tốc độ truyền sóng và bước sóng

C. phương dao động và phương truyền sóng

D. phương truyền sóng và tần số sóng

Câu 31:

Một nguồn âm được đặt ở miệng một ống hình trụ có đáy bịt kín. Tăng dần tần số của nguồn bắt đầu từ giá trị 0. Khi tần số nhận được giá trị thứ nhất là f1 và tiếp theo là f2, f3, f4 thì ta nghe được âm to nhất. Ta có tỉ số

A. f2f4=37

B. f3f1=3

C.f2f1=32

D.f4f1=4

Câu 32:

Lúc t = 0, đầu O của sợi dây cao su bắt đầu dao động đi lên với chu kì 2 s. Biên độ 5 cm, tạo thành sóng lan truyền trên dây với tốc độ 2 m/s. Điểm M trên dây cách O một đoạn 1,5 m. Thời điểm đầu tiên để phần tử tại M đến vị trí thấp hơn vị trí cân bằng 2,5 cm xấp xỉ bằng

A. 1,2 s

B. 2,5 s.

C. 1,9 s.

D. 1 s

Câu 33:

Trên một sợi dây đàn hồi AC đang có sóng dừng ổn định với tần số f. Hình ảnh sợi dây tại thời điểm t (nét đứt) và thời điểm  (nét liền) được cho như hình vẽ. Tỉ số giữa quãng đườnt+l4fg mà B đi được trong một chu kì với quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì là

A. 1.

B. 2

C. 5.

D. 1,25.

Câu 34:

Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Biết AB = 20 cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3 m/s. Ở mặt nước, O là trung điểm của AB, gọi Ox là đường thẳng hợp với AB một góc 60°. M là điểm trên Ox mà phần tử vật chất tại M dao động với biên độ cực đại (M không trùng với O). Khoảng cách ngắn nhất từ M đến O là

A. 1,72 cm

B. 2,69 cm

C. 3,11 cm

D. 1,49 cm

Câu 35:

 Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?

A.v=λf

B.v=λf

C.v=2πλf

D.v=fv

Câu 36:

Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0=10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là

A. 70 dB

B. 80 dB

C. 60 dB

D. 50 dB

Câu 37:

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB=8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ=2 cm. Một đường thẳng () song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên  là

A. 0,56 cm

B. 0,64 cm

C. 0,43 cm

D. 0,5 cm

Câu 38:

Một sợi dây AB=120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định trên sợi dây xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM=5 cm, ON=10cm, tại thời điểm t vận tốc dao động của M là 60 cm/s thì vận tốc dao động của N là

A. 303 cm/s

B. -603cm/s

C. 603 cm/s

D. 60 cm/s

Câu 39:

Tại điểm M trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Khảo sát mức cường độ âm L tại điểm N trên trục Ox có tọa độ x m, người ta vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của L vào logx như hình vẽ bên. Mức cường độ âm tại điểm N khi x=32 m gần nhất với giá trị?

A. 82 dB

B. 84 dB

C. 86 dB

D. 88 dB

Câu 40:

Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

B. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất

C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang

Câu 41:

Tần số của âm cơ bản và họa âm do một dây đàn phát ra tương ứng bằng với tần số của sóng cơ để trên dây đàn có sóng dừng. Trong các họa âm do dây đàn phát ra, có hai họa âm ứng với tần số 2750Hz và 3850Hz. Biết âm cơ bản của dây đàn có tần số nằm trong khoảng từ 300Hz đến 800Hz. Trong vùng tần số của âm nghe được có tối đa bao nhiêu tần số của họa âm (kể cả âm cơ bản) của dây đàn này?

A. 35

B. 34

C. 36

D. 38