240 Bài tập Sóng cơ trong đề thi thử Đại học có lời giải (P8)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng
A. xuất phát từ hai nguồn bất kì.
B. xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau.
C. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ
D. xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp cùng phương
Một sợi dây đàn hồi dài 130 cm, được rung với tẩn số f, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định. Người ta đo được khoảng cách giữa một nút và một bụng ở cạnh nhau bằng 10cm. Sợi dây có
A. sóng dừng với 13 nút.
B. sóng dừng với 13 bụng.
C. một đầu cố định và một đầu tự do.
D. hai đầu cố định.
Một nguồn O phát sóng cơ có tần số 10 Hz truyền theo mặt nước theo đường thẳng với v= 60 cm/s. Gọi M và N là điểm trên phương truyền sóng cách O lần lượt 20 cm và 45 cm. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động lệch pha với nguồn O góc ?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Nguồn sóng ở o dao động với tần số 10 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4 m/s theo phương Oy; trên phương này có hai điểm P và Q với PQ= 15 cm. Biên độ sóng bằng a= 1cm và không thay đổi khi lan truyền. Nếu tại thời điểm t nào đó P có li độ 0 cm thì li độ tại Q là
A. 0 cm
B. 2 cm
C. 1 cm
D. -1 cm
Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng cho sóng cơ học là không đúng?
A. Chu kỳ của sóng đúng bằng chu kỳ dao động của các phần tử môi trường.
B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
C. Tốc độ truyền sóng đúng bằng tốc độ dao động của các phần tử môi trường.
D. Tần số của sóng đúng bằng tần số đao động của các phẩn tử môi trường.
Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m, hai đầu cố định, có sóng dừng với hai bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên dây là
A. 1 m.
B. 2 m.
C. 0,25 m.
D. 0,5 m.
Sóng truyền theo phương ngang trên một sợi dây dài với tần số 10 Hz. Điểm M trên dây tại một thời điểm đang ở vị trí cao nhất và tại thời điểm đó điểm N cách M một khoảng 5 cm đang đi qua vị trí có li độ bằng nửa biên độ và đi lên. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền. Biết khoảng cách MN nhỏ hơn bước sóng của sóng trên dây. Chọn đáp án đúng cho tốc độ truyền sóng và chiều truyền sóng.
A. 60 cm/s, truyền từ M đến N.
B. 3 m/s, truyền từ N đến M.
C. 60 cm/s, truyền từ N đến M.
D. 3 m/s, truyền từ M đến N.
Một sóng cơ lan truyền trên sợi dây từ C đến B với chu kì T=2 s, biên độ không đổi. Ở thời điểm , ly độ các phần tử tại B và C tương ứng là -20 mm và +20 mm; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t, li độ các phần tử tại B và C cùng là +8 mm. Tại thời điểm li độ của phần tử D có li độ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,55 mm.
B. 6,62 mm.
C. 6,88 mm.
D. 21,54 mm.
Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là
A. 3
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Giao thoa
A. chỉ xảy ra khi ta thực hiện với sóng cơ
B. chỉ xảy ra khi ta thực hiện thí nghiệm trên mặt nước
C. là hiện tượng đặc trưng cho sóng
D. là sự chồng chất hai sóng trong không gian
Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng bằng
A. 3 m/s.
B. m/s.
C. 6 m/s.
D. m/s
Tại O có một nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất không đổi. Một người đi bộ từ A đến C theo một đường thăng và lắng nghe âm thanh từ nguổn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng:
A.
B.
C.
D.
Một nguồn âm O, phát sóng âm theo mọi phương như nhau. Hai điểm A, B nằm trên cùng đường thẳng đi qua nguồn O và cùng bên so với nguồn. Khoảng cách từ B đến nguổn lớn hơn từ A đến nguồn bốn lần. Nếu mức cường độ âm tại A là 60 dB thì mức cường độ âm tại B xấp xỉ bằng
A. 48 dB.
B. 160 dB.
C. 15 dB.
D. 20 dB.
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng cơ học ?
A. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng âm truyền được trong chân không.
Sóng cơ truyền theo trục Ox với phương trình
(trong đó x tính bằng centimet và t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là
A. 200 cm/s
B. 50 cm/s
C. 100 cm/s.
D. 150 cm/s.
Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 30 dB và 50 dB. Cường độ âm tại M nhỏ hơn cường độ âm tại N
A. 100 lần.
B. 1000 lần.
C. 20 lần.
D. 10000 lần.
Một sóng dừng trên dây có dạng .
Trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử P trên dây, x tính bằng cm là khoảng cách từ nút O của dây đến điểm P. Điểm trên dây dao động với biên độ bằng mm cách bụng sóng gần nhất đoạn 2 cm. Vận tốc dao động của điểm trên dây cách nút 4 cm ở thời điểm t = 1 s là
A. -4mm/s
B. 4mm/s
C. 0,5mm/s
D. mm/s
Trong sự truyền sóng cơ, để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta căn cứ vào
A. Phương dao động của phần tử vật chất và phương truyền sóng
B. Môi trường truyền sóng
C. Vận tốc truyền sóng
D. Phương dao động của phần tử vật chất
Một sóng âm truyền trong một môi trường. Biết cường độ âm tại một điểm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn của âm đó thì mức cường độ âm tại điểm đó là
A. 50 dB
B. 10 dB
C. 100 dB
D. 20 dB
Một sóng cơ lan truyền đi với vận tốc 2 m/s với tần số 50 Hz. Bước sóng của sóng này có giá trị là
A. 1 cm
B. 0,04 cm
C. 100 cm
D. 4 cm
Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trọng quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 3 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là -3 cm. Biên độ sóng bằng:
A. cm
B. 3 cm.
C. cm
D. 6 cm.
Xét một sóng ngang có tần số f = 10 Hz và biên độ a= cm, lan truyền theo phương Oy từ nguồn dao động O, với tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Điểm P nằm trên phương truyền sóng, có tọa độ y = 17 cm. Khoảng cách lớn nhất giữa phần tử môi trường tại O và phần tử môi trường tại P là
A. 22 cm.
B. 21 cm.
C. 22,66 cm.
D. 17,46 cm.
Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng ?
A. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phân tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phân tử dao động .
C. Vận tốc của sóng chính bằng vận tốc dao động của các phân tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 20 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 50 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 3m/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2 là
A. 7.
B. 6.
C. 8.
D. 9.
Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 16m, dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Điểm M nằm trên mặt nước và nằm trên đường trung trực của AB cách trung điểm O của AB một khoảng nhỏ nhất bằng cm luôn dao động cùng pha với O. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng
A. 2 m/s.
B. 4 m/s.
C. 6 m/s.
D. 8 m/s.
Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dung đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng, sau 2s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm không khí là 340 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Độ sâu ước lượng của giếng là
A. 19 m.
B. 340 m
C. 680 m
D. 20 m.
Thực hiện thí nghiệm giao thoa tại mặt nước với hai nguồn kết hợp dao động cùng biên độ, đồng pha và theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng tại S1 và S2. Biết khoảng cách S1S2 bằng 27,6 cm và sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 8 cm. Gọi ( E) là đường elip trên mặt nước nhận S1 và S2 là hai tiêu điểm và đi qua điểm N là điểm thuộc vân giao thoa trung tâm và cách trung điểm của S1S2 một khoàng 12 cm. Số điểm trong vùng điện tích mặt nước bao quanh bởi (E) dao động với biên độ cực đại và lệch pha so với hai nguồn S1 và S2 là
A. 28.
B. 14.
C. 24.
D. 18.
Khi nói về sóng cơ, phát biều nào sai là?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phân từ vật chất trong một môi trường.
C. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
D. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.
Hai sóng phát ra từ hai nguồn đồng bộ. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng.
B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
C. một số nguyên lần bước sóng
D. một số lẻ lần bước sóng.
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số 80 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính từ đường trung trực của hai nguồn, điểm M cách hai nguồn lần lượt là 10,25 cm và 16,75 cm nằm trên
A. đường cực tiểu thứ 6.
B. đường cực tiểu thứ 7.
C. đường cực đại bậc 6.
D. đường cực đại bậc 7.
Cho một sóng dọc cơ học có tốc độ truyền sóng v= 200 cm/s, truyền đi theo một phương với biên độ A coi như không đổi. Hai điểm M và N là hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng và dao động ngược qua với nhau. Trong quá trình dao động, khoảng cách nhỏ nhất và lớn nhất giữa M và N là 12 cm và 28 cm. Tốc độ dao động cực đại tại một điểm trên phương truyền sóng gần nhất giá trị nào sau đây:
A. = 126 cm/s
B. = 667 cm/s
C. = 267 cm/s
D.= 546 cm/s
Trên mặt nước tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm người ta tạo ra hai nguồn phát sóng cơ dao động theo phương thẳng đứng có phương trình . Sóng truyền đi với tốc độ v (với và có biên độ không thay đổi. Tại điểm M trên mặt nước thuộc trung trực của AB với AM= 14 cm dao động cùng pha với dao động tại A. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên AB là
A. 18.
B. 22.
C. 16.
D. 20.
Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng
A. Khoảng cách giũa hai nút hoạc hai bụng.
B. Độ dài của sợi dây
C. Hai lần độ dài của dây
D. Hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng kề nhau
Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40dB và 80dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
A. 1000 lần.
B. 10000 lần.
C. 40 lần.
D. 4 lần.
Ở đầu một thanh thép đàn hồi dao động với chu kì 1s có gắn một quả cầu nhỏ chạm nhẹ vào mặt nước, khi đó trên mặt nước hình thành sóng tròn tâm O. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s Khoảng cách từ đỉnh sóng thứ 4 đến đỉnh sóng thứ 9 kể từ tâm O trên cùng một phương truyền sóng là
A. 1,6m
B. 2m
C. 2,4m
D. 2,5m
Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O trên mặt nước với tần số 80 Hz. Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước dao động. Biết và OM vuông góc với ON. Cho biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 48 cm/s Số điểm mà phần tử nước dao động cùng pha với dao động của nguồn O trên đoạn MN là
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
Cho sóng âm phát đi từ nguồn điểm O qua A rồi tới B. Hai điểm A, B cách nhau 340m Biết tỉ số biên độ sóng tại A và B là 22/5 Vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s Mức cường độ âm tại A là
Bỏ qua sự hấp thụ năng lượng sóng âm của môi trường. Biết cường độ âm chuẩn là
Năng lượng mà nguồn âm đã truyền qua khoảng không gian giới hạn giữa hai mặt cầu tâm O bán kính OA và bán kính OB là
A.
B.
C.
D.
Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
B. Siêu âm có có tần số lớn hơn 20 kHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể truyền trong chất rắn.
Một sóng cơ học lan truyền trong không gian, M và N là hai điểm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 2,5cm. Phương trình sóng tại hai điểm M, N lần lượt là
(t tính bằng giây). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng truyền từ M đến N với tốc độ 1 m/s.
B. Sóng truyền từ N đến M với tốc độ 1 m/s.
C. Sóng truyền từ M đến N với tốc độ 2 m/s.
D. Sóng truyền từ N đến M với tốc độ 2 m/s.
Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 25cm, dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số tạo ra sóng có bước sóng 2 cm. M là một điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 20 cm và 15 cm. Gọi N là điểm đối xứng với M qua AB. Số điểm dao động cực đại, cực tiểu trên MN lần lượt là
A.1
B. 2
C. 3
D. 4