240 Bài tập thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải chi tiết (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khu vực nào ở nước ta có mùa đông đến muộn, kết thúc sớm?

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc

D. Trường Sơn Nam

Câu 2:

Cây trồng được người dân Tây Nam Á trồng phổ biến trên các ốc đảo là

A. cây xương rồng.

B. cây cỏ an pha.

C. cây chà là.

D. cây cao lương.

Câu 3:

Vào mùa đông từ phía nam vĩ tuyến 160B (dãy Bạch Mã) loại gió chiếm ưu thế là:

A. Gió mùa đông bắc

B. Gió mùa tây nam

C. Gió tây khô nóng

D. Gió Tín Phong 

Câu 4:

Vành đai công nghiệp mới của Hoa Kì “vành đai mặt trời” nằm ở

A. vùng đông Bắc.

B. vùng phía tây và phía nam.

C. vùng trung tâm.

D. giáp biên giới với Canađa.

Câu 5:

Hoang mạc nào dưới đây không phải của Trung Quốc?

A. Gô Bi.

B. Badain Jaran.

C. Tacla Macan.

D. Tha.

Câu 6:

Ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, khai thác than và cơ khí là thế mạnh của cụm công nghiệp nào sau đây?

A. Đáp cầu – Bắc Giang

B. Hải Phòng - Hạ Long – Cẩm Phả

C. Đông Anh - Thái Nguyên

D. Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ

Câu 7:

Sự phát triển của nhà máy lọc dầu số một nước ta gắn liền với cảng:

A. Hải Phòng

B. Đà Nẵng

C. Chân Mây (Thừa Thiên – Huế)

D. Dung Quất (Quảng Ngãi)

Câu 8:

Hoạt động kinh tế biển nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Hoạt động du lịch biển – đảo

B. Phát triển công nghiệp khai thác than

C. Khai thác khoáng sản biển 

D. Phát triển mạnh giao thông vận tải biển

Câu 9:

Thế mạnh tự nhiên nào đã giúp Đồng bằng sông Hồng đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính?

A. Đất đai màu mỡ

B. Nguồn nước phong phú

C. Khí hậu có một mùa động lạnh kéo dài 2 – 3 tháng

D. Ít có thiên tai

Câu 10:

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho dân số Ôxtrâylia liên tục tăng trong những năm gần đây là

A. tỉ suất sinh thô cao.

B. tỉ suất tử thô thấp.

C. số người trong độ tuổi sinh để lớn.

D. tỉ lệ người nhập cư cao.

Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm ở vị trí “Ngã ba Đông Dương”?

A. Kon Tum 

B. Đắk Lăk

C. Đắk Nông

D. Lâm Đồng

Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20 cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

A. Nghệ An, Quảng Bình

 B. Kon Tum, Lâm Đồng

C. Thanh Hóa, Quảng Bình

D. Tuyên Quang, Hà Giang

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Đà Nẵng

B. Nha Trang

C. Quy Nhơn

D. Quảng Ngãi

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ cây công nghiệp trang 19 hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất ở Tây Nguyên?

A. Đắc Lắk

B. Gia Lai 

C. Lâm Đồng

D. Kon Tum

Câu 15:

Cái nhất nào dưới đây thuộc về châu Phi trong những năm gần đây?

A. Dân số đông nhất.

B. Tỉ lệ dân thành thị nhiều nhất.

C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên dẫn đầu thế giới.

D. Nợ nước ngoài nhiều nhất thế giới.

Câu 16:

Quần đảo nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta:

A. Hoàng Sa, Trường Sa, Cồn Cỏ, Lí Sơn

B. Hoàng Sa, Trường Sa, Bạch Long Vĩ, Phú Quý

C. Hoàng Sa, Trường Sa, Lí Sơn, Phú Quý

D. Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc, Hoàng Sa

Câu 17:

Hiện nay chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ

A. số lượng lao động làm việc trong các công ty liên doanh ngày càng tăng.

B. nâng cao trình độ dân trí của người dân.

C. đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

D. những thành tựu phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

Câu 18:

Dân cư khu vực Tây Nam Á tập trung đông nhất tại

A. sơn nguyên Iran.

B. bán đảo A rập.

C. đồng bằng Lưỡng Hà.

D. đồng bằng Lưỡng Hà và ven vịnh Pec xich.

Câu 19:

Khó khăn chủ yếu về mặt tự nhiên gây thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân nước ta là:

A. hệ thống cảng cá chưa đáp ứng được nhu cầu.

B. thị trường thế giới biến động phức tạp.

C. bão trên biển Đông và gió mùa đông bắc.

 

D. một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái.

Câu 20:

Hạn chế lớn nhất trong sự phát triển kinh tế của các nước thành viên EU là do

A. chênh lệch về trình độ khoa học kĩ thuật.

B. thiếu kinh nghiệm quản lí.

C. chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

D. đường lối chiến lược chưa hợp lí.

Câu 21:

Vấn đề xã hội nan giải của nhiều nước đang phát triển, được các nước Đông Nam Á đã giải quyết thành công là

A. vấn đề dân số.

B. sự cạn kiệt tài nguyên.

C. giải quyết được nhu cầu lương thực.

D. vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Câu 22:

Ở nước ta vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu đang được thực hiện hiệu quả ở:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ

D. Đông Nam Bộ

Câu 23:

Cho bảng số liệu

Diện tích rừng bị chặt phá ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014

(Đơn vị: ha)

Diện tích rừng

2000

2005

2010

2014

Bị cháy

1045,9

6829,3

4739,4

3148,5

Bị chặt phá

3542,6

3347,3

3942,0

870,5

Để thể hiện diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột chồng

B. Biểu đồ đường

C. Biểu đồ cột nhóm

D. Biểu đồ miền

Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh/thành phố nào của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. An Giang, Đồng Tháp

B. Tây Ninh, Bình Phước

C. Cần Thơ, Vĩnh Long

D. Long An, Tiền Giang

Câu 25:

Các tuyến dường sắt ở châu Phi thường nối các vùng trồng cây công nghiệp và vùng khai thác khoáng sản với các hải cảng ven biển nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy sản xuất phát triển.

B. Giảm bớt khâu trung gian trong quá trình sản xuất.

 

C. Tiện cho việc xuất khẩu hàng hóa.

D. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Câu 26:

Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam là?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; phân hóa đa dạng và phức tạp

D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm 

Câu 27:

Ngành công nghiệp luyện kim đen của Liên Bang Nga thường tập trung chủ yếu ở:

A. quanh Matxcơva.

B. vùng núi Uran.

C. vùng viễn Đông.

D. vùng trung tâm đất den.

Câu 28:

Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh là do:

A. nhà nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường.

B. thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với thế giới.

C. tham gia rộng rãi vào quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa.

 

D. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Câu 29:

Nhật Bản có ngành thủy sản phát triển mạnh là do

A. đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn.

B. có nhiều ngư trường lớn.

C. khoa học kĩ thuật hiện đại.

D. biển Nhật Bản là nơi gặp nhau giữa dòng biển nóng với dòng biển lạnh.

Câu 30:

Chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của ngành nội thương nước ta là:

A. đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).

B. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

 

C. hệ thông chợ, mạng lưới các điểm phân bố.

D. hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại.

Câu 31:

Để nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp hàng hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta gặp nhiều khó khăn là do

A. thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường

B. thiếu nước tưới nghiêm trọng vào mùa khô

C. thiếu quy hoạch, chưa tìm kiếm được đầu ra cho sản phẩm

D. thiếu các cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn

Câu 32:

Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển công nghiệp là:

A. chất lượng lao động còn hạn chế

B. thiếu nguyên liệu sản xuất

C. cơ sở vật chất thiếu đồng bộ

D. người dân thiếu kinh nghiệp

Câu 33:

Phương hướng quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long:

A. bảo vệ và phát triển vốn rừng

B. thay đổi cơ cấu cây trồng

C. Đẩy mạnh phát triển thủy lợi

D. chủ động chung sống với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ

Câu 34:

Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây:

A. Tình hình phát triển sản xuất lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 - 2014

B. Sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 - 2014

C. Sự thay đổi tỉ trọng sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 – 2014

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa gạo của nước ta giai đoạn 1985 - 2014

Câu 35:

Cho biểu đồ

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1960 - 2011.

A. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều tăng

B. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 đều giảm

 

C. Quy mô dân số tăng, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 giảm

D. Quy mô dân số giảm, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1960 – 2011 lại tăng

Câu 36:

Cho biểu đồ

Giải thích tại sao giai đoạn 1960 – 2011 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta liên tục giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng?

A. Do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình

B. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ

 

C. Quy mô dân số lớn và số người trong độ tuổi sinh đẻ đông

D. Nước ta bước vào giai đoạn “dân số vàng”

Câu 37:

Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển công nghiệp ở khu vực trung du và miền núi nước ta là:

A. tài nguyên thiên nhiên khó khai thác.

B. đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn còn mỏng.

C. thiếu đồng bộ các nhân tố nguồn lực, đặc biệt là giao thông vận tải.

D. xa thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Câu 38:

Điểm tương đồng trong cơ cấu sản phẩm cây trồng giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là

A. trồng các cây công nghiệp ngắn ngày.

B. trồng cây lương thực.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè.

D. trồng cây dược liệu, cây ăn quả.

Câu 39:

Trung Quốc đã xây dựng một loạt các đặc khu kinh tế ở ven biển nhằm mục đích:

A.phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí.

B. nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

C. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm

Câu 40:

Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lương thực ở nước ta giai đoạn 1990 – 2014

Năm

1990

1995

2000

2005

2011

2014

Dân số (triệu người)

66,1

72,0

77,7

83,1

87,8

90,7

Sản lượng (triệu tấn)

21,5

27,6

35,5

39,6

47,2

50,2

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990-2014?

A. Dân số và sản lượng lương thực đều tăng

B. Dân số và sản lượng lương thực đều giảm

 

C. Dân số giảm, sản lượng lương thực tăng

D. Dân số tăng, sản lượng lương thực giảm