25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải - Đề 22

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tài nguyên thiên nhiên nước ta bị suy giảm chủ yếu là do

A. dân số tăng nhanh. 
B. khai thác quá mức. 
C. ô nhiễm môi trường. 
D. biến đổi khí hậu.
Câu 2:

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là

A. đẩy mạnh trồng rừng.                             
B. xây hồ thủy điện.   
C. quy hoạch dân cư.   
D. quy định việc khai thác.
Câu 3:

Đàn bò sữa phát triển khá mạnh ven các thành phố lớn do

A. vận chuyển thuận tiện.
B. thị trường tiêu thụ lớn.                          
C. cơ sở thức ăn đảm bảo.
D. chế biến phát triển.
Câu 4:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp thuỷ điện ở nước ta là

A. mạng lưới sông dày đặc.                        

B. sự phân mùa của khí hậu.

C. tiềm năng thủy điện nhỏ.                        
D. hầu hết sông nhỏ và ngắn.
Câu 5:

Ngành công nghiệp thế mạnh của Trung Du và miền núi Bắc Bộ là

A. công nghiệp năng lượng.
B. công nghiệp cơ khí.                        
C. công nghiệp luyện kim.                                                              
D. công nghiệp hóa chất.
Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có  diện tích nhỏ nhất?

A. Hải Phòng.            
B. Hải Dương.           
C. Hưng Yên.            
D. Hà Giang.
Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng X?

A. Thanh Hóa.           
B. Hà Nội.                 
C. Đồng Hới.             
D. Nha Trang.
Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ nào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Thái Bình?

A. Hồ Cấm Sơn.        
B. Hồ Thác Bà.          
C. Hồ Kẻ Gỗ.            
D. Hồ Hòa Bình.
Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây nằm trên cao nguyên Mơ Nông?

A. Núi Nam Decbri.   
B. Núi Lang Bian.      
C. Núi Chứa Chan.   
D. Núi Ngọc Krinh.
Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất trong các tỉnh sau đây?

A. Bắc Ninh.             
B. Thanh Hóa.          
C. Hà Tĩnh.              
D. Bình Thuận.
Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP thu nhập bình quân đầu người cao nhất?

A. Thái Nguyên.        
B. Lai Châu.              
C. Nghệ An.              
D. Quảng Ninh.
Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có sản lượng lúa lớn nhất?

A. Nghệ An.              
B. Phú Yên.              
C. Kiên Giang.          
D. Sóc Trăng.
Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm công nghiệp Hà Tiên?

A. Đóng Tàu.            
B. Điện tử.                 
C. Cơ khí.                 
D. Dệt may.
Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22. cho biết trung tâm nào có quy mô nhỏ nhất trong các trung tâm công nghiệp chê biến lương thực, thực phẩm sau đây?

A. Hải Phòng.           
B. Biên Hòa.            
C. Cà Mau.               
D. Bảo Lộc.
Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?

A. Cảng Việt Trì.       
B. Cảng Sơn Tây.      
C. Cảng Cần Thơ.     
D. Cảng Quy Nhơn.
Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật?

A. Hoàng Liên.          
B. Yên Tử.                
C. Điện Biên.            
D. Ba Na.
Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp với Đồng bằng sông Hồng và giáp với Bắc Trung Bộ?

A. Phú Thọ.              
B. Bắc Giang.            
C. Hòa Bình.             
D. Thái Nguyên.
Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết điểm khai thác đá quý Quỳ Châu thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Trị.            
B. Thanh Hóa.           
C. Nghệ An.              
D. Quảng Bình.
Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết hồ Đơn Dương  thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Định.            
B. Đắc Lăck.              
C. Lâm Đồng.           
D. Quảng Ngãi.
Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế ven biển Định An thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kiên Giang.          
B. Cần Thơ.               
C. Trà Vinh.             
D. Cà Mau.
Câu 21:

Cho bảng số liệu:

MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2018

Quốc gia

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉ lệ dân số thành thị (%)

Cam-pu-chia

89,3

23,0

In-đô-nê-xi-a

144,1

54,7

Xin-ga-po

7908,7

100,0

Thái Lan

134,8

49,2

Việt Nam

283,0

35,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị của một số nước Đông Nam Á năm 2018?  

A. Xin-ga-po có mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị cao nhất.  

B. Việt Nam có mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị thấp nhất.

C. Thái Lan có mật độ dân số thấp hơn Việt Nam và Cam-pu-chia.

D. In-đô-nê-xi-a có mật độ dân số và tỉ lệ dân số thành thị thấp nhất.
Câu 22:

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ:     (Nguồn: theo Niên giám thống kê Việt Nam sơ bộ 2019) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng (ảnh 1)

                                                                         (Nguồn: theo Niên giám thống kê Việt Nam sơ bộ 2019)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh về giá trị xuất nhập khẩu của một số nước Đông Nam Á năm 2019?

A. Giá trị xuất khẩu của Ma-lai-xi-a lớn hơn Thái Lan và Xin-ga-po.

B. Giá trị xuất khẩu của Thái Lan cao hơn Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a.

C. Giá trị nhập khẩu của Thái Lan tăng nhanh hơn Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.

D. Giá trị xuất khẩu của Ma-lai-xi-a tăng nhanh hơn Thái Lan và Xin-ga-po.
Câu 23:

Sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài, cho năng suất sinh học cao do

A. đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.               

B. vùng biển rộng, giáp vùng biển sâu, nhiệt độ cao.

C. vùng biển ấm quanh năm, hải lưu chảy theo mùa.     
D. độ mặn nước biển cao, biển rộng, tương đối kín.
Câu 24:

Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta hiện nay

A. dưới tuổi lao động giảm, trên tuổi lao động tăng.     

B. trong tuổi lao động tăng, trên tuổi lao động giảm.

C. tương đối ổn định, ít thay đổi trong cơ cấu dân số.    
D. phân bố đều giữa các nhóm tuổi, cơ cấu dân số vàng.
Câu 25:

Quá trình đô thị hóa ở nước ta từ 1975 đến nay

A. trình độ độ thị hóa thấp, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.

B. trình độ độ thị hóa cao, dân số đô thị phân bố không đều.

C. cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, nhiều đô thị quy mô rất lớn.

D. tỉ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhanh, trình độ đô thị hóa cao.
Câu 26:

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chủ yếu nhằm

A. phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.

B. phù hợp với thực tế của đất nước, xu hướng của thế giới.

C. khai thác hợp lí hơn tài nguyên, sử dụng tốt hơn lao động.

D. tạo nhiều sản phẩm chất lượng, xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 27:

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta hiện nay

A. giảm tỉ trọng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng cây lương thực.

B. cây công lâu năm, cây ăn quả luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. cây ăn quả và cây thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn, tăng nhanh.

D. giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
Câu 28:

Biện pháp chủ yếu để bảo vệ rừng đặc dụng

A. có kế hoạch, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.

B. bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

C. duy trì diện tích và chất lượng rừng, đẩy mạnh công tác trồng rừng mới.

D. giao đất giao rừng, nâng cao độ che phủ rừng, tăng cường quản lí rừng.
Câu 29:

Việc cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng biển ở nước ta chủ yếu nhằm

A. nâng cao năng lực vận tải, mở cửa hơn nữa cho nền kinh tế.

B. thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho lao động.

C. hình thành các khu công nghiệp ven biển, phân bố lại dân cư.

D. mở rộng thị trường xuất khẩu, hình thành khu kinh tế ven biển.
Câu 30:

Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên biển và hải đảo là điều kiện để

A. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống ngư dân ven biển.

B. phát triển tổng hợp kinh tế biển, nâng cao đời sống ngư dân.

C. xây dựng các cảng nước sâu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. giữ vững an ninh quốc phòng, tăng cường xuất nhập khẩu.
Câu 31:

Yếu tố chủ yếu làm cho kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây?

A. Việc hợp tác kinh tế, kĩ thuật với các nước được tăng cường.

B. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa được đẩy mạnh.

C. Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương.

D. Đời sống dân cư nâng cao hướng vào dùng hàng nhập ngoại.
Câu 32:

Vấn đề chủ yếu trong việc sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng là

A. quy mô dân số quá đông, khả năng mở rộng không nhiều.

B. phần lớn diện tích đất không được bồi đắp phù sa hàng năm.

C. hệ số sử dụng đất cao, đất đai nhiều nơi bị thoái hóa, bạc màu.

D. diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đất bị xói mòn, rửa trôi.
Câu 33:

Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế ngành thủy sản ở Nam Trung Bộ là

A. khai thác, nuôi trồng, kết hợp với chế biến.     

B. đầu tư phương tiện và tập trung đánh bắt.

C. khai thác hợp lí, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.      
D. đẩy mạnh chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 34:

Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng các tuyến đường ngang ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. phát triển kinh tế các huyện phía tây, nâng cao đời sống nhân dân.

B. mở rộng vùng hậu phương cảng, tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng.

C. xây dựng nhiều khu kinh tế cửa khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế.

D. hình thành thêm mạng lưới đồ thị mới, phân bố lại dân cư các vùng.
Câu 35:

Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là

A. đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, đẩy mạnh chế biến gỗ.

B. chú trọng giao đất, giao rừng, tổ chức định canh định cư cho người dân.

C. đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

D. khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ, hạn chế xuât khẩu gỗ tròn.
Câu 36:

Cho biểu đồ về dân số thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019:

Cho biểu đồ về dân số thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019: (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019 (ảnh 1)

                                               (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây   

A. Quy mô, cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta.

B. Thay đổi quy mô dân số thành thị và nông thôn của nước ta.

C. Chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta.

D. Tốc độ tăng trưởng dân số thành thị và nông thôn của nước ta.
Câu 37:

Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố

A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, ảnh hưởng của biển đông, bão, áp thấp.

B. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, hướng của các dãy núi, biển đông, bão.

C. tác động của biển Đông và bức chắn địa hình, gió phơn tây nam, bão.

D. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, hoạt động gió mùa, địa hình, biển đông.
Câu 38:

Trung du miền núi Bắc Bộ có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế do

A. nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dân số đông, lao động có trình độ.

B. nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng được cải thiện.

C. giao thông thuận lợi, nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng, giàu khoáng sản.

D. nhiều đô thị nhất nước ta, lao động nhiều kinh nghiệm, giàu tài nguyên.
Câu 39:

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ là

A. giải quyết việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

B. sử dụng hợp lý tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.

C. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng hiệu quả của đầu tư.

D. khai thác tốt hơn thế mạnh, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa.
Câu 40:

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2018

                                                                               (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Sản lượng

2000

2005

2010

2015

2018

Thịt trâu

48,4

59,8

83,6

85,8

92,1

Thịt bò

93,8

142,2

278,9

299,7

334,5

Thịt lợn

1418,1

2288,3

3036,4

3491,6

3873,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

       Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm chăn nuôi của nước ta giai đoạn 2000 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Đường.                 
B. Miền.                    
C. Tròn.                    
D. Cột.