25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 có lời giải (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? 

A. W.

 B. Al.
C. Na.
D. Hg.
Câu 2:

Kim loại nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường?

A. Mg.
B. Fe.
C. Li.
D. Al.
Câu 3:

Tính chất hoá học chung của kim loại là

A. dễ nhận electron.
B. dễ bị oxi hoá.
C. thể hiện tính oxi hoá.
D. dễ bị khử.
Câu 4:

Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A. Al.
B. Fe(OH)3.
C. Cr2O3.
D. CuSO4.
Câu 5:

Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) được gây nên chủ yếu bởi

A. Khối lượng riêng của kim loại.

B. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.

C. Tính chất của kim loại.
D. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.
Câu 6:

Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:

A. Cu, Pb, Ag.
B. Cu, Fe, Al.
C. Fe, Al, Cr.
D. Fe, Mg, Al.
Câu 7:

Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?

A. Al2O3.
B. NaHCO3.
C. Al.
D. Al(OH)3.
Câu 8:

Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là

A. KCl.
B. K2SO4.
C. KNO3.
D. K2CO3.
Câu 9:

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là do phản ứng hoá học nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.

B. CaCO3 → CaO + CO2.

C. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.
D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
Câu 10:

Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại sau đây?

A. Mg.
B. Cu.
C. Ba.
D. Ag.
Câu 11:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng)  Cr2(SO4)3 + 3H2.

B. 2Cr + 3Cl2 t0 2CrCl3.

C. Cr(OH)3 + 3HCl  CrCl3 + 3H2O.

D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) t02NaCrO2 + H2O.
Câu 12:

Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?

A. Hoạt động của phương tiện giao thông.

B. Đốt rác thải và cháy rừng.

C. Quang hợp của cây xanh.
D. Hoạt động của núi lửa.
Câu 13:

Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo, ... Este có mùi chuối có công thức cấu tạo thu gọn là:

A. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3

B. CH3COOCH2CH(CH3)2

C. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
D. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
Câu 14:

Từ dầu thực vật (chất béo lỏng) làm thế nào để có được bơ (chất béo rắn)

A. Hiđro hóa axit béo

B. Xà phòng hóa chất béo lỏng

C. Hiđro hóa chất béo lỏng
D. Đehiđro hóa chất béo lỏng
Câu 15:

Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?

A. [C6H7O2(OH)3]n.
B. [C6H7O3(OH)3]n.
C. [C6H5O2(OH)3]n.
D. [C6H8O2(OH)3]n.
Câu 16:

X là hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không làm quỳ tím đổi màu. Vậy X là

A. axit fomic.
B. etyl axetat.
C. metyl fomat.
D. axit axetic.
Câu 17:

Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất (CH3)3N có tên gọi nào sau đây?

A. Metyl amin
B. Etyl amin
C. Đimetyl amin
D. Trimetyl amin
Câu 18:

Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng nhiều để làm

A. màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa

B. vật liệu cách điện, ống dẫn nước, thủy tinh hữu cơ.

C. dệt vải may quần áo ấm, bện thành sợi.

D. sản xuất bột ép, sơn, cao su.

Câu 19:

Sođa khan có công thức hoá học là

A. NH4HCO3.
B. (NH4)2CO3.
C. Na2CO3.
D. NaHCO3.
Câu 20:
Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3

A. But-1-in

B. But-2-in

C. Propin

D. Etin

Câu 21:

Cho phản ứng sau: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng

A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 22:
Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOCH3.

B. HO-C2H4-CHO.

C. HCOOC2H5.

D. C2H5COOH.

Câu 23:

Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng, thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí NO2 và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là

A. 1,35.
B. 0,405.
C. 8,1.
D. 0,81.
Câu 24:
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với dung dịch các chất riêng biệt sau: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)2, AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 25:
Hòa tan 32 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là

A. 3,2 gam.

B. 2,52 gam.

C. 1,2 gam.

D. 1,88 gam.

Câu 26:
Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: K, KOH, KHCO3. Số phản ứng xảy ra là

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 27:

Nhận định sai

A. Phân biệt glucozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

B. Phân biệt saccarozơ và glixerol bằng Cu(OH)2.

C. Phân biệt tinh bột và xenlulozơ bằng I2.

D. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom.

Câu 28:
Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,10M.

B. 0,01M.

C. 0,02M.

D. 0,20M.

Câu 29:
Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 44,95.

B. 53,95.

C. 22,35.

D. 22,60.

Câu 30:
Cho các poline sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien, sợi len. Số polime thiên nhiên là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 31:
Hỗn hợp X gồm propan, etilenglicol và một số ancol no đơn chức mạch hở (trong đó propan và etilenglicol có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa trong bình. Giá trị của m là

A. 42,15.

B. 47,47
C. 45,70.
D. 43,90
Câu 32:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.

(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

     Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm este đơn chức X và hiđrocacbon không no Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên tử cacbon), thu được 0,65 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M là:

A. 19,85%.

B. 75,00%.

C. 19,40%.

D. 25,00%.

Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.

(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

(c) Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°) thu được tristearin.

(e) Fructozơ là đồng phân của glucozơ.

(f) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

     Số phát biểu đúng là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 35:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, K, Ba, Al vào nước được dung dịch X và 9,184 lít H2 (đktc). Cho X phản ứng với 350 ml dung dịch H2SO4 1M được 26,42 gam kết tủa và dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn Y được 32,58 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Ba có trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 45,22%

B. 34,18%

C. 47,88%

D. 58,65%

Câu 36:
Hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOC3H7, CH2=C(COOCH3)2, CH3OOC-C≡C-COOH và (C17H33COO)3C3H5. Đốt cháy hoàn toàn x mol X cần dùng 1,89 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 22,32 gam. Hiđro hóa hoàn toàn x mol X cần dùng 0,25 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của x là

A. 0,27

B. 0,28

C. 0,25

D. 0,22

Câu 37:
Nhúng lá sắt vào 150 ml dung dịch chứa CuCl2 1M và HCl 2M. Sau một thời gian, thu được dung dịch X; 2,24 lít H2 (ở đktc) và lá sắt lấy ra có khối lượng thay đổi 5,2 gam so với ban đầu. Thêm tiếp 2,125 gam NaNO3 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 37,075 gam.

B. 36,875 gam.

C. 32,475 gam.

D. 36,675 gam.

Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là

A. 42,528.

B. 41,376.

C. 42,720.

D. 11,424.

Câu 39:
Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C và hai este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là

A. 13,6%.

B. 25,7%.

C. 15,5%.

D. 22,7%.

Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).

Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.

Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.

Bước 4: Rót dung dịch trong ống (2) vào ống (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.

      Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có thể dùng dung dịch Ba(OH)2 loãng thay thế cho tinh thể NaHCO3.

B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.

C. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh tím.

D. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.