25 đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 có lời giải (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua?

A. Cu.

B. Au.

C. Al.

D. Ag.

Câu 2:
Trong hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa là

A. +1.

B. +2.

C. +3.

D. +4.

Câu 3:
Ở điều kiện thích hợp, phản ứng của Na với chất nào sau đây tạo thành muối clorua?

A. O2.

B. Cl2.

C. H2O.

D. S.

Câu 4:
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm IIA?

A. Al.

B. Mg.

C. Fe.

D. Na.

Câu 5:
Xác định kim loại M thỏa mãn sơ đồ sau: MxOy+H2toM+H2O

A. Al.

B. Na.

C. Ca.

D. Cu.

Câu 6:
Kim loại sắt tác dụng với chất nào tạo thành hợp chất sắt(III)?

A. HCl (dd).

B. AgNO3 (dư).

C. S (to).

D. CuSO4 (dd).

Câu 7:
Kim loại crom không phản ứng với dung dịch nào?

A. HNO3 loãng.

B. H2SO4 đặc, nóng.

C. H2SO4 loãng, nóng.

D. HCl loãng, nguội.

Câu 8:
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Polistiren.

B. Polietilen.

C. Policaproamit.

D. Polipeptit
Câu 9:
Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành hợp chất có tác dụng như một loại phân bón, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đó là

A. phân đạm amoni.

B. phân lân.

C. phân đạm nitrat.

D. phân kali
Câu 10:
Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?

A. NaOH.

B. HCl.

C. H2SO4.

D. HNO3.

Câu 11:
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

A. đá vôi.

B. muối ăn.

C. thạch cao.

D. than hoạt tính
Câu 12:
Quặng manhetit có công thức là

A. Fe3O4

B. FeS2.
C. FeCO3.
D. Fe2O3
Câu 13:
Este được điều chế từ axit axetic CH3COOH và ancol etylic C2H5OH có công thức là

A. CH3COOCH3.

B. C2H5COOCH3.

C. C2H5COOC2H5.

D. CH3COOC2H5.

Câu 14:
Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (to)?

A. Axetilen.

B. Propin.

C. But-1-in.

D. But-2-in.

Câu 15:
Chất nào sau đây không tan trong nước?

A. Xenlulozơ.

B. Saccarozơ.

C. Fructozơ.

D. Glucozơ.

Câu 16:
Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. H2NCH2COOH.

B. C2H5NH2.

C. HCOONH4.

D. CH3COOC2H5
Câu 17:
Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?

A. Protein.

B. Cacbohiđrat.
C. Chất béo.
D. Hiđrocacbon.
Câu 18:
Etylamin có công thức phân tử là

A. (CH3)2NH.

B. CH3NH2.

C. C2H5NH2.

D. C6H5NH2.

Câu 19:
Thủy phân este X trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp chứa 2 muối. Tên của X là

A. benzyl axetat.

B. phenyl axetat.

C. vinyl fomat.

D. metyl acrylat.

Câu 20:

Cho các chuyển hoá sau:

(1) X + H2O  Y                    

(2) Y + H2   Sobitol

X, Y lần lượt là:

A. xenlulozơ và saccarozơ.
B. tinh bột và fructozơ.
C. tinh bột và glucozơ.
D. xenlulozơ và fructozơ.
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tơ axetat là thuộc loại polime nhân tạo.

B. Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste.

C. Nhựa phenolfomanđehit được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime.

Câu 22:
Cho các polime: poli(vinyl clorua), poli(butađien-stien), policaproamit, polistiren, polietilen, poliisopren. Số polime dùng làm chất dẻo là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 23:
Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là

A. lưu huỳnh đioxit.

B. oxi.

C. ozon.

D. cacbon đioxit.

Câu 24:
Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Kim loại M là

A. Al.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 25:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phản ứng:

A. Chất khử là Al.

B. Sản phẩm của phản ứng là NaAlO2 và H2.

C. Chất oxi hóa là H2O.

D. Chất oxi hóa là NaOH.

Câu 26:
Đốt cháy hoàn toàn m gam saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 26,4 gam CO2. Giá trị của V là

A. 13,44.

B. 14,00.

C. 26,40.

D. 12,32.

Câu 27:
Cho 20,55 gam Ba vào luợng dư dung dịch MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đuợc m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 43,65.

B. 34,95.

C. 3,60.

D. 8,70.

Câu 28:
Hòa tan một lượng kim loại R (hóa trị n) trong dung dịch axit nitric (dư), thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 4,26 gam muối nitrat. R là

A. Fe.

B. Cu.

C. Al.

D. Ag.

Câu 29:
X là amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1. Cho 1,085 gam X phản ứng vừa đủ với 35 ml dung dịch HCl 1M. Amin X là

A. metylamin.

B. etylamin.

C. đimetylamin.

D. propylamin.

Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt, đó là do sự thủy phân của tinh bột nhờ enzim trong tuyến nước bọt tạo thành glucozơ.

(2) Quần áo dệt bằng tơ tằm không nên giặt bằng xà phòng có tính kiềm.

(3) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

(4) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(5) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.

(6) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước lạnh.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 31:
Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm phân tích định tính glucozơ như sau:
Cho hình vẽ biểu diễn thí (ảnh 1)

Cho các phát biểu sau:

     (a) Tiến hành thí nghiệm để xác định sự có mặt của các nguyên tố C, H và O trong glucozơ.

     (b) Ở thí nghiệm trên, có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch CaCl2.

     (c) Bột CuO có tác dụng oxi hóa glucozơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.

     (d) Ở thí nghiệm trên, bông tẩm CuSO4 khan chuyển sang màu xanh, dung dịch Ca(OH)2 xuất hiện kết tủa màu vàng.

     (e) Ở thí nghiệm trên, có thể thay bột CuO bằng bột Al2O3.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 32:

Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C6H8O4. Từ X thực hiện sơ đồ sau:

     X + NaOH to  Y + Z + T                                     Y + H2SO4  Na2SO4 + E

     Z H2SO4,170oC  G + H2O                                        Z + CuO to  T + Cu + H2O

Cho các phát biểu sau:

     (a) T dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa poli(phenol fomanđehit).

     (b) Trong y tế, Z được dùng để sát trùng vết thương.

     (c) T vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

     (d) E có công thức CH2(COOH)2.

     (e) X có đồng phân hình học.

     (g) Oxi hoá không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất T.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.
C. 4.
D. 3
Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Ag vào dung dịch hỗn hợp HCl, KNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3:1).

(b) Cho Ba vào dung dịch chứa FeCl3.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)3.

(d) Cho từ từ dung dịch chứa 1,1a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl rồi đun nóng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn 14,28 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, thu được 12,992 lít CO2 (đktc) và 8,28 gam H2O. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 14,28 gam X cần vừa đủ 230 ml dung dịch KOH 1M, thu được các sản phẩm hữu cơ gồm một ancol và hai muối. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn là

A. 79,32%.

B. 76,53%.

C. 77,71%.

D. 74,77%.

Câu 35:
Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng được tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 18,48

B. 17,72

C. 16,12

D. 18,28

Câu 36:

Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước, khí CO, CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2, trong đó CO2 chiếm 26,67% về thể tích. Dẫn toàn bộ Y vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm (ảnh 1)

Khối lượng (gam) cacbon đã tham gia phản ứng là

A. 36.

B. 42.
C. 60.
D. 48.
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Z là

A. 88.

B. 74.
C. 146.
D. 160.
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng 7,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng ứng với 0,14 mol Z là

A. 47,32.

B. 47,23.

C. 46,55.

D. 46,06.

Câu 39:
Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO và kim loại M (M có hóa trị không đổi, số mol của ion O2- gấp 2 lần số mol của M). Hòa tan 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối Y và 4,48 lít khí NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X là

A. 10,00%.

B. 20,00%.

C. 15,00%.

D. 11,25%.

Câu 40:
Điện phân dung dịch X chứa x mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaCl với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 21,5 gam so với dung dịch X. Cho thanh sắt vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Điện phân dung dịch X với trong thời gian 11580 giây với cường độ dòng điện 10A, thu được V lít khí (đktc) ở hai điện cực. Giá trị của V là

A. 12,32.

B. 7,84.

C. 10,08.

D. 15,68.