250 Bài tập Sóng cơ trong đề thi thử Đại học có lời giải (trường chuyên - P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ chuyển động nhiệt của các phần tử môi trường truyền sóng.
B. tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
C. tốc độ dao động của các phần tử môi trường truyền sóng.
D. tốc độ cực đại của các phần tử môi trường truyền sóng.
Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha. Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. số nguyên chẵn lần nửa bước sóng.
B. số nguyên lẻ lần một phần tư bước sóng.
C. số nguyên lần bước sóng.
D. số bán nguyên lần bước sóng.
Khi sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Tốc độ truyền sóng.
B. Biên độ của sóng.
C. Bước sóng.
D. Tần số của sóng.
Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài với tốc độ là 4 m/s và tần số sóng có giá trị từ 20 Hz đến 30 Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là
A. 24 Hz.
B. 40 Hz.
C. 8 Hz.
D. 56 Hz.
Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha với S1S2=8,2 cm. Biết tần số sóng là 15 Hz, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là
A. 11.
B. 8.
C. 5.
D. 9.
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha đặt tại hai điểm A và B cách nhau 16 cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3 cm. Xét hai điểm C, D trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Trên BD số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực đại là
A. 7
B. 8
C. 11
D. 10
Sóng cơ truyền được trong các môi trường
A. lỏng, khí và chân không.
B. chân không, rắn và lỏng.
C. khí, chân không và rắn.
D. rắn, lỏng và khí.
Sóng siêu âm có tần số
A. lớn hơn 2000 Hz.
B. nhỏ hơn 16 Hz.
C. lớn hơn 20000 Hz.
D. trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
Tai ta phân biệt được hai âm có độ cao (trầm – bổng) khác nhau là do hai âm đó có
A. tần số khác nhau.
B. biên độ âm khác nhau.
C. cường độ âm khác nhau.
D. độ to khác nhau.
Một sóng cơ có biên độ A và bước sóng λ. Quãng đường sóng truyền đi được trong một phần tám chu kì là
A.
B.
C.
D.
Một sóng cơ học có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là
A. âm thanh.
B. hạ âm.
C. siêu âm.
D. cao tần.
Để đo tốc độ truyền sóng v trên một sợi dây đàn hồi AB, người ta nối đầu A vào một nguồn dao động có tần số f = 100 Hz ± 0,02 %. Đầu B được gắn cố định. Người ta đo khoảng cách giữa hai điểm trên dây gần nhất không dao động với kết quả d = 0,02 m ± 0,82 %. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây AB là
A. v = 4 m/s ± 0,84 %.
B. v = 4 m/s ± 0,016 %.
C. v = 2 m/s ± 0,84 %.
D. v = 2 m/s ± 0,016 %.
Tại mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cách nhau 12 cm, dao động động pha nhau với tần số 20 Hz. Điểm M cách S1, S2 lần lượt 4,2 cm và 9 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 32 cm/s. Để M thuộc vân cực tiểu thì phải dịch chuyển S2 theo phương S1S2 ra xa S1 một khoảng tối thiểu bằng
A. 0,54 cm.
B. 0,83 cm.
C. 4,80 cm.
D. 1,62 cm.
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên S1S2, gọi I là trung điểm của S1S2, M nằm cách I một đoạn 3 cm sẽ dao động với biên độ
A. 0 mm.
B. 5 mm.
C. 10 mm.
D. 2,5 mm.
Hai nguồn sóng giống nhau S1, S2 có biên độ 2 cm đặt lần lượt tại hai điểm A, B cách nhau 40 cm. Cho bước sóng bằng 0,6 cm. Điểm C thuộc miền giao thoa cách B một đoạn 30 cm dao động với biên độ cực đại. Giữa C và đường trung trực của đoạn AB còn có 2 dãy cực đại khác. Nếu dịch chuyển nguồn S1 đến điểm C thì tại A biên độ dao động của sóng là
A. 1 cm.
B. 0.
C. 4 cm.
D. 2 cm.
Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây với chu kì T, biên độ A. Ở thời điểm t = 0, li độ của các phần tử tại B và C tương ứng là mm và mm; phần tử tại trung điểm D của BC có tốc độ dao động cực đại. Ở thời điểm t1 thì tốc độ dao động của phần tử tại C và B bằng nhau và bằng tốc độ dao động cực đại, tốc độ của phần tử tại D bằng không. Biên độ sóng là
A. 8,5 mm.
B. 15 mm.
C. 10 mm.
D. 17 mm.
Cho các phát biểu sau về sóng cơ:
(a) Sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường là phương thẳng đứng.
(b) Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.
(c) Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.
(d) Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào bản chất môi trường truyền sóng.
(e) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
(f) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
(g) Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi-ô đã dùng một ống gang dài 951,25 m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy tiếng gõ, một tiếng truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang; hai tiếng ấy cách nhau 2,5 s. Biết tốc độ âm trong không khí là 340 m/s. Tốc độ âm trong gang là bao nhiêu
A. 1452 m/s.
B. 3194 m/s.
C. 180 m/s.
D. 2365 m/s.
Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng có mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng sao cho ∆AMB vuông cân ở A. Mức cường độ âm tại M là:
A. 37,54 dB.
B. 32,46 dB.
C. 35,54 dB.
D. 38,46 dB.
Một sóng dọc truyền dọc lò xo với tần số 15 Hz, biên độ 4 cm thì thấy khoảng cách gần nhất giữa hai điểm B và C trên lò xo trong quá trình dao động̣ là 16 cm. Vi ̣trí cân bằng của B và C cách nhau 20 cm và nhỏ hơn nửa bước sóng. Tốc độ truyền sóng là:
A. 18 m/s.
B. 12 m/s.
C. 9 m/s.
D. 20 m/s.
Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A và B cách nhau 8 cm. Cho A, B dao động điều hòa, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt chất lỏng. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng là 1 cm. Gọi M, N là hai điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4 cm và AMNB là hình thang cân. Để trên đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang có thể là:
A. cm2.
B. cm2.
C. cm2.
D. cm2.
Người ta sử dụng máy phát dao động với tần số f có thể thay đổi được để tạo sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định. Biết tốc độ truyền sóng trên dây tỉ lệ thuận với căn bậc hai của lực căng dây. Khi lực căng dây là F1, thay đổi tần số dao động của máy phát thì nhận thấy trên dây xuất hiện sóng dừng với hai giá trị liên tiếp của tần số f1 và f2 thỏa mãn f2 – f1 = 32 Hz. Khi lực căng dây là F2 = 4F1 và lặp lại thí nghiệm như trên thì hiệu hai tần số liên tiếp cho sóng dừng trên dây là:
A. 128 Hz.
B. 64 Hz.
C. 16 Hz.
D. 8 Hz.
Hai nguồn phát sóng kết hợp tại A, B trên mặt nước cách nhau 12 cm phát ra hai dao động điều hòa cùng tần số 20 Hz, cùng biên độ và cùng pha ban đầu. Xét điểm M trên mặt nước cách A, B những đoạn lần lượt là 4,2 cm và 9 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 32 cm/s. Muốn M là một điểm dao động với biên độ cực tiểu thì phải dịch chuyển nguồn tại B dọc đường nối A, B từ vị trí ban đầu ra xa nguồn A một đoạn nhỏ nhất là:
A. 0,53 cm.
B. 1,03 cm.
C. 0,83 cm.
D. 0,23 cm.
Công thức liên hệ giữa tần số, tốc độ truyền sóng và bước sóng là
A.
B.
C.
D.
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng
A. hai lần bước sóng
B. một bước sóng
C. một nửa bước sóng
D. một phần tư bước sóng
Một dây đàn hồi dài 60 cm phát ra một âm có tần số f = 100 Hz, ta thấy có 4 nút kể cả 2 nút ở hai đầu dây. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng
A. 40 m/s
B. 30 m/s
C. 20 m/s
D. 10 m/s
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý tương ứng với đặc trưng vật lý nào dưới đây của âm?
A. Tần số
B. Cường độ
C. Mức cường độ
D. Đồ thị dao động
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos20πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
A. 5 cm
B. 7,5 cm
C. 2,5 cm
D. 4 cm
Một nguồn sóng cơ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(10πt + 0,5π) cm. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà tại đó dao động của phần tử môi trường lệch pha nhau 1200 là 3 m. Tốc độ truyền sóng là
A. 25 m/s
B. 75 m/s
C. 45 m/s
D. 50 m/s
Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai bụng liên tiếp là
A. 2λ.
B. λ.
C. 0,5λ.
D. 0,25λ.
Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Bước sóng.
B. Biên độ sóng.
C. Tốc độ truyền sóng.
D. Tần số của sóng.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình (u và x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = 3 s, ở điểm có x = 25 cm, phần tử sóng có li độ là
A. –5 cm.
B. –2,5 cm.
C. 2,5 cm.
D. 5,0 cm.
Tại điểm O đặt hai nguồn âm điểm giống hệt nhau phát ra âm đẳng hướng có công suất không đổi. Điểm A cách O một đoạn d m. Trên tia vuông góc với OA tại A lấy điểm B cách A một khoảng 6 m. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho AM = 4,5 m. Thay đổi d để góc có giá trị lớn nhất, khi đó mức cường độ âm tại A là LA = 40 dB. Để mức cường độ âm tại M là 50 dB thì cần đặt thêm tại O bao nhiêu nguồn âm nữa?
A. 33.
B. 35.
C. 15.
D. 25.
Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Một đường thẳng (Δ) song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên (Δ) là
A. 0,64 cm.
B. 0,56 cm.
C. 0,43 cm.
D. 0,5 cm.
Tần số của âm cơ bản và họa âm do một dây đàn phát ra tương ứng bằng với tần số của sóng cơ để trên dây đàn có sóng dừng. Trong các họa âm do dây đàn phát ra, có hai họa âm ứng với tần só 2640 Hz và 4400 Hz. Biết âm cơ bản của dây đàn có tần số nằm trong khoảng từ 300 Hz đến 800 Hz. Trong vùng tần số của âm nghe được từ 16Hz đến 20 kHz, có tối đa bao nhiêu tần số của họa âm (kể cả âm cơ bản) của dây đàn này?
A. 37.
B. 30.
C. 45.
D. 22.
Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là:
A. bước sóng.
B. tốc độ truyền sóng.
C. độ lệch pha.
D. chu kỳ.
Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt là 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc:
A. π/3 rad.
B. π/2 rad.
C. π rad.
D. 2π rad.
Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức:
A.
B.
C.
D.
Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là:
A. 90 cm/s.
B. 40 cm/s.
C. 90 m/s.
D. 40 m/s.
Một sóng cơ lan truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng là u = 4cos(20πt – π) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng bằng 60 cm/s. Bước sóng của sóng này là:
A. 3 cm.
B. 5 cm.
C. 6 cm.
D. 9 cm.
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách ngắn nhất giữa hai nút sóng bằng
A. một nửa bước sóng.
B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt - 2πx) mm. Biên độ của sóng này là:
A. 4 mm.
B. 40π mm.
C. 2 mm.
D. π mm.
Sóng siêu âm:
A. truyền được trong chân không.
B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.
D. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động:
A. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
D. cùng tần số, cùng phương.