270 bài tập Dao động và sóng điện từ ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (p6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với cùng cường độ dòng điện cực đại Io. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2=2T1. Khi cường độ dòng điện trong hai mạch có cùng độ lớn và nhỏ hơn Io thì độ lớn điện tích trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là q1 và của mạch dao động thứ hai là q2. Tỉ số q1/q2 là:

A. 2

B. 1,5

C. 0,5

D. 2,5

Câu 2:

Một ống dây có hệ số tự cảm là 0,01H. Khi có dòng điện chạy qua, ống dây có năng lượng 0,08J. Cường độ dòng điện chạy qua ông dây bằng:

A. 1A

B. 2A

C. 3A

D. 4A

Câu 3:

Mạch dao động chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L bằng 0,5mH và tụ điện dung C biến đổi từ 40 pF đến 650 pF. Lấy c=3.108 m/s và π=3,14. Máy thu có thể bắt được tất cả các sóng vô tuyến điện có dải sóng nằm trong khoảng nào?

A. 266,6m đến 942 m.

B. 266,6m đến 1074.6m.

C. 324m đến 942m.

D. 324m đến 1074,6m.

Câu 4:

Khi ở nhà đang nghe đài phát thanh mà có ai đó cắm rút bếp điện, bàn là thì thường nghe thấy có tiếng lẹt xẹt trong loa vì:

A. Do thời tiết xấu nên sóng bị nhiễu.

B. Do việc cắm, rút khỏi mạng điện tạo sóng điện từ gây nhiễu âm thanh.

C. Do việc cắm, rút khỏi mạng điện tác động đến mạng điện trong nhà.

D. Do bếp điện, bàn là là những vật trực tiếp làm nhiễu âm thanh.

Câu 5:

Ăng ten sử dụng một mạch dao động LC1 lí tưởng thu được sóng điện từ có bước sóng λ1=300m. Nếu mắc thêm tụ điện C2 nối tiếp tụ điện C1 thì ăng ten thu được sóng điện từ có bước sóng  λ=240. Nếu chỉ dùng tụ điện C2 thì ăng ten thu được sóng điện từ có bước sóng

A. 700 m.

B. 600 m.

C. 500 m.

D. 400 m.

Câu 6:

Một mạch chọn sóng gồm một cuộn thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ là 20 μF thì mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 50m. Nếu muốn thu được sóng điện từ có bước sóng 60m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ như thế nào?

A. giảm đi 8,8μF.

B. tăng thêm 8,8μF

C. giảm đi 18,8μF

D. tăng thêm 18,8μF

 D. tăng thêm 18,8μF

Câu 7:

Nếu mắc điện áp u=Uocos ωt  vào hai đầu cuộn cảm thuần L thì biên độ dòng điện tức thời là 8A. Nếu mắc điện áp trên vào hai đầu tụ điện C thì biên độ dòng điện tức thời là 32A. Mắc L, C thành mạch dao động LC thì điện áp cực đại hai đầu tụ là 2V và dòng cực đại qua mạch là 12A. Tính U0

A. 4V.

B. 4/3V

C. 42/3V

D. 3V

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Sóng điện từ là sóng ngang

B. Sóng điện từ mang năng lượng

C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa

D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không

Câu 9:

Chu kỳ dao động tự do trong mạch LC được xác định bởi biểu thức:

Câu 10:

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động lí tưởng LC là i=0,06 sin ωt. Cuộn dây có độ tự cảm L=80mH. Điện dung của tụ điện là 5μF. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ ở thời điểm có năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là:

A. 5,366V

B. 5,66V

C. 6,53V

D. 6V

Câu 11:

Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi u và i lần lượt là điện thế giữa hai đầu dây và cường độ dòng điện trong mạch tại một thời điểm nào đó,  là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa I, u và Io là:

Câu 12:

Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng 0 gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với tần số f. Khi mắc nối tiếp với tụ điện có trong mạch trên một tụ điện có điện dung C/3 thì tần số dao động điện từ tự do (riêng) của mạch lúc này bằng:

A. f/4

B. 4f

C. 2f

D. f/2

Câu 13:

Mạch chọn sóng của một máy tu vô tuyến điện gồm cuộn cảm thuần và một tụ điện là tụ xoay Cx. Điện dung của tụ Cx là hàm bậc nhất của góc xoay. Khi chưa xoay tụ (góc xoay bằng 0o) thì mạch thu được sóng có bước sóng 15m. Khi góc xoay tụ là 45o thì mạch thu được sóng có bước sóng là 30m. Để mạch bắt được sóng có bước sóng là 20m thì pha xoay tụ tới góc xoay bằng

A. 11,67o

B. 15o

C. 20o

D. 2o

Câu 14:

Câu nào sai khi nói về mạch dao động

A. Năng lượng điện tử trong mạch dao động lý tưởng bảo toàn.

B. Mạch dao động gồm tụ C mắc nối tiếp với cuộn dây tự cảm L tạo thành mạch kín.

C. Dao động điện từ trong mạch dao động lý tưởng là dao động điện từ tự do

D. Mạch dao động lý tưởng phát xạ ra sóng điện từ

Câu 15:

Trong mạch dao động lí tưởng LC với chu kì T, tại thời điểm t = 0 dòng điện trong cuộn dây có giá trị cực đại I0 thì sau đó T/12:

A. Năng lượng điện bằng 3 lần năng lượng từ

B. Năng lượng từ bằng 3 lần năng lượng điện

C. Năng lượng điện bằng năng lượng từ

D. Dòng điện trong cuộn dây có giá trị i=Io.

Câu 16:

Mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện qua cuộn cảm giảm từ độ lớn cực đại xuống còn một nửa độ lớn cực đại là 0,8ms. Khoảng thời gian ngắn nhất để năng lượng từ trường trong mạch giảm từ độ lớn cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại bằng bao nhiêu?

A. 0,8 ms.

B. 0,3 ms.

C. 1,2 ms.

D. 0,6 ms.

Câu 17:

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là

Câu 18:

Từ Trái Đất, một ăngten phát ra những sóng cực ngắn đến Mặt Trăng. Thời gian từ lúc ăngten phát sóng đến lúc nhận sóng phản xạ trở lại là 2,56 (s). Hãy tính khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Biết tốc độ của sóng điện từ trong không khí bằng 3.108 (m/s).

A. 384000 km.

B. 385000 km.

C. 386000 km.

D. 387000 km.

Câu 19:

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch khuếch đại có tác dụng

A. tăng bước sóng của tín hiệu.

B. tăng tần số của tín hiệu.

C. tăng chu kì của tín hiệu.

D. tăng cường độ của tín hiệu.

Câu 20:

Trong mạch dao động LC lý tưởng, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH, cảm ứng từ tại điểm M trong lòng cuộn cảm biến thiên theo thời gian theo phương trình B = B0cos5000t (T) (với t đo bằng giây). Điện dung của tụ điện là

A. 8 mF.

B. 2 mF.

C. 2 μF.

D. 8 μF.

Câu 21:

Một mạch dao động LC lí tưởng có chu kì T = 10–3 s. Tại một thời điểm điện tích trên tụ bằng 6.10–7 C, sau đó 7,5.10–4 s điện tích trên tụ bằng 8.10–7 C. Tìm điện tích cực đại trên tụ.

A. 10–6 C.

B. 10–5 C.

C. 5.10–5 C.

D. 10–4 C.

Câu 22:

Một sóng điện từ truyền trong không gian, tại một điểm M trên phương truyền sóng, nếu cường độ điện trường là E = E0cos(ωt + φ) thì cảm ứng từ là

A. B = B0cos(ωt + φ).

B. B = B0cos(ωt + φ + π).

C. B = B0cos(ωt + φ + π/2).

D. B = B0cos(ωt + φ – π/2).

Câu 23:

Một ang–ten phát ra một sóng điện từ có bước sóng 13 m. Ăng ten này nằm ở điểm S trên bờ biển, có độ cao 500 m so với mặt biển. Tại M, cách S một khoảng 10 km trên mặt biển có đặt một máy thu. Trong khoảng vài chục km, có thể coi mặt biển như một mặt phẳng nằm ngang. Máy thu nhận được đồng thời sóng vô tuyến truyền thẳng từ máy phát và sóng phản xạ trên mặt biển. Khi đặt ang–ten của máy thu ở độ cao nào thì tín hiệu thu được là mạnh nhất? Coi độ cao của ăng–ten là rất nhỏ có thể áp dụng các phép gần đúng. Biết rằng sóng điện từ khi phản xạ trên mặt nước sẽ bị đổi ngược pha.

A. 65 m.

B. 130 m.

C. 32,5 m.

D. 13 m.

Câu 24:

Một sóng điện từ có tần số 100 MHz nằm trong vùng nào của thang sóng điện từ?

A. Sóng dài.

B. Sóng trung.

C. Sóng ngắn.

D. Sóng cực ngắn.

Câu 25:

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai mặt phẳng

B. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

C. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

D. Trong chân không, sóng điện từ là sóng dọc.

Câu 26:

Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung C1, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 100 m; khi tụ điện có điện dung C2, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1 km. Tỉ số C2/C1

A. 10.

B. 1000.

C. 100.

D. 0,1.

Câu 27:

Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20 mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = (9L1 + 7L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A. 9 mA.

B. 4 mA.

C. 10 mA.

D. 3,3 mA.

Câu 28:

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một bộ tụ điện gồm tụ điện cố định C0 mắc nối tiếp với một tụ xoay C. Tụ xoay có điện dung thay đổi từ 1/23 (pF) đến 0,5 (pF). Nhờ vậy mạch thu có thể thu được các sóng có bước sóng từ λ đến 2,5λ. Xác định C0.

A. 0,25 (pF).

B. 0,5 (pF). 

C. 10 (pF).

D. 0,3 (pF).

Câu 29:

Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền trong chân không với bước sóng là

A. 3 m.

B. 6 m.

C. 60 m.

D. 30 m.

Câu 30:

Một sóng điện từ có chu kì T, truyền qua điểm M trong không gian, cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Thời điểm t = t0, cường độ điện trường tại M có độ lớn bằng 0,5E0. Đến thời điểm t = t0 + 0,25T, cảm ứng từ tại M có độ lớn là

Câu 31:

Hai mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với các cường độ dòng điện tức thời trong hai mạch là i1 và i2 được biểu diễn như hình vẽ. Tổng điện tích của hai tụ điện trong hai mạch ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất bằng

A. 4/π μC.

B. 3/π μC.

C. 5/π μC.

D. 10/π μC.

Câu 32:

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Nếu gọi u là hiệu điện thế giữa bản A và bản B của tụ điện thì điện tích của bản B biến thiên

A. trễ pha π/2 so với u.

B. sớm pha π/2 so với u.

C. ngược pha với u.

D. cùng pha với u.

Câu 33:

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung thay đổi được. Trong  mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 20 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là 9 μs. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 180 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là

A. 9 μs.

B. 27 μs.

C. 1/9 μs.

D. 1/27 μs.

Câu 34:

Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là

A. 0,6 m.

B. 6 m.

C. 60 m.

D. 600 m.

Câu 35:

Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20 mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = (9L1+4L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A. 9 mA.

B. 4 mA.

C. 10 mA.

D. 5 mA.

Câu 36:

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C (thay đổi được). Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Khi C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là

A. 12,5 MHz.

B. 6,0 MHz.

C. 2,5 MHz.

D. 17,5 MHz.

Câu 37:

Mạch dao động cuộn dây và tụ điện phẳng không khí thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là 60 m. Đặt vào trong tụ điện và sát vào một bản tụ một tấm điện môi dày 0,5d có hằng số điện môi ε = 2 thì bước sóng điện từ cộng hưởng với mạch là

A. 60 (m).

B. 73,5 (m).

C. 69,3 (m).

D. 6,6 (km).

Câu 38:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.

B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng dọc nên nó có thể truyền được trong chân không.

D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.

Câu 39:

Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?

A. ánh sáng nhìn thấy.

B. tia tử ngoại.

C. tia Rơnghen.

D. tia hồng ngoại.

Câu 40:

Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 10 μF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 4 mH. Nối hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động 6 mV và điện trở trong 2 Ω vào hai đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, cắt nguồn thì mạch LC dao động với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là

A. 32 mV

B. 302 mV

C. 6 mV

D. 60 mV