30 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tác động chủ yếu nào sau đây đối với phát triển kinh tế - xã hội?

A. Tăng cường xuất khẩu lao động.

B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

C. Mở rộng các hoạt động dịch vụ.

D. Phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Câu 2:

Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. A Vương.

B. Thác Bà.

C. Hòa Bình.

D. Tuyên Quang.

Câu 3:

Các tỉnh thuộc Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên.

B. Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng.

C. Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

D. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

Câu 4:

Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.       

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 5:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có các loại khoáng sản nào sau đây?

A. Apatit, sắt, dầu mỏ.

B. Than, sắt, đồng

C. Than, dầu mỏ, khí đốt. 

D. Đá vôi, cao lanh, khí đốt.

Câu 6:

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

A. Mật độ dân số thấp, phong tục cũ còn nhiều.

B. Trình độ thâm canh còn thấp, đầu tư vật tư ít.

C. Nạn du canh, du cư còn xảy ra ở một số nơi.

D. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.

Câu 7:

Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.

B. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.

C. Nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ.

D. phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Câu 8:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Cho phép phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao.

B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.

C.Tạo ra tập quán sản xuất mới cho người lao động ở địa phương.

D. Giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các dân tộc ít người.

Câu 9:

Thuận lợi chủ yếu của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là tạo điều kiện để?

A. Sản xuất nông sản nhiệt đới.

B. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

C. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

D. Nâng cao trình độ thâm canh.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tạo động lực cho vùng phát triển công nghiệp khai thác.

B. Góp phần giảm thiểu lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng.

C. Làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc ít người.

D. Tạo việc làm tại chỗ cho người lao động ở địa phương.

Câu 11:

Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng chuyên canh.

B. đào tạo và hỗ trợ việc làm, phân bố lại dân cư và lao động.

C. tập trung đầu tư, phát triển chế biến, mở rộng thị trường.

D. hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông. 

Câu 12:

Vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây dược liệu chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây?

A. Đất feralit đỏ vàng chiếm diện tích rất rộng.

B. Khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi; giống tốt.

C. Nguồn nước mặt dồi dào phân bổ nhiều nơi.

D. Địa hình đa dạng; có cả núi, đồi, cao nguyên.

Câu 13:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. tạo tập quán và mô hình sản xuất mới cho người lao động tại chỗ.

B. giải quyết tốt vấn đề việc làm, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

C. sử dụng hơp lí tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

D. khai thác các thế mạnh và tăng cường sự phân hóa lãnh thổ.

Câu 14:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. tận dụng tài nguyên, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

B. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ.

C. khai thác thế mạnh của vùng núi, tạo nhiều việc làm.

D. đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao vị thế của vùng.

Câu 15:

Ý nghĩa chủ yếu của phát triển kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. đẩy nhanh thay đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.

C. tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới.

D. tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.

Câu 16:

Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển?

A. Cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn thức ăn được đảm bảo.

B. Nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.

C. Nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.

D. Nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.

Câu 17:

Tỉnh duy nhất của vùng TD&MN Bắc Bộ có biển là:

A. Lào Cai.

B. Quảng Ninh.

C. Bắc Giang.

D. Lạng Sơn.

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 

A. Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

B. Có thế mạnh phát triển thủy điện.            

C. Dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao.

D. Có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc.

Câu 19:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển loại hình nào sau đây?

A. Du dịch biển – đảo ở Quảng Ninh.

B. Cả du lịch biển và du lịch núi.

C. Du dịch núi ở Lạng Sơn, Sa Pa.

D. Du lịch sinh thái

Câu 20:

Vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là:

A. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên

C. Đông Nam Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 21:

Khó khăn nào sau đây không phải là khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Rét đậm, rét hại, sương muối

B. Khí hậu có mùa đông lạnh

C. Tình trạng thiếu nước về mùa đông

D. Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản còn hạn chế

Câu 22:

Thế mạnh đặc biệt của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ để phát triển công nghiệp thủy điện là:

A. đất feralit.

B. khí hậu phân hóa đa dạng.

C. nhiều than đá.

D. sông lớn, dốc.

Câu 23:

Ở nước ta việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn nhằm

A. Khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước

B. Giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội

C. Phân bố lại dân cư

D. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị

Câu 24:

Khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. đất đai thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, trượt lở.

B. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.

C. địa hình núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh.

D. các thiên tai lũ nguồn, lũ quét thường xuyên xảy ra.

Câu 25:

Nguyên nhân nào làm cho đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng nhanh?

A. Hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi.

B. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến.

C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.

D. Nhu cầu về thịt lợn trong vùng tăng nhanh.

Câu 26:

Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng.

B. Nâng cao đời sống, thay đổi tập quán sản xuất của người dân.   

C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới.

D. Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng.

Câu 27:

Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới chủ yếu do:

A. người dân có kinh nghiệm trồng trọt.

B. vùng có đất phù sa cổ.

C. nơi đây có mùa đông lạnh nhất nước ta.

D. vùng có vị trí ở phía Bắc nước ta.

Câu 28:

Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp nặng do:

A. Có nguồn thủy sản và lâm sản to lớn.

B. Có nguồn năng lượng và khoáng sản dồi dào.

C. Có sản phẩm cây công nghiệp đa dạng.

D. Có nguồn lương thực, thực phẩm phong phú.

Câu 29:

Đặc điểm không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác. 

B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.

D. cả Trung Quốc và Lào.

Câu 30:

Đặc điểm nào sau đây của khí hậu đã giúp Trung du miền núi Bắc Bộ có thể trồng được nhiều loại cây từ loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới? 

A. Khí hậu phân hóa theo Đông - Tây.

B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.

C. Khí hậu phân hóa theo mùa.

D. Khí hậu phân hóa theo Bắc Nam.