30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. trật tự, an toàn xã hội.

B. các quy tắc quản lý nhà nước. 

C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 2:

Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là

A. vi phạm dân sự.

B. vi phạm kỉ luật.

C. vi phạm hành chính.

D. vi phạm hình sự.

Câu 3:

Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. trái với các quan hệ xã hội.

B. không thiện chí. 

C. trái pháp luật.

D. có lỗi.

Câu 4:

Người ở đội tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 5:

A 15 tuổi nhưng đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vậy A phải chịu trách nhiệm

A. dân sự.

B. kỉ luật.

C. hành chính.

D. hình sự.

Câu 6:

Ông A viết bài đăng báo nói về vấn đề nhà nước tăng giá xăng trên một số tờ báo điện tử. Việc là của ông là sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 7:

Trong ba ngày Tết, rất nhiều người ở các vùng quê ngang nhiên tổ chức đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa sát phạt nhau với số tiền trên mỗi sới bạc hàng chục triệu đồng. Việc đánh bạc trong dịp Tết là

A. giữ gìn truyền thống.

B. hợp pháp.

C. vi phạm pháp luật.

D. vi phạm đạo đức.

Câu 8:

Tự ý xông vào nhà người khác lục soát là công dân đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 9:

Ông A là Đại tá công an. Khi lái xe ô tô ông đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã xử phạt ông về hành vi này. Ông A đã rút thẻ ngành ra để đồng chí CSGT bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được chấp thuận. Ông A đã dùng những lời lẽ tục tĩu thóa mạ đồng chí CSGT và nhảy vào đánh trọng thương đồng chí CSGT. Người dân và CSGT đã bắt ông A và giao cho công an quận X xử lý. Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt ông A 3 tháng tù giam. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm pháp luật nào?

A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Kỷ luật.

D. Hành chính.

Câu 10:

Mọi công dân đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế…nếu có đủ các

A. khả năng theo quy định của pháp luật.

B. nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 

C. điều kiện theo quy định của pháp luật.

D. năng lực theo quy định của pháp luật.

Câu 11:

Những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội là thể hiện

 

 

A. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

B. trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

C. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong xã hội. 

D. trách nhiệm đảm bảo quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức trước pháp luật.

Câu 12:

Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. 

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. 

C. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. 

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 13:

Những người lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao trong các doanh nghiệp luôn được người sử dụng lao động ưu ái và đãi ngộ đặc biệt. Hành động của người sử dụng lao động trên chính là bình đẳng trong

A. sản xuất.

B. công việc.

C. kinh doanh.

D. lao động.

Câu 14:

A vừa tốt nghiệp Cao đẳng và chưa xin được việc. Bố A bắt A đi làm công nhân nếu không sẽ đuổi khỏi nhà. Mặc dù không thích công việc này nhưng A vẫn phải chấp nhận. Việc làm của bố A đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân trong lao động?

A. Tự do lựa chọn việc làm.

B. Trong giao kết hợp đồng lao động. 

C. Người lao động và người sử dụng lao động.

D. Trong tuyển dụng lao động.

Câu 15:

Cho rằng trách nhiệm đi làm kiếm tiền mang lại thu nhập cho gia đình là người chồng nên chị M ép chồng là anh H sau thời gian làm ở cơ quan thì tối phải đi ship hàng kiếm thêm tiền. Anh H không có nhiều thời gian ở nhà nên không nuôi dưỡng con cái, vì bố mẹ không quan tâm, dạy bảo nên con trai là K đã đi lấy trộm tiền của ông nội. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Anh H vi phạm quan hệ tài sản.

B. Anh H và chị M vi phạm quan hệ nhân thân. 

C. Anh H và chị M vi phạm quan hệ tài sản.

D. Chị M vi phạm quan hệ tài sản.

Câu 16:

Không ai được xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác là nội dung thuộc quyền nào dưới đây?

A. Được pháp luật bảo hộ về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 17:

A vào nhà ông B ăn trộm xe máy. Ông B bắt được A. Nếu là ông B, em lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Giữ A lại tra khảo, tìm nguyên nhân rồi tha. 

B. Giữ A lại, gọi gia đình mang tiền đến chuộc rồi tha. 

C. Dẫn giải A lên công an xã để xử lý. 

D. Đánh cho A một trận rồi tha.

Câu 18:

Công ty A chậm thanh toán tiền thuê văn phòng cho ông Y. Ông Y đã khóa trái cửa nhốt 3 nhân viên công ty A trong văn phòng suốt 3 giờ. Ông Y đã xâm phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 

B. Quyền tự do ngôn luận. 

C. Quyền được bảo đảm tự do cá nhân. 

D. Quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 19:

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín là

A. chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm và không được để mất. 

B. không được làm mất thư, điện tín. 

C. chuyển đúng theo địa chỉ. 

D. chuyển đúng hạn.

Câu 20:

Quyền tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong

A. Hiến pháp.

B. Luật Hình sự.

C. Luật Hành chính.

D. Luật Dân sự.

Câu 21:

Nội dung nào dưới đây là đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức. 

B. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

C. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 

D. Xây dựng bộ máy nhà nước.

Câu 22:

Điểm khác biệt rõ nhất giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo là

A. mục đích của quyền.

B. đối tượng sử dụng quyền. 

C. đối tượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.

D. phạm vi áp dụng quyền khiếu nại, tố cáo.

Câu 23:

Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện V, bà C muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà C phải gửi đơn đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Viện kiểm sát nhân dân huyện V.

B. Ủy ban nhân dân tỉnh V. 

C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện V.

D. Cơ quan công an tỉnh V.

Câu 24:

Công ty ông A nhận được quyết định của thành phố H về việc thu hồi đất đang thi công của công ty để mở rộng đường giao thông. Giám đốc công ty A không đồng ý với quyết định này, giám đốc công ty A có thể làm gì trong tình huống này?

A. Thuê luật sư để giải quyết. 

B. Viết đơn khiếu nại gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố H. 

C. Phải chấp nhận vì đó và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 

D. Viết đơn khiếu nại gửi đến Tòa án nhân dân thành phố H.

Câu 25:

Công dân có quyền được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do của công dân.

B. Quyền học tập của công dân. 

C. Quyền được phát triển của công dân.

D. Quyền sáng tạo của công dân.

Câu 26:

Học sinh trung học phổ thông được hưởng quyền gì dưới đây?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sáng tạo. 

C. Quyền ứng cử.

D. Quyền bầu cử.

Câu 27:

Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về

A. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

B. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. 

C. điều kiện chăm sóc về thể chất.

D. điều kiện học tập không hạn chế.

Câu 28:

Đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em miễn phí 18001567 của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em ra đời từ năm 2004 để mọi người có thể gọi tới mỗi khi gặp sự việc bất bình là đảm bảo cho quyền

A. Tự do.

B. Phát triển.

C. Sáng tạo.

D. Học tập.

Câu 29:

Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?

A. Sĩ quan.

B. Doanh nhân.

C. Giáo viên.

D. Người lao động tự do.

Câu 30:

Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó được gọi là

A. tăng trưởng kinh tế bền vững.

B. tăng trưởng kinh tế. 

C. phát triển kinh tế.

D. phát triển kinh tế bền vững.

Câu 31:

Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Công cụ lao động.

B. Kết cấu hạ tầng.

C. Tư liệu sản xuất.

D. Hệ thống bình chứa.

Câu 32:

M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Phát triển kinh tế.

B. Củng cố an ninh quốc phòng. 

C. Phát huy truyền thống văn hóa.

D. Giữ gìn truyền thống gia đình.

Câu 33:

Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.

B. Hàng hóa, người mua, người bán. 

C. Người mua, người bán, tiền tệ.

D. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.

Câu 34:

Cô H chuyên trồng rau bắp cải để bán, nhưng năm nay do bắp cải giá rẻ nên cô không trồng bắp cải nữa mà chuyển sang trồng su hào có giá bán cao hơn. Hành động của cô H chịu sự tác động nào của quy luật giá trị?

A. Tác động điều tự phát của quy luật giá trị. 

B. Tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị. 

C. Tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển. 

D. Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị.

Câu 35:

Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?

A. Gây rối loạn thị trường. 

B. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái. 

C. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. 

D. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.

Câu 36:

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ

A. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường. 

B. đã có mặt trên thị trường. 

C. đang lưu thông trên thị trường. 

D. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.

Câu 37:

Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?

A. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền.

B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng. 

C. Anh A mua xe máy thanh toán trả góp.

D. Cô D được cửa hàng cho mua xe máy nợ.

Câu 38:

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ theo hướng hiện đại đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là trách nhiệm

A. tổ chức.

B. các đoàn thể.

C. công dân.

D. nhà nước.

Câu 39:

Những yêu cầu nào dưới đây không nói lên tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta?

A. Xây dựng một lực lượng sản xuất mới đáp ứng đước yêu cầu mới. 

B. Tạo ra năng xuất lao động đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. 

C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. 

D. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 40:

Công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Sản phẩm này là kết quả của quá trình

A. cơ khí hóa.

B. công nghiệp hóa

C. tự động hóa.

D. hiện đại hóa.