30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 18)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng

A. quyền lực nhà nước.

B. chính sách của nhà nước. 

C. chủ trương của nhà nước.

D. uy tín của nhà nước.

Câu 2:

Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?

A. Buộc thôi việc.

B. Chuyển công tác khác.

C. Cảnh cáo.

D. Phê bình.

Câu 3:

Điểm khác nhau cơ bản giữa áp dụng pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật khác là

A. sự điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân.

B. đối tượng thực hiện. 

C. tính quy định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. tính bắt buộc chung.

Câu 4:

Hành vi đi xe lấn chiếm vào làn đường dành riêng cho xe bus BRT là loại vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Vi phạm hành chính.

B. Vi phạm hình sự.

C. Vi phạm dân sự.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 5:

Ông A và ông B thỏa thuận mua và bán nhà nhưng ông A không trả tiền đầy đủ theo đúng quy định của hợp đồng. Hành vi của ông A vi phạm

A. pháp luật dân sự.

B. pháp luật hình sự.

C. kỉ luật.

D. pháp luật hành chính.

Câu 6:

Sau quá trình điều tra, Tòa án nhân dân tối cao tuyên bố ông Nguyễn Thanh C ở Bắc Giang bị oan sai. Tòa án nhân dân tối cao đã

A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 7:

Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm dân sự. 

C. Trách nhiệm hình sự.

D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 8:

H biết anh M là người trộm cắp ôtô, nhưng H không tố giác với cơ quan công an. Việc không tố giác tội phạm của H là vi phạm pháp luật thuộc loại

A. hành vi bất hợp tác.

B. hành vi hành động. 

C. hành vi không hành động.

D. hành vi im lặng.

Câu 9:

Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hình sự và dân sự.

B. Hành chính.

C. Hình sự và kỷ luật.

D. Hình sự.

Câu 10:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là

A. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

B. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. 

C. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. 

D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 11:

Bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước là trách nhiệm của

A. mọi công dân trong xã hội.

B. tất cả các cơ quan Nhà nước. 

C. Nhà nước và toàn xã hội.

D. Nhà nước và công dân.

Câu 12:

Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?

A. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. 

B. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con cái. 

C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. 

D. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

Câu 13:

Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động?

A. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm. 

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh. 

C. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. 

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu 14:

Anh A cùng vợ sinh được 4 người con gái. Vì vợ mình không có khả năng sinh con nữa nên anh A đã lấy thêm vợ thứ 2 khi chưa li hôn với vợ cũ. Hành vi của anh A đã xâm phạm quyền

A. bình đẳng trong quan hệ gia đình.

B. bình đẳng giới. 

C. bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

D. bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

Câu 15:

Cho các hành động sau: (1) Anh H ép vợ sinh con khi sức khỏe của vợ còn đang yếu; (2) Mắt ông T bị mù nên không thực hiện nghĩa vụ trông nom cháu; (3) Chị T không cho con được học đại học vì nhà không có điều kiện; (4) Anh T và vợ cùng thống nhất sử dụng biện pháp phòng tránh thai.

Nhận định nào sau đây là sai?

A. (3) Chị T vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con. 

B. (2) Ông T vi phạm quyền bình đẳng giữa ông bà và cháu. 

C. (1) Anh H vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân. 

D. (4) Anh T và vợ đã thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

Câu 16:

Chủ thể nào dưới đây có quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện tín?

A. Mọi công dân.

B. Cán bộ an ninh mạng

C. Phóng viên, nhà báo

D. Học sinh, sinh viên.

Câu 17:

Trên đường đi học, A đã vào nhà ông B ăn trộm hoa quả. Ông B bắt và trói A lại. Sau khi giam giữ A khoảng 6 tiếng, ông B đã thả cho A về. Việc làm của ông B đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 18:

Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 

C. Quyền được an toàn thân thể.

D. Quyền được bảo đảm an toàn sức khỏe.

Câu 19:

Do nghi ngờ gia đình ông A sản xuất thực phẩm bẩn. Tổ trưởng tổ dân phố nơi gia đình ông sinh sống cùng một số người trong xã yêu cầu khám nhà ông. Trong trường hợp này ông A nên làm gì để bảo vệ mình theo quy định của pháp luật?

A. Không hợp tác. 

B. Gọi họ hàng đến để ngăn cản việc khám nhà mình. 

C. Kiên quyết không cho khám nhà. 

D. Yêu cầu phải có lệnh của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Câu 20:

Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước đều bị

A. xử lí nghiêm minh theo pháp luật.

B. chịu mức phạt hành chính. 

C. xã hội nên án.

D. nghiêm khắc xử lí theo luật Hình sự.

Câu 21:

Khi quyết định hành chính nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích của công dân thì công dân sử dụng quyền nào để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại.

B. Quản lý xã hội.

C. Tố cáo.

D. Quản lý nhà nước.

Câu 22:

Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. 

B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước. 

C. Thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

D. Tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Câu 23:

Bà L bị ốm nặng và không thể đến địa điểm bầu cử, bà đã nhờ ông T đi bỏ phiếu giúp mình. Vậy bà L đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào?

A. Phổ thông.

B. Bỏ phiếu kín.

C. Trực tiếp.

D. Bình đẳng.

Câu 24:

Khi cho rằng quyết định kỉ luật chị D với hình thức buộc thôi việc là sai, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D cần gửi đơn khiếu nại đến

A. Tổ chức Đảng của công ty.

B. Giám đốc công ty. 

C. Cơ quan cấp trên của công ty.

D. Cơ quan công an.

Câu 25:

Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là một nội dung thuộc

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền học tập không hạn chế. 

C. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

D. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 26:

Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người thuộc đối tượng ưu tiên đã thể hiện quyền bình đẳng về

A. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

B. điều kiện chăm sóc về thể chất. 

C. điều kiện học tập không hạn chế.

D. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.

Câu 27:

Đâu không phải nội dung của quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học tập không hạn chế. 

B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. 

C. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào. 

D. Công dân có quyền được sáng tác văn học.

Câu 28:

Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do học tập.

B. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. 

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền được phát triển toàn diện.

Câu 29:

Tập trung giải quyết vấn đề việc làm là nội dung cơ bản của pháp luật về

A. bảo vệ môi trường.

B. phát triển kinh tế.

C. phát triển các lĩnh vực xã hội.

D. phát triển văn hóa.

Câu 30:

Loại đã qua chế biến như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy là

A. công cụ lao động.

B. đối tượng lao động. 

C. tư liệu lao động.

D. Phương tiện lao động.

Câu 31:

Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt

A. các mức độ kinh tế.

B. các quan hệ kinh tế.

C. các thời đại kinh tế.

D. các hoạt động kinh tế.

Câu 32:

Đối tượng lao động của người thợ mộc là

A. đục, bào.

B. máy cưa.

C. bàn ghế.

D. gỗ.

Câu 33:

Một trong các điều kiện để vật phẩm được trở thành hàng hóa là

A. ít công dụng nhất.

B. tiền tệ.

C. do lao động tạo ra.

D. không qua mua bán.

Câu 34:

Cô H chuyên trồng rau bắp cải để bán, nhưng năm nay do bắp cải giá rẻ nên cô không trồng bắp cải nữa mà chuyển sang trồng su hào có giá bán cao hơn. Hành động của cô H chịu sự tác động nào của quy luật giá trị?

A. Tác động điều tự phát của quy luật giá trị. 

B. Tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển. 

C. Tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị. 

D. Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị.

Câu 35:

Mạng di động A đã giảm khuyến mãi từ 50% xuống còn 20% giá trị thẻ nạp, các mạng di động B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?

A. Quy luật lưu thông tiền tệ.

B. Quy luật cung cầu. 

C. Quy luật giá trị.

D. Quy luật cạnh tranh.

Câu 36:

Mối quan hệ giữa cầu và giá cả là

A. giá cao thì cầu giảm.

B. giá cao thì cầu tăng. 

C. giá thấp thì cầu không tăng.

D. giá biến động nhưng cầu không biến động.

Câu 37:

Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?

A. thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.

 B. giá cả, thu nhập. 

C. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu. 

D. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.

Câu 38:

Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần phải 

A. tiến hành bổ sung cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. 

B. tiến hành cải tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. 

C. tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. 

D. tiến hành tu sửa cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH.

Câu 39:

Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải

A. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. 

B. xây dựng nhanh, vững mạnh đất nước. 

C. xây dựng toàn diện chủ nghĩa xã hội. 

D. tìm ra đường lối mới để phát triển đất nước.

Câu 40:

Công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Sản phẩm này là kết quả của quá trình

A. công nghiệp hóa

B. hiện đại hóa.

C. cơ khí hóa.

D. tự động hóa.