30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 27)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

“Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để được hiểu đúng, thực hiện chính xác” là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính quyền lực của pháp luật 

C. Tính bắt buộc chung của pháp luật. 

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 2:

Những quy tắc xử sự làm khuôn mẫu chung được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều lần là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật dưới đây? 

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực bắt buộc chung. 

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Câu 3:

Anh A mở cơ sở kinh doanh và đã chủ động đăng ký khai thuế và nộp thuế. Anh A đã

A. tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật. 

C. sử dụng pháp luật. 

D. áp dụng pháp luật.

Câu 4:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. đều có quyền như nhau. 

B. đều có nghĩa vụ như nhau. 

C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. 

D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 5:

Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện là gì? 

A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. 

B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. 

C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập. 

D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.

Câu 6:

Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng.

B. Bình đẳng, tự do, tự nguyện. 

C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. 

D. Chủ động, tích cực, trách nhiệm.

Câu 7:

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ là bình đẳng 

A. trong kinh doanh.

B. trong hôn nhân và gia đình. 

C. trong lao động. 

D. trong kinh tế.

Câu 8:

Khi thấy người khác phạm tội quả tang thì ai có quyền được bắt người?

A. Công an.

B. Quân đội. 

C. Dân phòng. 

D. Mọi công dân.

Câu 9:

“Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.” là một nội dung thuộc

A. bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. 

B. khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. 

C. nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. 

D. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Câu 10:

Đột nhập vào nhà người khác vào ban đêm hoặc lúc không ai có nhà là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. 

D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

Câu 11:

Quyền bầu cử của công dân được hiểu là

A. Công dân đang hưởng án treo. 

B. Mọi công dân đều có quyền bầu cử. 

C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. 

D. Công dân quan tâm đến chính trị của đất nước đều có quyền bầu cử.

Câu 12:

Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? 

A. Quyền được sáng tạo.

B. Quyền được tham gia hoạt động tập thể. 

C. Quyền được phát triển. 

D. Quyền tác giả.

Câu 13:

Ý nào sau đây không phải là nội dung quyền được phát triển của công dân?

A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt. 

B. Có mức sống đầy đủ về vật chất. 

C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe. 

D. Được tự do nghiên cứu khoa học.

Câu 14:

Những người học giỏi, tài năng có thể phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho đất nước. Đây là ý nghĩa quyền nào của công dân?

A. Bầu cử, ứng cử.

B. Tự do cá nhân. 

C. Vì sự phát triển của con người. 

D. Học tập, sáng tạo và phát triển.

Câu 15:

Ý kiến nào dưới dây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? 

A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. 

B. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ 

C. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật. 

D. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

Câu 16:

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của

A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.

B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên. 

C. công dân từ 20 tuổi trở lên. 

D. mọi công dân Việt Nam.

Câu 17:

Gần đến Tết Nguyên đán 2018, rất nhiều các hộ gia đình tại huyện X của Hà Nội đã sản xuất những mặt hàng bánh mứt kẹo không đạt các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh thực phẩm hoặc nhái lại các thương hiệu bánh mứt kẹo nổi tiếng. Cơ quan quản lý thị trường huyện X đã ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm và tiêu hủy toàn bộ số hàng giả, hàng nhái trên. Việc làm của cơ quan quản lý thị trường đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật. 

C. Tuân thủ pháp luật. 

D. Thi hành pháp luật.

Câu 18:

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội là nói đến khái niệm

A. tăng trưởng kinh tế.

B. thành phần kinh tế. 

C. cơ cấu kinh tế. 

D. phát triển kinh tế.

Câu 19:

Con người tác động vào tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình

là quá trình

A. tạo ra của cải vật chất.

B. lao động sản xuất. 

C. sản xuất của cải vật chất. 

D. tiêu thụ của cải vật chất.

Câu 20:

Để làm tốt mục tiêu của chính sách dân số nước ta thì cần phải

A. tuyên truyền, giáo dục biện pháp kế hoạch hóa gia đình. 

B. Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số. 

C. nâng cao chất lượng dân số. 

D. phát triển nguồn nhân lực.

Câu 21:

Công dân bình đẳng trước pháp luật là 

A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng dân tộc, tôn giáo. 

B. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau nếu cùng địa bàn sinh sống. 

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. 

D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 22:

Sau khi kết hôn với anh A chị B quyết định học thêm để lấy bằng đại học nhưng anh A không cho phép và ngăn cản. Hành vi của anh A

A. xâm phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. 

B. thể hiện quyền của người chồng. 

C. xâm phạm quyền học tập. 

D. xâm phạm quyền tự do cá nhân.

Câu 23:

Khi chính mắt nhìn thấy một người vi phạm pháp luật hình sự. Công dân nên hành xử như thế nào cho đúng quy định của pháp luật? 

A. Coi như mình chưa biết.

B. Kể cho người khác biết. 

C. Gặp người vi phạm để tống tiền. 

D. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Câu 24:

Trong lĩnh vực kinh tế một trong những chính sách quan trọng để tạo nên sự phát triển bền vững lĩnh vực này là

A. tạo ra khung pháp lí cần thiết của hoạt động kinh doanh. 

B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 

C. khuyến khích đẩy mạnh tiêu dùng. 

D. ưu tiên cho những ngành hàng, mặt hàng thiết yếu.

Câu 25:

Tòa án nhân dân tối cao tuyên bố Phạm Công D mức án tử hình vì tội tham nhũng, vi phạm các nguyên tắc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa án án nhân dân tối cao đã thực hiện pháp luật bằng hình thức 

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật. 

C. áp dụng pháp luật. 

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 26:

Công ty A thường có hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào dưới đây?

A. Cạnh tranh tự do.

B. Cạnh tranh lành mạnh 

C. Cạnh tranh không lành mạnh. 

D. Cạnh tranh không trung thực

Câu 27:

Khi phát hiện một cửa hàng chuyên tiêu thụ hàng giả, em sẽ hành động như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?

A. Vẫn mua hàng hóa ở đó vì giá rẻ hơn nơi khác.

B. Không đến cửa hàng đó mua hàng nữa. 

C. Báo cho cơ quan chức năng biết. 

D. Tự tìm hiểu về nguồn gốc số hàng giả đó.

Câu 28:

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để nhà nước xử lý hiện tượng cung nhỏ hơn cầu do hành vi đầu cơ, tích trữ gây rối loạn thị trường là

A. đạo đức.

B. niềm tin. 

C. lòng tự hào dân tộc. 

D. pháp luật.

Câu 29:

Tám mục tiêu của CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã và đang xây dựng hướng tới một xã hội do ai làm chủ?

A. tầng lớp trí thức.

B. nhân dân. 

C. giai cấp công. 

D. giai cấp nông dân.

Câu 30:

Việt Nam quá độ từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là quá độ

A. gián tiếp.

B. nhảy vọt. 

C. đứt quãng. 

D. không cơ bản.

Câu 31:

Hiện nay, nhân loại đang nghiên cứu và ứng dụng mạnh mẽ loại tài nguyên sạch và có giá trị vô tận là tài nguyên 

A. dầu mỏ, than đá, khí đốt.

B. tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật. 

C. năng lượng mặt trời. 

D. cây rừng và thú rừng.

Câu 32:

Hiện nay trong 5 thành phần kinh tế ở nước ta thì thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh tế và được tạo những điều kiện tốt nhất để phát triển. Đây chính là 

A. bình đẳng về quyền. 

B. bình đẳng theo pháp luật. 

C. bình đẳng trong kinh doanh. 

D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 33:

Bà B nhiều lần nói xấu và xúc phạm đồng nghiệp do ghen tỵ và đố kỵ về vị trí công việc trong cơ quan. Bà B đã vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. 

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. 

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 34:

Do cạnh tranh với nhau, công ty X đã mua chuộc anh A là nhân viên của công ty đối thủ xâm nhập vào gmail của giám đốc kinh doanh để lấy trộm thông tin và chuyển cho công ty A. Hành vi của anh A đã xâm phạm vào quyền nào dưới đây? 

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. 

B. Quyền tự do dân chủ của công dân. 

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân. 

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 35:

Khi phát hiện ra hàng xóm của mình là ông A thường xuyên đánh đập dã man vợ và con mỗi khi uống rượu, chị B đã dũng cảm trình báo với công an phường về hành vi bạo hành của ông A. Việc làm của chị B thể hiện

A. tình cảm với hàng xóm.

B. ngăn chặn tội ác. 

C. đảm bảo sự công bằng cho mọi người. 

D. trách nhiệm của công dân.

Câu 36:

Việc ban hành chính sách pháp luật, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là trách nhiệm của chủ thể nào trong việc đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

A. Mọi công dân.

B. Các đoàn thể. 

C. Chính phủ. 

D. Nhà nước.

Câu 37:

Trong lúc nóng giận vì nghi vợ mình có bồ, anh A đã đánh đập vợ thậm tệ, khiến vợ bị gãy tay và chấn thương vùng đầu. Sau đó anh A chở vợ trả về nhà bố mẹ vợ và có những câu nói xúc phạm bố mẹ vợ. Hành vi của anh A đã vi phạm

A. luật hình sự và đạo đức.

B. luật hành chính và đạo đức. 

C. luật dân sự và đạo đức. 

D. kỷ luật và đạo đức.

Câu 38:

Hiện nay nước ta chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp và các hình thức giáo dục. Nhờ đó mà các trường quốc tế, các dân lập xuất hiện rất nhiều, tạo thêm nhiều lựa chọn cho phụ huynh và học sinh trong vấn đề học tập. Đây là chủ trương nào trong giáo dục và đào tạo của Đảng và nhà nước ta? 

A. Mở rộng quy mô giáo dục.

B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. 

C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. 

D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Câu 39:

Do bị mất tài sản nên anh A tự tiện xông vào nhà hàng xóm, dù nhà hàng xóm không đồng ý, lật tung đồ đạc để tìm tài sản của mình. Trong trường hợp này nhà hàng xóm sẽ hành xử như thế nào cho đúng quy định của pháp luật? 

A. Đánh cho một trận. 

B. Mặc kệ cho khám. 

C. Hô hoán lên để mọi người đến can thiệp. 

D. Lấy điện thoại ra quay phim sau đó làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.

Câu 40:

Cán bộ xây dựng xã A đã nhận tiền hối lộ của một số hộ dân để làm ngơ cho các hộ này xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Ông A đã làm đơn tố cáo lên chủ tịch và bí thư Đảng ủy xã nhưng các cán bộ này bao che cho nhau nên không xử lý đến nơi đến chốn. Nếu là ông A thì em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây hợp lý và đúng luật? 

A. Không tố cáo nữa.

B. Gặp cán bộ xây dựng để thỏa hiệp quyền lợi. 

C. In tờ rơi rải khắp xã để mọi người biết. 

D. Tố cáo lên UBND huyện.