30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Doanh nghiệp được miễn thuế trong những năm đầu và đóng thuế ở mức thấp trong những năm sau trong trường hợp nào?

A. Khi chủ doanh nghiệp là người tàn tật, hoặc có công với cách mạng. 

B. Khi chủ doanh nghiệp là con thương binh, liệt sĩ. 

C. Khi doanh nghiệp có nhiều hoạt động từ thiện, tạo việc làm cho người nghèo. 

D. Khi kinh doanh trong những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích.

Câu 2:

Bộ luật nào sau đây không nằm trong hệ thống các văn bản nhà nước ban hành để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Luật Hành chính

B. Luật Dầu khí 

C. Luật Khoáng sản

D. Luật Bảo vệ môi trường

Câu 3:

Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế là

A. quyền dân chủ của công dân. 

B. tự do kinh doanh và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. 

C. quyền bình đẳng trong kinh doanh. 

D. quyền tự do cơ bản của công dân.D. quyền tự do cơ bản của công dân.

Câu 4:

Nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật nào dưới đây để phát triển kinh tế?

A. Luật Doanh nghiệp.

B. Luật Phòng, chống ma túy. 

C. Luật Khoáng sản.

D. Luật Giáo dục

Câu 5:

Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, căn cứ vào

A. doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

B. lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. 

C. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

D. địa vị xã hội của chủ doanh nghiệp.

Câu 6:

Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế gia tăng dân số là những nội dung cơ bản của pháp luật về

A. phát triển các lĩnh vực xã hội.

B. phát triển các lĩnh vực an ninh, quốc phòng. 

C. phát triển các lĩnh vực chính trị.

D. phát triển các lĩnh vực văn hóa.

Câu 7:

Đối tượng nào sau đây không có quyền tự do kinh doanh?

A. Doanh nhân.

B. Người lao động tự do. 

C. Giáo viên.

D. Quân nhân chuyên nghiệp.

Câu 8:

Đâu là nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội?

A. Tăng cường an ninh.

B. Củng cố quốc phòng.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Giải quyết việc làm

Câu 9:

Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không phải

A. xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 

B. ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên. 

C. nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp. 

D. điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.

Câu 10:

Việc giao đất, giao rừng cho một số hộ dân để họ sử dụng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng là nội dung cơ bản của pháp luật về

A. kinh tế.

B. quốc phòng.

C. an ninh.

D. bảo vệ môi trường

Câu 11:

Theo Luật Doanh Nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?

A. Cán bộ, công chức nhà nước.

B. Sinh viên. 

C. Người đang không có việc làm.

D. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.

Câu 12:

Xóa đói giảm nghèo là một nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực

A. việc làm.

B. văn hóa.

C. xã hội.

D. kinh tế.

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây là một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh?

A. Giữ gìn trật tự khu dân cư.

B. Đảm bảo an ninh xã hội. 

C. Bảo vệ môi trường.

D. Phòng chống buôn bán ma túy.

Câu 14:

Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. Bảo vệ môi trường. 

C. Bảo vệ tài nguyên.

D. Nộp thuế đầy đủ.

Câu 15:

Pháp luật quy định lực lượng nòng cốt giữ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là

A. toàn dân

B. Cảnh sát biển. 

C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

D. Bộ độ biên phòng

Câu 16:

Hoạt động nào dưới đây, không phải là hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia?

A. Xâm phạm đến chế độ kinh tế.

B. Xâm phạm đến các hoạt động tôn giáo. 

C. Xâm phạm chế độ chính trị.

D. Xâm phạm đến độc lập chủ quyền.

Câu 17:

Ý nào dưới đây là nội dung về bảo vệ môi trường?

A. Lấp hết ao hồ để xây dựng khu dân cư mới ở Thủ đô Hà Nội. 

B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường. 

C. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác. 

D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.

Câu 18:

Nội dung nào dưới đây thể hiện pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Ban hành Luật Dân số.

B. Ban hành Luật Thủy sản. 

C. Cải tiến kỹ thuật sản xuất.

D. Ban hành Luật Phòng chống ma túy.

Câu 19:

Công dân nam dưới bao nhiêu tuổi trở xuống không phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Dưới 19 tuổi.

B. Dưới 18 tuổi. 

C. Dưới 20 tuổi.

D. Dưới 17 tuổi.

Câu 20:

Chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống tệ nạn xã hội là những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển

A. văn hóa.

B. giáo dục.

C. các lĩnh vực xã hội.

D. chính trị.

Câu 21:

Luật Nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

B. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. 

C. Từ 18 đến 28 tuổi.

D. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

Câu 22:

Những trường hợp nào dưới đây được thực hiện quyền tự do kinh doanh?

A. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không vi phạm pháp luật. 

B. Người chưa thành niên. 

C. Người đang chấp hành hình phạt tù. 

D. Người bị mất hành vi dân sự.

Câu 23:

Doanh nghiệp A và B đều kinh doanh cùng một mặt hàng giống nhau, nhưng doanh nghiệp A làm ăn thua lỗ còn doanh nghiệp B làm ăn rất tốt. Tuy nhiên, cả 2 doanh nghiệp đều phải đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Đây chính là biểu hiện của bình đẳng trong

A. sản xuất.

B. hợp tác.

C. kinh doanh.

D. lao động.

Câu 24:

Nhà nước đẩy mạnh xúc tiến thương mại với các nước trên thế giới nhằm đưa lao động của nước ta đi làm ở nước ngoài. Đây chính là một nội dung cơ bản của pháp luật về

A. phát triển các lĩnh vực xã hội.

B. giữ vững an ninh. 

C. tăng cường sức mạnh quốc phòng.

D. phát triển kinh tế.

Câu 25:

Chương trình Lục Lạc Vàng nhằm hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn trên mọi miền tổ quốc, giúp họ trả nợ và có điều kiện làm ăn kinh tế vươn lên để thoát nghèo, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo của nhà nước. Mục đích của chương trình hướng tới chính là nội dung cơ bản của pháp luật về

A. bảo vệ môi trường.

B. phát triển kinh tế. 

C. phát triển văn hóa.

D. phát triển các lĩnh vực xã hội.

Câu 26:

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam và đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ đâu?

A. Từ mục đích bảo vệ Tổ quốc.

B. Từ lòng yêu nước của nhân dân ta. 

C. Từ thực tiễn cuộc sống.

D. Từ lợi ích của cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 27:

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Nhận định nào dưới đây là đúng về trường hợp này?

A. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí. 

B. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh. 

C. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi. 

D. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh.

Câu 28:

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và xuất khẩu nông sản, có một số chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây chính là thể hiện bình đẳng trong

A. kinh doanh.

B. nộp thuế.

C. kinh tế.

D. xã hội.

Câu 29:

Công ty F đã xả thải trực tiếp ra môi trường biển gây ô nhiễm biển của 4 tỉnh miền trung. Hành vi của F đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

A. tài nguyên và môi trường.

B. kinh tế. 

C. quốc phòng.

D. an ninh.

Câu 30:

Đối tượng H xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi

A. vô ý do thiếu hiểu biết.

B. cố ý trực tiếp. 

C. cố ý gián tiếp.

D. vô ý do cẩu thả.