30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội là

A. vai trò của sản xuất của cải vật chất.

B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất. 

C. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.

D. nội dung của sản xuất của cải vật chất.

Câu 2:

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội là

A. phương hướng của sản xuất của cải vật chất.

B. ý nghĩa của sản xuất của cải vật chất. 

C. nội dung của sản xuất của cải vật chất.

D. vai trò của sản xuất của cải vật chất.

Câu 3:

Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. quá trình sản xuất.

B. sản xuất kinh tế 

C. thỏa mãn nhu cầu.

D. sản xuất của cải vật chất.

Câu 4:

Muốn tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở. Để có những thứ đó, con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất. Điều đó thể hiện ý nào sau đây của sản xuất của cải vật chất?

A. Phương hướng

B. Ý nghĩa.

C. Vai trò.

D. Nội dung.

Câu 5:

Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là

A. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

B. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước. 

C. nền tảng của xã hội loài người.

D. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Câu 6:

Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng

A. có nhiều của cải hơn.

B. sống sung sướng, văn minh hơn. 

C. được nâng cao trình độ

D. được hoàn thiện và phát triển toàn diện.

Câu 7:

Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội là

A. Phát triển bền vững.

B. tăng trưởng kinh tế.

C. phát triển xã hội.

D. phát triển kinh tế.

Câu 8:

Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là

A. hoạt động.

B. lao động. 

C. sản xuất của cải vật chất.

D. sức lao động.

Câu 9:

Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây?

A. Công cụ và phương tiện lao động.

B. Người lao động và công cụ lao động. 

C. Công cụ lao động. 

D. Phương tiện lao động.

Câu 10:

Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?

A. Công cụ lao động.

B. Đối tượng lao động. 

C. Tư liệu lao động.

D. Nguyên vật liệu nhân tạo.

Câu 11:

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là

A. đối tượng lao động.

B. tư liệu lao động.

C. công cụ lao động.

D. sức lao động.

Câu 12:

Đối tượng lao động được phân thành mấy loại?

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 2 loại.

D. 5 loại.

Câu 13:

Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội vì là

A. tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội. 

B. nguyên nhân, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. 

C. trung tâm, là sự liên kết các hoạt động của xã hội. 

D. hạt nhân, là đòn bẩy thúc đẩy mở rộng sự đa dạng hoạt động của xã hội.

Câu 14:

Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nào dưới đây là quan trọng nhất?

A. Cơ cấu thành phần kinh tế.

B. Cơ cấu vùng kinh tế. 

C. Cơ cấu ngành kinh tế.

D. Cơ cấu lãnh thổ.

Câu 15:

Phát triển kinh tế có ý nghĩa nào sau đây đối với cá nhân?

A. Thực hiện dân giàu, nước mạnh. 

B. Cơ sở thực hiện và xây dựng hạnh phúc. 

C. Tạo điều kiện cho mọi người có việc là và thu nhập. 

D. Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 16:

Khẳng định nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

A. Muốn phát triển kinh tế phải tăng trưởng kinh tế. 

B. Tăng trưởng kinh tế không có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế. 

C. Tăng trưởng kinh tế tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. 

D. Có thể có tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế.

Câu 17:

Trong tư liệu lao động, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Kết cấu hạ tầng.

B. Tư liệu sản xuất.

C. Công cụ lao động.

D. Hệ thống bình chứa.

Câu 18:

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là

A. máy móc, kĩ thuật, công nghệ.

B. kết cấu hạ tầng của sản xuất. 

C. công cụ sản xuất.

D. hệ thống bình chứa

Câu 19:

Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?

A. Người lao động.

B. Công cụ lao động. 

C. Kết cấu hạ tầng sản xuất

D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.

Câu 20:

Lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kết hợp thành

A. tư liệu sản xuất.

B. phương thức sản xuất. 

C. lực lượng sản xuất. 

D. quá trình sản xuất

Câu 21:

Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là

A. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất. 

B. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất. 

C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất. 

D. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.

Câu 22:

M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Giữ gìn truyền thống gia đình.

B. Củng cố an ninh quốc phòng. 

C. Phát triển kinh tế.

D. Phát huy truyền thống văn hóa.

Câu 23:

Với người thợ xây, đâu là công cụ lao động?

A. Xà gồ.

B. Thước, bay, bàn chà

C. Gạch, ngói.

D. Tôn lợp nhà.

Câu 24:

Đối tượng lao động của người thợ mộc là

A. gỗ.

B. bàn ghế.

C. đục, bào. 

D. máy cưa.

Câu 25:

Công cụ lao động của người thợ mộc là

A. đục, bào.

B. sơn.

C. gỗ. 

D. bàn ghế.

Câu 26:

Công cụ lao động của người thợ may là?

A. Máy khâu

B. Áo quần bán ở chợ.

C. Vải.

D. Áo, quần.

Câu 27:

Năm 2016, nợ công được báo cáo chiếm 63,6% trên GDP. Sang đến năm 2017, nợ công trên GDP còn 62,6%. Đối với năm 2018 theo dự kiến sẽ ở đỉnh mới là 63,9% GDP. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nợ công cao ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế. 

B. Nợ công cao ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. 

C. Nợ công cao ảnh hưởng đến đời sống xã hội. 

D. Nợ công cao ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu dân số.

Câu 28:

Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp và chú trọng việc tăng lương cho công nhân nhưng lại không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương. 

B. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế. 

C. Không đồng ý vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. 

D. Đồng ý vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế.

Câu 29:

Được Nhà nước cử đi du học ở nước ngoài, sau khi hoàn thành khóa học, H muốn về Việt Nam để làm việc vì ngành mà H học ở Việt Nam còn thiếu. Cha mẹ H phản đối vì cho rằng làm ở nước ngoài lương sẽ cao, chế độ đãi ngộ tốt, cộng sự giỏi. Là bạn của H, em hãy giúp bạn đưa ra ứng xử phù hợp?

A. Thuyết phục cha mẹ để về Việt Nam làm việc. 

B. Không liên lạc với cha mẹ, bí mật về nước làm việc. 

C. Nghe theo lời cha mẹ. 

D. Phản đối cha mẹ.

Câu 30:

Đang là học sinh 11, sau mỗi buổi học M, N và H không tham gia giúp đỡ gia đình việc nhà. M lấy lí do bận học để ngủ, N lấy lí do bận học để chơi game, H nói bận học để đi chơi. K là bạn học cùng lớp đã góp ý cho M, N, H cần phải biết lao động giúp đỡ gia đình bằng những việc phù hợp nhưng M, N, H vẫn không chịu thay đổi. Em đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

A. M, N là sai vì sau giờ học không nên ngủ và chơi game. 

B. M, N, H là đúng vì sau giờ học cần phải giải trí cho thoải mái. 

C. N, H là sai vì không nên chơi game và nói dối cha mẹ. 

D. M, N, H là sai vì sau giờ học nên giúp đỡ gia đình bằng những việc làm phù hợp