30 Đề luyện thi thpt quốc gia môn GDCD (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?

A. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.

B. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ. 

C. 1m vải = 5kg thóc.

D. 1m vải = 2 giờ.

Câu 2:

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. giá trị số lượng, chất lượng.

B. lao động xã hội của người sản xuất. 

C. lao động xã hội của người sản xuất.

D. giá trị trao đổi.

Câu 3:

Hàng hóa là một phạm trù lịch sử vì hàng hóa

A. xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người. 

B. chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. 

C. ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất của loài người. 

D. ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.

Câu 4:

Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng

A. thời gian cá biệt.

B. tổng thời gian lao động. 

C. thời gian trung bình của xã hội.

D. thời gian tạo ra sản phẩm.

Câu 5:

Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A. Thời gian lao động xã hội cần thiết. 

B. Thời gian lao động hao phí của mọi người sản xuất hàng hóa. 

C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất. 

D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

Câu 6:

Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua, bán là

A. tính chất của hàng hóa.

B. giá trị của hàng hóa. 

C. khái niệm hàng hóa.

D. thuộc tính của hàng hóa.

Câu 7:

Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo,lúc này tiền thực hiện chức năng gi?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện lưu thông. 

C. Phương tiện thanh toán.

D. Phương tiện giao dịch.

Câu 8:

Một trong những chức năng của thị trường là

A. kiểm tra hàng hóa.

B. trao đổi hàng hóa.

C. thực hiện.

D. đánh giá.

Câu 9:

Những chức năng của thị trường là gì?

A. Người bán, người mua.

B. Làm cho người bán và người mua gặp nhau. 

C. Thông tin, điều tiết.

D. Thu mua hàng hóa.

Câu 10:

Thị trường xuất hiện và phát triển cùng

A. với sự ra đời và phát của sản xuất và lưu thông hàng hóa. 

B. hàng hóa ra đời. 

C. với sự ra đời của nền kinh tế thị trường. 

D. tiền tệ ra đời.

Câu 11:

Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về

A. quy mô, giá cả, cung – cầu, chất lượng, cơ cấu, chủng loại. 

B. quy mô, chất lượng, cơ cấu,giá cả, cung – cầu, chủng loại. 

C. quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại. 

D. quy mô, về mẫu mã, hình thức, cơ cấu, chủng loại.

Câu 12:

Các chủ thể kinh tế trong thị trường, tác động qua lại lẫn nhau để xác định

A. giá cả và số lượng hàng hóa.

B. nơi mua, nơi bán hàng hóa. 

C. giá cả của hàng hóa.

D. cách thức thanh toán hàng hóa.

Câu 13:

Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có

A. giá cả khác nhau.

B. số lượng khác nhau. 

C. giá trị khác nhau.

D. giá trị sử dụng khác nhau.

Câu 14:

Lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian

A. lao động xã hội cần thiết.

B. lao động. 

C. lao động cá biệt.

D. hao phí sản xuất.

Câu 15:

Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa

A. người sản xuất và người tiêu dùng.

B. người mua và người bán. 

C. những người tiêu dùng sản phẩm.

D. những người sản xuất hàng hóa.

Câu 16:

Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa khi tiền thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.

B. phương tiện lưu thông. 

C. thước đo giá trị. 

D. phương tiện thanh toán.

Câu 17:

Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ làm cho xã hội

A. không sản xuất hàng hóa đó.

B. sản xuất ra hàng hóa đó ít hơn. 

C. sản xuất hàng hóa đó tinh vi hơn.

D. sản xuất ra hàng hóa đó nhiều hơn.

Câu 18:

Khi giá cả hàng hóa tăng thì sẽ làm cho người tiêu dùng

A. đầu tư hàng hóa khác.

B. mua hàng hóa ít hơn. 

C. mua hàng hóa nhiều hơn.

D. không mau hàng hóa.

Câu 19:

Thị trường hình thành các quan hệ

A. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hóa. 

B. hàng hóa, tiền tệ. 

C. hàng hóa, tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả. 

D. hàng hóa, tiền tệ, mua bán.

Câu 20:

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại việc trao đổi hàng hóa sẽ diễn ra như thế nào?

A. Một cách linh hoạt.

B. Một cách bài bản. 

C. Một cách từ từ.

D. Một cách nhanh chóng.

Câu 21:

Đâu là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại hàng hóa?

A. Thị trường.

B. Quán xá.

C. Doanh thu.

D. Giá cả.

Câu 22:

Sự biến động nào trên thị trường làm điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?

A. Tiền mất giá.

B. Người mua, bán.

C. Cung- cầu, giá cả.

D. Doanh thu cao.

Câu 23:

Một chai rượu vang Đà Lạt có giá là 85.000 VNĐ, giá cả mặt hàng này thể hiện chức năng nào của tiền tệ?

A. Phương tiện cất trữ.

B. Phương tiện thanh toán. 

C. Phương tiện lưu thông.

D. Thước đo giá trị.D. Thước đo giá trị.

Câu 24:

Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mua hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Phương tiện cất trữ.

B. Phương tiện lưu thông. 

C. Phương tiện thanh toán.

D. Thước đo giá trị

Câu 25:

Giá trị xã hội của hàng hóa bao gồm những bộ phận nào?

A. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa. 

B. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, giá trị tăng thêm. 

C. Giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm. 

D. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí, giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, giá trị tăng thêm.

Câu 26:

Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?

A. 5 con.

B. 3 con.

C. 15 con.

D. 20 con.

Câu 27:

Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi

A. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. 

B. sự hao phí sức lao động của con người. 

C. công dụng của hàng hóa. 

D. sự khan hiếm của hàng hóa.

Câu 28:

Nội dung nào không đúng với các vật phẩm được trở thành hàng hóa khi thỏa mãn điều kiện nào dưới đây?

A. Thông qua mua bán.

B. Có công dụng nhất định. 

C. Có giá bán cao.

D. Do lao động tạo ra.

Câu 29:

Đâu không phải là chức năng của tiền tệ?

A. Phương tiện cất trữ.

B. Phương tiện trao đổi.

C. Phương tiện thanh toán.

D. Tiền tệ thế giới.

Câu 30:

Giám đốc A trả tiền công cho những người công nhân. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

A. Phương tiện thanh toán.

B. Thước đo giá trị. 

C. Phương tiện trao đổi.

D. Phương tiện cất trữ.