30 đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2022 có lời giải (Đề 29)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sản lượng thủy sản khai thác của nước ta tăng chủ yếu do 

A. đánh bắt xa bờ. 

B. đánh bắt gần bờ. 

C. đẩy mạnh xuất khẩu. 

D. cải tạo cảng cá. 

Câu 2:

Biện pháp mở rộng rừng đặc dụng ở nước ta là 

A. trồng rừng lấy gỗ. 

B. lập vườn quốc gia. 

C. khai thác gỗ củi. 

D. trồng rừng tre nứa. 

Câu 3:

Để nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp cần 

A. mở rộng thị trường. 

B. nhập khẩu máy máy móc. 

C. đổi mới công nghệ. 

D. đa dạng sản phẩm. 

Câu 4:

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu về 

A. nguyên liệu tại chỗ. 

B. lao động chất lượng. 

C. cơ sở hạ tầng tốt. 

D. khoa học kĩ thuật cao. 

Câu 5:

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu để giải quyết việc làm ở đồng bằng sông Hồng là 

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

B. phát triển nghề truyền thống. 

C. tăng cường xuất khẩu lao động. 

D. phân bố dân cư, lao động. 

Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 4 -5, cho đảo Cù Lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Huế. 

B. Quảng Nam. 

C. Đà Nẵng.

D. Quảng Ngãi. 

Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây? 

A. Quỳnh Nhai.

B. Sinh Quyền. 

C. Cam Đường.

D. Văn Bàn. 

Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với Cà Mau?

A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn hơn.

B. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. 

C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.

D. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. 

Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam?

A. Pu sam sao. 

B. Đông Triều. 

C. Bắc Sơn. 

D. Ngân Sơn. 

Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Cả?

A. Sông Hiếu. 

B. Sông Đà. 

C. Sông Cầu. 

D. Sông Thương. 

Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc ít người ở Tây Nguyên không có đặc điểm nào sau đây?

A. Một số dân tộc phân bố tập trung thành vùng khá rõ rệt. 

B. Phân bổ đan xen với nhau và xen kẽ với người Kinh. 

C. Gia - rai, Ê - đê là các dân tộc ít người có số dân lớn ở nước ta. 

D. Chủ yếu là có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Đảo và Môn - Khơ me. 

Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết vùng nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng trên 50%?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ. 

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?

A. Nuôi trồng của Nam Định nhỏ hơn Quảng Bình. 

B. Khai thác của Thanh Hóa lớn hơn Ninh Bình. 

C. Nuôi trồng của Nghệ An nhỏ hơn Hà Tĩnh. 

D. Khai thác của Quảng Ninh nhỏ hơn Quảng Trị.

Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Nam Định không có ngành nào sau đây?

A. Dệt, may. 

B. Cơ khí. 

C. Vật liệu xây dựng.

D. Hóa chất. 

Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông? 

A. Sơn Tây. 

B. Cửa Ông. 

C. Cái Lân.

D. Hải Phòng.

Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết năm 2007 tỉnh/thành phố nào sau đây nhập siêu?

A. Khánh Hòa. 

B. Bình Định. 

C. Đà Nẵng. 

D. Đăk Lăk. 

Câu 17:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có di sản văn hóa thế giới?

A. Hạ Long. 

B. Huế. 

C. Đà Nẵng.

D. Nha Trang. 

Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết hồ Kẻ Gỗ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Nghệ An.

B. Hà Tĩnh. 

C. Quảng Bình.

D. Quảng Trị. 

Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ngãi. 

B. Bình Định. 

C. Phú Yên. 

D. Khánh Hòa 

Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khai thác sét, cao lanh ở nơi nào sau đây?

A. Hà Tiên.

B. Rạch Rá. 

C. U Minh.

D. Long Xuyên. 

Câu 21:

Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2019

(Đơn vị: triệu người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo bảng số liệu, cho biết nước nào có tỉ lệ dân thành thị là 47% là nước nào sau đây?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lai-xi-a. 

C. Phi-lip-pin. 

D. Thái Lan.

Câu 22:

Cho biểu đồ:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA THÁI LAN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Thái Lan, giai đoạn 2010 - 2015?

A. Sản lượng điện giảm, dầu thô tăng. 

B. Nhìn chung sản lượng điện tăng. 

C. Sản lượng dầu thô tăng nhanh hơn điện.

D. Sản lượng dầu thô giảm liên tục. 

Câu 23:

Nước ta nằm liền kề vành đai sinh khoáng nên có 

A. khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt. 

B. tài nguyên sinh vật rất đa dạng. dương.

C. tài nguyên khoáng sản phong phú. 

D. nền nhiệt cao, cân bằng ẩm.

Câu 24:

Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh trong những năm gần đây do 

A. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn. 

B. cơ sở hạ tầng đô thị phát triển cao so với khu vực và thế giới. 

C. kết quả của việc di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. 

D. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô đô thị. 

Câu 25:

Miền núi nước ta dân cư thưa thớt chủ yếu do 

A. có nhiều dân tộc ít người, sản xuất nhỏ. 

B. nhiều thiên tai, công nghiệp còn hạn chế. 

C. địa hình hiểm trở, kinh tế chậm phát triển. 

D. nhiều đất dốc, giao thông còn khó khăn. 

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay?

A. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế. 

B. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng. 

C. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển.

D. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí. 

Câu 27:

Yếu tố tác động chủ yếu đến việc sản xuất theo hướng hàng hóa trong chăn nuôi hiện nay là 

A. trình độ lao động được nâng cao.

B. dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ. 

C. cơ sở thức ăn được đảm bảo hơn.

D. sự thay đổi nhu cầu của thị trường. 

Câu 28:

Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản của nước ta?

A. Công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển. 

B. Sản phẩm khai thác chủ yếu là gỗ, cây luồng, cây nứa. 

C. Các cơ sở chế biến gỗ tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi. 

D. Rừng còn được khai thác để cung cấp gỗ củi và than củi. 

Câu 29:

Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là 

A. có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió. 

B. bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo. 

C. dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn. 

D. có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. 

Câu 30:

Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?

A. Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước. 

B. Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ. 

C. Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư. 

D. Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. 

Câu 31:

Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu ở nước ta là 

A. thúc đẩy công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm. 

B. tăng đầu tư, thu hút nhiều ngành sản xuất tham gia. 

C. phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường. 

D. đổi mới quản lí, tăng cường liên kết với các nước. 

Câu 32:

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? 

A. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động. 

B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh. 

C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước. 

D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu. 

Câu 33:

Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là 

A. khai thác hợp lí tự nhiên, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa. 

B. phát huy hiệu quả các thế mạnh, tạo thế liên hoàn trong sản xuất. 

C. đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, gắn liền các lãnh thổ với nhau.

D. đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường. 

Câu 34:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là 

A. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm. 

B. tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 

C. góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ. 

D. thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

Câu 35:

Giải pháp chủ yếu phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản và trồng rừng ngập mặn. 

B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ rừng. 

C. đầu tư công nghiệp chế biến và thúc đẩy xuất khẩu. 

D. phát triển kinh tế biển - đảo, trồng lúa thâm canh. 

Câu 36:

Cho biểu đồ về doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015

(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế. 

B. Quy mô và cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế. 

C. Quy mô doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế. 

D. Sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế. 

Câu 37:

Sự khác nhau về cảnh quan thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của

A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bản cầu Bắc và độ dốc các sườn núi. 

B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và các dãy núi hướng vòng cung.

C. vị trí gần hay xa biển và độ cao của các đỉnh núi, hướng của các dãy núi. 

D. gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và hướng địa hình núi. 

Câu 38:

Biện pháp quan trọng nhất để tránh mất nước của các hồ chứa ở Đông Nam Bộ là 

A. bảo vệ rừng trên thượng lưu của các sông. 

B. xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia. 

C. bảo vệ nghiêm ngặt các khu dự trữ sinh quyển. 

D. phục hồi và phát triển nhanh rừng ngập mặn. 

Câu 39:

Biện pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng chuyên canh. 

B. đào tạo và hỗ trợ việc làm, phân bố lại dân cư và lao động. 

C. tập trung đầu tư, phát triển chế biến, mở rộng thị trường. 

D. hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông. 

Câu 40:

Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

(Đơn vị: triệu đô la Mỹ)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2010 - 2018 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? 

A. Tròn. 

B. Đường. 

C. Miền.

D. Cột.