30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm

A. tư liệu lao động

B. sức lao động

C. đối tượng lao động

D. lao động

Câu 2:

Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội, đòi hỏi người sản xuất phải quan tâm đến việc

A. vay vốn ưu đãi

B. nâng cao năng suất lao động

C. đào tạo gián điệp kinh tế

D. sản xuất một loại hàng hóa

Câu 3:

Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định

B. Quy chế

C. Pháp luật

D. Quy tắc

Câu 4:

Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Áp dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Sử dụng pháp luật

Câu 5:

Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí

A. nhà nước

B. giáo dục

C. chính trị

D. kinh tế

Câu 6:

Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm

A. độ tuổi và nhận thức

B. độ tuổi và trình độ

C. độ tuổi và hành vi

D. nhận thức và hành vi

Câu 7:

Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi địa bàn cư trú

B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội

C. Khai báo y tế phòng dịch

D. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến

Câu 8:

Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú là bình đẳng

A. trong quan hệ nhân thân

B. trong quan hệ tài sản

C. trong quan hệ việc làm

D. trong quan hệ nhà ở

Câu 9:

Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước

B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn, giảm thuế như nhau

C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác

D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau

Câu 10:

Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong kinh doanh

B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường

C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng

D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 11:

Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

A. kinh tế

B. chính trị

C. văn hóa

D. giáo dục

Câu 12:

Tung tin đồn không đúng sự thật nhằm hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng và sức khỏe

B. tinh thần của công dân

C. nhân phẩm, danh dự

D. thể chất của công dân

Câu 13:

Vào nhà người khác nhưng chưa được sự đồng ý của chủ nhà là xâm phạm đến quyền cơ bản nào của công dân?

A. Bảo hộ về tính mạng sức khỏe

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở

C. Bất khả xâm phạm về thân thể

D. Bảo hộ về danh dự nhân phẩm

Câu 14:

Học sinh trong giờ sinh hoạt phát biểu ý kiến, bình bầu ban cán sự lớp là thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây?

A. Quyền ứng cử, bầu cử

B. Quyền khiếu nại

C. Quyền tự do ngôn luận

D. Quyền tố cáo

Câu 15:

Trong dịp bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, công dân tự mình lựa chọn người xứng đáng nhất trong danh sách ứng cử viên để bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Được ủy quyền

B. Trung gian

C. Bỏ phiếu kín

D. Gián tiếp

Câu 16:

Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng văn bản luật là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. cơ sở

B. cả nước

C. lãnh thổ

D. quốc gia

Câu 17:

Nhằm khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức là mục đích của

A. tố cáo

B. đền bù thiệt hại

C. khiếu nại

D. chấp hành án

Câu 18:

Công dân có thể học trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thông qua các kì thi và xét tuyển là biểu hiện của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời

B. học không hạn chế

C. bình đẳng về cơ hội học tập

D. học bất cứ nơi nào

Câu 19:

Cá nhân chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Được phát triển

B. Khiếu nại

C. Quản trị truyền thông

D. Tố cáo

Câu 20:

Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

A. lao động công vụ

B. phát triển kinh tế

C. quan hệ xã hội

D. bảo vệ môi trường

Câu 21:

Anh B hàng tháng đến bưu điện trả tiền điện là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A. Phương tiện lưu thông

B. Thước đo giá trị

C. Phương tiện mua bán

D. Phương tiện thanh toán

Câu 22:

Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh kinh tế?

A. Mặt hạn chế của cạnh tranh

B. Nguyên nhân của cạnh tranh

C. Mặt tích cực của cạnh tranh

D. Mục đích của cạnh tranh

Câu 23:

Trong kinh doanh, cá nhân, tổ chức chủ động trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Áp dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Sử dụng pháp luật

Câu 24:

Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?

A. Hình sự

B. Dân sự

C. Kỷ luật

D. Hành chính

Câu 25:

Nhà nước ta không phân biệt là người dân tộc thiểu số, hay là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, tất cả đều được đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa

D. Giáo dục

Câu 26:

Công dân không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào dưới đây ?

A. Phát tán thông tin mật của cá nhân

B. Bảo mật danh tính cá nhân

C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác

D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác

Câu 27:

Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để

A. thăm dò tin tức nội bộ

B. tiếp thị sản phẩm đa cấp

C. dập tắt vụ hỏa hoạn

D. tìm đồ đạc bị mất trộm

Câu 28:

Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín

B. Phổ thông

C. Trực tiếp

D. Bình đẳng

Câu 29:

Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền

A. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở

B. tham gia quản lí nhà nước và xã hội

C. thay đổi kiến trúc thượng tầng

D. phê duyệt chủ trương và đường lối

Câu 30:

Học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, không đủ điều kiện để theo học đại học có thể lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, học sinh đã thực hiện quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?

A. Học bất cứ ngành nghề nào

B. Học không hạn chế

C. Học thường xuyên, học suốt đời

D. Học từ thấp đến cao

Câu 31:

Cục thông tin và truyền thông đã quyết định xử phạt việc chị A đã có hành vi đăng tải lên trang cá nhân những thông tin không chính xác về dịch nCOv, gây hoang mang cho nhân dân. Việc làm của cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính chặt chẽ về hình thức

B. Tính kỉ luật nghiêm minh

C. Tính quyền lực bắt buộc chung

D. Tính quy phạm phổ biến

Câu 32:

Anh A là thủ quỹ của công ti xăng dầu X. Trong quá trình làm việc anh A đã thông đồng với anh T, kế toán trưởng, nhập một số lượng lớn xăng dầu giả để pha trộn bán cùng với xăng dầu thật. Việc làm của anh A là không thực hiện đúng hình thức pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 33:

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước không phân biệt giữa các

A. thành phần

B. tôn giáo

C. giai cấp

D. dân tộc

Câu 34:

Chị B bị chồng là anh A đánh trọng thương phải nhập viện điều trị một tháng, Thương con gái mình là bà N nhờ anh T đến nhà đe dọa con rể. Trong lúc hai bên tranh cãi, anh T đẩy anh A ngã gãy tay, thấy vậy hàng xóm đã gọi cho công an xã đến giải quyết. Trong tình huống này, A vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về bình đẳng giới

C. Bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng

D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm danh dự

Câu 35:

Công dân T tham gia thảo luận cho dự án định cạnh định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư của huyện Y và đưa ra những góp ý xác đáng cho dự án. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?

A. Được cung cấp thông tin nội bộ

B. Đóng góp ý kiến

C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội

D. Tự do ngôn luận

Câu 36:

Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Chuyển giao công nghệ

B. Sáng chế

C. Sở hữu công nghiệp

D. Tác giả

Câu 37:

Các anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ và được anh B đồng ý bán giúp mười hộp thuốc kháng sinh dù biết thuốc đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C thông tin sự việc trên cho anh D đồng thời làm đơn tố cáo anh B. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa tống tiền buộc anh B phải đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Các anh A, B

B. Các anh A, B, C

C. Các anh A, B, D

D. Các anh B, D

Câu 38:

H thuê anh T và anh N sao chép công thức chiết xuất tinh dầu của anh A rồi tự mình nghiên cứu tạo ra sản phẩm. Thấy nhu cầu sử dụng tinh dầu rất lớn, anh N đề nghị và được chị H đồng ý mở xưởng sản xuất cùng. Sợ bị phát hiện việc sản xuất không có giấy phép, chị H đã hối lộ ông Q là trưởng phòng quản lí chất lượng năm mươi triệu đồng để bỏ qua cho mình. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị H, anh T và anh N

B. Chị H và anh N

C. Chị H, anh N và ông Q

D. Chị H và anh T

Câu 39:

Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Chị H và chồng

B. Chị H và K

C. Chị M, H và K

D. K, chị H và chồng

Câu 40:

Thấy vợ mình là chị M bị ông T giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa 5 triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa tố cáo

A. Ông T, anh H và anh K

B. Ông T, Anh H, anh K và anh N

C. Anh H và anh K

D. Ông T và anh H