30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 21)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm

A. tư liệu lao động.

B. sức lao động.

C. đối tượng lao động.

D. lao động.

Câu 2:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, muốn thu được nhiều lợi nhuận, các chủ thể kinh tế cần vận dụng tác động của quy luật giá trị để

A. bảo mật mức thuế thu nhập.

B. tăng lao động cá biệt.

C. triệt tiêu nguồn vốn viện trợ.

D. tăng năng suất lao động.

Câu 3:

Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính phổ cập.

C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân văn.

Câu 4:

Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. tuân thủ pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 5:

Người có hành vi cố ý gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác là vi phạm

A. hành chính.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 6:

Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Kỉ luật.

C. Dân sự.

D. Hành chính.

Câu 7:

Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Hỗ trợ công tác khai báo y tế.

B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp.

C. Từ chối đăng nhập tài khoản.

D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng ký.

Câu 8:

Một trong những nội dung bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là

A. quan hệ tình cảm.

B. quan hệ phụ thuộc.

C. quan hệ nhân thân.

D. quan hệ đạo đức.

Câu 9:

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua

A. tìm kiếm, lựa chọn việc làm.

B. sử dụng lao động.

C. thực hiện nghĩa vụ lao động

D. kí hợp đồng lao động.

Câu 10:

Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc

A. xóa bỏ các rào cản cạnh tranh kinh tế.

B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên.

C. phân chia đều mọi của cải trong xã hội.

D. nâng cao khả năng cạnh tranh lành mạnh.

Câu 11:

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trong lĩnh vực giáo dục thể hiện ở chỗ, các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về

A. phát triển chính trị.

B. phát triển văn hóa.

C. đời sống  hội.

D. cơ hội học tập.

Câu 12:

Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất?

A. Người đang phạm tội quả tang.

B. Người đang gây rối trật tự công cộng.

C. Người đang bị nghi là phạm tội.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp.

Câu 13:

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được thực hiện bằng hình thức nào sau đây?

A. Khi cảm thấy nghi ngờ.

B. Theo quy định của pháp luật.

C. Dựa trên số đông dư luận.

D. Qua rất nhiều khâu khác nhau.

Câu 14:

Công dân có hành vi bịa đặt điều xấu để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. danh dự, nhân phẩm.

B. quy trình bảo trợ.

C. sở hữu tài sản cá nhân.

D. hình thức tín ngưỡng.

Câu 15:

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Dân chủ.

B. Phổ thông.

C. Công khai.

D. Minh bạch.

Câu 16:

Việc Nhà nước lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp là thực hiện dân chủ trong phạm vi

A. cơ sở.

B. địa phương.

C. cả nước.

D. vùng miền.

Câu 17:

Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực

A. văn hóa.

B. kinh tế.

C. chính trị.

D. xã hội.

Câu 18:

Một trong nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được

A. miễn phí các loại đóng góp.

B. học thường xuyên, học suốt đời.

C. cấp học bổng toàn phần.

D. hưởng mọi chế độ ưu đãi.

Câu 19:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân?

A. Khuyến khích phát triển tài năng.

B. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

C. Nâng cao đời sống tinh thần.

D. Thanh lí hợp đồng dài hạn.

Câu 20:

Công dân có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản  của pháp luật về

A. phát triển kinh tế.

B. bảo lưu nguồn vốn.

C. điều phối nhân lực.

D. cứu trợ xã hội.

Câu 21:

Bác A trồng rau đem ra chợ bán, bác lấy tiền đó mua sách vở cho con học. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện thanh toán.

C. Phương tiện cất trữ.

D. Phương tiện lưu thông.

Câu 22:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt hạn chế của cạnh tranh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế chú trọng

A. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

B. khai thác cạn kiệt tài nguyên.

C. dùng thủ đoạn để đầu cơ tích trữ.

D. tăng năng suất lao động.

Câu 23:

Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân.

B. Chế tạo trái phép vũ khí quân dụng.

C. Tổ chức hoạt động kinh doanh xăng giả.

D. Tự ý, chia sẻ bí mật cá nhân người khác.

Câu 24:

Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. xâm phạm tài sản của người khác.

B. tài trợ hoạt động khủng bố.

C. từ chối bồi thường do vi phạm.

D. buôn bán hàng dưới lòng đường.

Câu 25:

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được

A. phát triển kinh tế du lịch cộng đồng.

B. đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp.

C. bảo tồn trang phục dân tộc.

D. tổ chức lễ hội truyền thống.

Câu 26:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. bảo trợ người già neo đơn.

B. truy tìm đối tượng phản động.

C. giam giữa người trái pháp luật.

D. giám hộ trẻ em khuyết tật.

Câu 27:

Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. hoạt động bán hàng đa cấp.

B. hoạt động tư vấn bảo hiểm.

C. đối tượng truy nã lẩn trốn.

D. đối tượng tố cáo nặc danh.

Câu 28:

Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi

A. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

B. độc lập lựa chọn ứng cử viên.

C. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu.

D. đồng loạt sao chép phiếu bầu.

Câu 29:

Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở trong trường hợp nào sau đây?

A. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến

B. Đề cao quan điểm cá nhân.

C. Sử dụng dịch vụ công cộng.

D. Sửa đổi hương ước làng xã.

Câu 30:

Việc Nhà nước thực hiện phun thuốc chống các ổ dịch ở vùng dịch đó là thể hiện việc Nhà nước quan tâm đến

A. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

B. vệ sinh môi trường.

C. phát huy quyền của con người.

D. phát triển đất nước.

Câu 31:

Bà A kinh doanh đã hơn 6 tháng, chây ì không nộp thuế nộp thuế. Bị cơ quan chức năng xử phạt, điều này phản ánh đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính bắt buộc thực hiện.

Câu 32:

Thấy điện thoại của mình “không cánh mà bay”, mà ngày hôm nay chỉ có A đến nhà chơi, vì vậy B đã nghi ngờ A lấy trộm, nên đã tự ý xông vào nhà A để lục soát tìm đồ. Hành vi của B đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 33:

Anh A và chị B yêu nhau, nhưng ông Q là cha của anh A lại nhất quyết không đồng ý vì lí do chị B là người dân tộc thiểu số. Trong trường hợp này ông Q đã thực hiện chưa đúng nội dung quyền bình đẳng giữa các

A. thành phần.

B. tôn giáo.

C. dân tộc.

D. giai cấp.

Câu 34:

Anh H say rượu đã đánh anh A trọng thương và bị kết án 1 năm tù giam. Khi ra tù, anh H có đến công ty X xin việc. Tuy nhiên, giám đốc Q sau khi xem hồ sơ đã từ chối anh với lí do anh H từng đi tù. Bực tức vì bị từ chối, tối đó anh H rủ anh D xông vào nhà giám đốc Q đánh anh Q trọng thương. Anh H và D đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe.

C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.

D. Bất khả xâm phạm về danh tính.

Câu 35:

Nhân dân thôn A họp bàn và quyết định các tiêu chí cơ bản để bình xét gia đình văn hóa, hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn thôn. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn A thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. xã hội.

B. cơ sở.

C. văn hóa.

D. cả nước.

Câu 36:

Nhận thấy học sinh A có năng khiếu nổi trội về điền kinh, ban giám hiệu trường THPT X đã đã tạo điều kiện để A được tham gia hội khỏe phù đổng của tỉnh để có cơ hội được học hỏi giao lưu và khẳng định bản thân mình. Trong trường hợp này, trường THPT X đã thực hiện tốt nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển của công dân?

A. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.

B. Tham vấn tâm lý học đường.

C. Hình thành kỹ năng nghề nghiệp.

D. Khơi gợi kỹ năng mềm.

Câu 37:

Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật hành chính?

A. Bà S, ông M và chị T.

B. Bà S và chị T.

C. Chị P và chị T.

D. Bà S, chị T và bà N.

Câu 38:

Cùng làm việc ở phòng hành chính, nhưng chị A thường xuyên đi muộn. Dù vậy, đến cuối năm chị A vẫn được lĩnh thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn chị M thì không. Tức giận, chị M kể chuyện này cho anh K biết, để lấy lại công bằng cho chị M, anh K đã dựng chuyện giữa chị A và giám đốc Q có quan hệ tình cảm với nhau và báo cho vợ giám đốc biết. Quá tức giận vợ giám đốc đã yêu cầu chồng mình đuổi việc chị A. Sợ vợ làm lớn chuyện ảnh hưởng đến danh tiếng của mình nên giám đốc đã ngay lập tức sa thải chị A. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc Q và anh K.

B. Vợ chồng giám đốc Q và chị A.

C. Giám đốc Q và chị A.

D. Vợ chồng giám đốc Q, chị M và K.

Câu 39:

Do nghi ngờ chồng có quan hệ tình cảm với T, bà M cùng con rể tên Q chặn đường khi cô đang đi dự sinh nhật bạn, để hỏi cho rõ sự việc. Sợ mọi người biết chuyện, cô T đã xin lỗi để bà M bỏ qua và hứa chấm dứt thì bị anh Q nhổ nước bọt vào mặt, thấy vậy anh K bạn trai đi cùng đã xông vào đánh anh Q gãy tay. Chứng kiến toàn bộ sự việc, anh P đã quay video rồi đăng tải lên mạng xã hội khiến uy tín của cô T bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của cô T?

A. Anh K và bà M.          

B. Anh Q và bà M.

C. Anh Q và anh K.

D. Anh Q và anh P.

Câu 40:

Ông B giám đốc sở X kí quyết định điều chuyển chị A nhân viên đến công tác ở một đơn vị xa nhà dù chị đang nuôi con nhỏ vì nghi ngờ chị A biết việc mình sử dụng bằng đại học giả. Trên đường đi làm, chị A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ nên bị anh C là cảnh sát giao thông yêu cầu đưa cho anh một triệu đồng. Bị chị A từ chối, anh C lập biên bản xử phạt thêm lỗi mà chị không vi phạm. Bức xúc, chị A thuê anh D viết bài nói xấu anh C và ông B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị tố cáo vừa bị khiếu nại?

A. Ông B, anh C và anh D.

B. Chị A và anh D.

C. Ông B và anh C.

D. Ông B, anh C và chị A.