30 đề thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 có lời giải (Đề 29)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. trong một số lĩnh vực quan trọng.

C. đối với người vi phạm.

D. đối với người sản xuất kinh doanh.

Câu 2:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo

A. tập tục của địa phương.

B. quy định của pháp luật.

C. thỏa thuận của cộng đồng.

D. hương ước của làng xã.

Câu 3:

Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc

A. phổ thông.

B. bình đẳng.

C. công khai.

D. trực tiếp.

Câu 4:

Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng

A. nguyện vọng của nhà chức trách.

B. tính chất, mức độ của vi phạm.

C. khả năng của người quản lí.

D. trình tự, thủ tục của pháp luật.

Câu 5:

Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào được gọi là

A. Đối tượng lao động

B. Tư liệu lao động

C. Tài nguyên thiên nhiên

D. Nguyên liệu

Câu 6:

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện theo

A. yêu cầu của bưu điện.

B. quy định của pháp luật.

C. đề xuất của người gửi.

D. kiến nghị của người nhận.

Câu 7:

Nhà nước cho người nghèo vay vốn ưu đãi để kinh doanh là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực

A. văn hóa.

B. hành chính.

C. xã hội.

D. công vụ.

Câu 8:

Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong

A. tuyển dụng lao động.

B. đào tạo nhân lực.

C. tìm kiếm việc làm.

D. lĩnh vực kinh doanh.

Câu 9:

Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là thực hiện trách nhiệm

A. đạo đức.

B. cộng đồng.

C. pháp lí.

D. gia tộc.

Câu 10:

Công dân khi vi phạm pháp luật hình sự phải chấp hành hình phạt theo quyết định của

A. đại biểu nhân dân.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Tòa án nhân dân.

Câu 11:

Công dân được tự do khám phá khoa học để tạo ra sản phẩm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là thực hiện quyền

A. sáng tạo.

B. chỉ định.

C. phán quyết.

D. đại diện.

Câu 12:

Nhằm phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền

A. đề xuất.

B. khiếu nại.

C. tố cáo.

D. kiến nghị.

Câu 13:

Những người phát triển sớm về trí tuệ được học trước tuổi, học vượt lớp là thể hiện nội dung quyền được

A. phủ định.

B. bình chọn.

C. phát triển.

D. phán quyết.

Câu 14:

Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm là thực hiện nội dung quyền bình đẳng

A. trong nội bộ người sử dụng lao động.

B. giữa mục tiêu và biện pháp kích cầu.

C. trong quy trình đào tạo chuyên gia.

D. giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 15:

Bà A bán thóc được 2 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một chiếc xe đạp. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện lưu thông

C. Phương tiện cất trữ

D. Phương tiện thanh toán

Câu 16:

Học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là mọi công dân được học bằng

A. tất cả giáo trình nâng cao.

B. những cách thức thống nhất.

C. các phương tiện hiện đại.

D. nhiều hình thức khác nhau.

Câu 17:

Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với mức giá cả và thu nhập xác định được gọi là

A. độc quyền

B. cung

C. cầu

D. sản xuất

Câu 18:

Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ nội quy.

C. Thực hiện quy chế.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 19:

Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

B. Biểu quyết xây dựng hương ước làng xã.

C. Góp ý sửa đổi dự thảo Hiến pháp.

D. Hoàn thiện Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Câu 20:

Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường có chức năng cơ bản nào sau đây?

A. Bảo mật thông tin.

B. Phương tiện cất trữ.

C. Kích thích tiêu dùng.

D. Xóa bỏ cạnh tranh.

Câu 21:

Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?

A. Xử lí thông tin liên ngành.

B. Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

C. Khuyến khích bồi dưỡng tài năng.

D. Tham gia các hoạt động văn hóa.

Câu 22:

Chồng không tạo điều kiện cho vợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn là vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong

 A. lĩnh vực truyền thông.

B. phạm vi gia tộc.

C. quan hệ nhân thân.

D. quy ước cộng đồng.

Câu 23:

Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Biểu quyết công khai trong hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp.

C. Bài xích mọi ý tưởng sáng tạo.

D. Áp đặt quan điểm của cá nhân.

Câu 24:

Trường hợp nào dưới đây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Biểu quyết công khai trong hội nghị.

B. Đóng góp ý kiến trong cuộc họp.

C. Bài xích mọi ý tưởng sáng tạo.

D. Áp đặt quan điểm của cá nhân.

Câu 25:

Trường X trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt chuẩn trong khuôn viên nhà trường là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Vận dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 26:

Chị M làm đơn xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ thai sản và được giám đốc X chấp thuận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp nhận nhân viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M bị giám đốc điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn. Chị M phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình?

A. Phản biện.

B. Kháng nghị.

C. Tố cáo.

D. Khiếu nại.

Câu 27:

Công nhân B đi làm muộn mười phút nên bị bảo vệ xí nghiệp X không cho vào. Xin mãi không được, công nhân B đã có lời lẽ xúc phạm bảo vệ nên hai bên to tiếng, sỉ nhục nhau. Quá tức giận, công nhân B phá cổng xông vào đánh bảo vệ phải đi cấp cứu. Công nhân B và bảo vệ vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tài sản.

B. Bất khả xâm phạm về đời tư.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 28:

Anh N ép buộc vợ phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình nên vợ chồng anh thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Đa chiều.

B. Huyết thống.

C. Nhân thân.

D. Truyền thông.

Câu 29:

Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Những người có trình độ.

B. Những người có tài sản.

C. Mọi công dân.

D. Những người từ đủ 18 tuổi.

Câu 30:

Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông A đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về danh tính.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.

D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.

Câu 31:

Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.

D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 32:

Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tự do tuyển dụng chuyên gia.

B. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.

C. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.

D. Chủ động mở rộng quy mô.

Câu 33:

Anh G thường xuyên đi làm muộn, khi bị lãnh đạo nhắc nhở anh đã không rút kinh nghiệm mà còn tỏ thái độ bất cần. Anh G phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Kỉ luật.

Câu 34:

Mặc dù bố mẹ A muốn con trở thành bác sĩ nhưng A lại đăng kí vào trường sư phạm. A đã vận dụng quyền học tập ở nội dung nào dưới đây?

A. Học theo chỉ định.

B. Học vượt cấp, vượt lớp.

C. Học thường xuyên, liên tục.

D. Học bất cứ ngành, nghề nào.

Câu 35:

Anh A nhờ con thay mình đi bỏ phiếu bầu cử nhưng con anh đã từ chối. Con anh A không vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Gián tiếp.

B. Đại diện.

C. Ủy quyền.

D. Trực tiếp.

Câu 36:

Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.

C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Câu 37:

Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.

B. Vợ chồng chị N và chị D.

C. Vợ chồng chị V và chị D.

D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Câu 38:

Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

B. Giám đốc K và chị M.

C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P.

D. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

Câu 39:

Anh H say rượu đã đánh anh A trọng thương và bịkết án 1 năm tù giam. Khi ra tù, anh H có đến công ty F xin việc. Tuy nhiên, giám đốc Q sau khi xem hồ sơ đã từ chối anh với lí do anh H từng đitù. Bực tức vì bị từ chối, tối đó anh H rủ anh D xông vào nhà giám đốc Q đập phá đồđạc và đánh anh Q trọng thương. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Anh D, H A              

B. Anh A, Q, D

C. Anh H và D

D. Anh H và A

Câu 40:

Trong chiến dịch phòng, chống Covid - 19, anh K và hai đồng nhiệp là các chị Q, S cùng được thực hiện cách ly tập trung  tại một địa điểm có Bác của chị Q là ông P làm tình nguyện viên, Vì bị ông P từ chối việc đưa anh về nhà lấy thêm nhu yếu phẩm, anh K đã ghép ảnh nhạy cảm của ông P và đưa lên mạng xã hội. Nhận thấy việc chị S liên tục chia sẻ vài viết nhằm hạ uy tín của ông P sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phòng dịch, chị Q dọa sẽ công khai chuyện đời tư của chị S. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?

A. Anh K, chị S và ông P

B. Anh K và chị S

C. Anh K, chị Q và chị S

D. Anh K và ông P