30 đề thi THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022 có lời giải (Đề số 28)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ancol etylic?

A. CH3COOC2H5

B. CH3COOC3H7

C. C2H5COOCH3

D. HCOOCH3

Câu 2:

Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

A. triolein

B. trilinolein

C. tristearin

D. tripanmitin

Câu 3:

Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. (C6H10O5)n

B. C12H24O12

C. C12H22O11

D. C6H12O6

Câu 4:

Chất nào không làm đổi màu quỳ tím?

A. Anilin

B. metylamin

C. etylamin

D. đimetylamin

Câu 5:

Phân tử khối của axit glutamic là

A. 89

B. 117

C. 146

D. 147

Câu 6:

Công thức cấu tạo của polybutađien là

A. (-CF2-CF2-)n

B. (-CH2-CHCl-) n

C. (-CH2-CH2-) n

D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Câu 7:

Vàng kim loại có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua là do vàng có

A. độ cứng cao

B. tính dẻo cao

C. tính dẫn điện cao

D. ánh kim đẹp

Câu 8:

Cho biết thứ tự các cặp oxi hóa – khử như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; 2H2HHhh    Ag+/Ag. Hãy cho biết kim loại nào có thể đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe3+

A. Al

B. Fe

C. Ni

D. Cu

Câu 9:

Phản ứng Al3+ +3eAl biểu thị quá trình nào sau đây?

A. Oxi hóa

B. Khử

C. Hòa tan

D. Phân hủy

Câu 10:

Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy ?

A. Zn

B. Cu

C. Fe

D. Na

Câu 11:

Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây ?

A. FeSO4

B. AgNO3

C. KNO3

D. HCl

Câu 12:

Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 13:

Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2

B. Ca(NO3)2

C. KNO3

D. Cu(NO3)2

Câu 14:

Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch

A. KNO3

B. H2SO4

C. NaNO3

D. NaOH

Câu 15:

Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy chất nào sau đây?

A. AlCl3

B. Al2O3

C. Al2(SO4)3

D. Al(OH)3

Câu 16:

Cho phản ứng FeNO32t°X+NO2+O2.Chất X là

A. Fe3O4

B. Fe(NO2)2

C. FeO

D. Fe2O3

Câu 17:

Công thức crom (III) oxit là

A. CrO

B. CrO3

C. Cr2O3

D. Cr2(SO4)3

Câu 18:

Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường là

A. than đá, than cốc

B. xăng, dầu

C. khí thiên nhiên

D. cùi, gỗ

Câu 19:

Thành phần của phân nitrophotka gồm

A. KNO3 và (NH4)2HPO4

B. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4

C. (NH4)3PO4 và KNO3

D. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4

Câu 20:

Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH3-CH=CH-CH3

B. CH≡CH

C. CH4

D. CH2=CH2

Câu 21:

Este nào sau đây làm mất màu dung dịch brom ?

A. metyl acrylat

B. etyl axetat

C. metyl axetat

D. metyl propionat

Câu 22:

Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì axit tạo nên este đó là

A. axit oxalic

B. axit butiric

C. axit propionic

D. axit axetic

Câu 23:

Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CH2OH và CH2=CH2

B. CH3CHO và CH3CH2OH

C. CH3CH2OH và CH3CHO

D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO

Câu 24:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm X của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng, giá trị a, b lần lượt là

A. 21,6 và 16

B. 43,2 và 32

C. 21,6 và 32

D. 43,2 và 16

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 1,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 20,7 gam X tác dụng vừa đủ với a gam dung dịch HCl 25%. Giá trị của a là

A. 116,8

B. 124,1

C. 134,6

D. 131,4

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên

B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian

Câu 27:

Hỗn hợp X gồm Al và Fe. Hoà tan hết 22,2 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,8 mol H2SO4 (loãng) thu được dd Y và 13,44 lít H2 ở đktc. Cho dd Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 lấy dư thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 197,5 gam

B. 213,4 gam

C. 227,4 gam

D. 254,3 gam

Câu 28:

Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với clo dư, thu được 26,7 gam muối. X là

A. Al

B. Zn

C. K

D. Fe

Câu 29:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra phương trình phản ứng?

A. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgF

B. Cho dung dịch FeNO33 vào dung dịch AgNO3

C. Cho dung dịch FeO vào dung dịch HCl

D. Cho dung dịch FeNO32 vào dung dịch AgNO3

Câu 30:

Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong môi trường khí trơ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đươc sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2

B. Fe2O3, NO2, O2

C. Fe3O4, NO2, O2

D. Fe, NO2, O2

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa các triglierit tạo bởi cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được bao nhiêu gam xà phòng?

A. 11,90

B. 18,64

C. 21,40

D. 19,60

Câu 32:

Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:

Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 - 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70oC.

Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.

(b) Có thể tiến hành thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.

(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.

(d) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn.

(e) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa.

(g) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%.

Số phát biểu sai

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(1) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.

(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brom.

(3) Tinh bột khi thủy phân trong môi trường kiềm chỉ tạo ra glucozo.

(4) Dung dịch abumin trong nước của lòng trắng trứng khi đun sôi bị đông tụ.

(5) Phenol dung để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol).

Số phát biểu đúng

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 9,84 gam hỗn hợp X gồm một ancol và một este (đều đơn chức, mạch hở) thu được 7,168 lít khí CO2 (đktc) và 7,92 gam H2O. Mặt khác, cho 9,84 gam X tác dụng hoàn toàn với 96ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 13,12

B. 6,80

C. 14,24

D. 10,48

Câu 35:

Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,55 gam X cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,784 lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là

A. 9,24

B. 8,96

C. 11,2

D. 6,72

Câu 36:

Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ca(OH)2, y mol NaOH và x mol KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,3 gam muối (không có kiềm dư) và 15 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion, tỉ lệ x: y có thể là

A. 2:3

B. 8:3

C. 49:33

D. 4:1

Câu 37:

Cho 8,96 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 15,68 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 197 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 50,4 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của m là

A. 137,90

B. 167,45

C. 147,75

D. 157,60

Câu 38:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.

(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu dược dung dịch chứa hai muối là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 39:

X là este đơn chức; đốt cháy hoàn toàn X thu được thể tích CO2 bằng thể tích oxi đã phản ứng (cùng điều kiện); Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 25,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y bằng oxi vừa đủ thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 56,2 gam. Đun 25,8 gam E với 400 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ); cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối có khối lượng m gam và hỗn hợp gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Giá trị m là

A. 37,1 gam

B. 33,3 gam

C. 43,5 gam

D. 26,9 gam

Câu 40:

Cho 0,1 mol Fe; 0,15 mol Fe(NO3)2 và m gam Al tan hết trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O có tỷ khổi so với H2 là 16, dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 0,82 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng hoàn toàn. Số mol NH4+ có trong Y là?

A. 0,01

B. 0,02

C. 0,015

D. 0,025