30 đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 có lời giải (Đề số 26)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Tháng 6/1950, Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định mở chiến dịch Biên giới trong hoàn cảnh
A. Mĩ hạn chế viện trợ cho Pháp ở Đông Dương.
B. Biên giới Việt - Trung được khai thông và mở rộng.
C. Quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (tháng 12/1950) của thực dân Pháp ở Đông Dương không có nội dung nào dưới đây?
A. Xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
B. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm chiếm.
C. Tăng cường phòng ngự trên hành lang Đông - Tây.
D. Kết hợp chiến tranh tâm lý với chiến tranh kinh tế.
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm được rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là
A. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc.
B. Sử dụng biện pháp đấu tranh hòa bình, nhân nhượng với kẻ thù.
C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Kiên quyết trong đấu tranh, không khoan nhượng với kẻ thù.
Năm 1953, thực dân Pháp để ra kế hoạch Nava nhằm mục đích
A. Quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.
B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.
D. Khóa chặt biên giới Việt - Trung.
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973?
A. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu của Nhà nước.
B. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp.
D. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
“Một tấc không đi, một li không rời” là khẩu hiệu thể hiện quyết tâm của nhân dân miền Nam trong
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
B. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ.
C. Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” (1961 – 1965).
D. Phong trào “Đồng khởi” 1959 - 1960.
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam có điểm tương đồng nào?
A. Đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới.
B. Để lại bài học quý báu về xây dựng khối liên minh công nông.
C. Tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
Một trong những quốc gia tham dự hội nghị Ianta (2-1945) là
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Nhật.
D. Đức.
Kế hoạch tác chiến của Đảng Lao động Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954 là quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch ở trên cả hai mặt trận
A. Chính trị và ngoại giao.
B. Quân sự và ngoại giao.
C. Quân sự và chính trị.
D. Chính diện và sau lưng địch.
Ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là sự kiện
A. Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
B. Hình thành khối liên minh công - nông.
C. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân.
D. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, vai trò của quân Mỹ được xác định là
A. Cố vấn quân sự.
B. Hỗ trợ cho quân đội Sài Gòn.
C. Trực tiếp tham chiến.
D. Cố vấn chỉ huy.
Căn cứ vào đâu để Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa?
A. Điều kiện khởi nghĩa ở nông thôn xuất hiện sớm hơn so với thành thị.
B. Tương quan lực lượng giữa ta và địch ở các địa phương khác nhau.
C. Chính sách cai trị của phát xít Nhật - Pháp ở các vùng khác nhau.
D. Giác ngộ cách mạng của quần chúng ở thành thị sớm hơn so với nông thôn.
Trong năm 1972, hai cường quốc Xô - Mĩ đã cùng nhau kí kết các văn kiện hợp tác với trọng tâm là
A. Hợp tác về kinh tế.
B. Chấm dứt cục diện Chiến tranh lạnh.
C. Hợp tác về KH- KT.
D. Hạn chế cuộc chạy đua vũ trang.
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo
A. Người cùng khổ.
B. Chuông rẻ.
C. An Nam trẻ.
D. Thanh niên.
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?
A. Trải qua những đợt suy thoái ngắn.
B. Khủng hoảng trầm trọng kéo dài.
C. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
D. Phát triển nhanh và liên tục.
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Sách giáo khoa Lịch sử 12) là câu trích trong văn kiện nào dưới đây?
A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Tuyên ngôn độc lập.
D. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Với các hoạt động quân sự “tìm diệt”, Mĩ có âm mưu gì trong cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965 - 1968?
A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
B. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
C. Tạo thế mạnh trên mặt trận ngoại giao.
D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược.
Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích nào sau đây?
A. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu.
B. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc.
C. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.
D. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
A. Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
B. Tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
C. Thành lập chính phủ công nông binh.
D. Xác định động lực cách mạng là công nông.
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Các Ủy ban hành động.
C. Các Hội Phản đế.
D. Hội Liên Việt.
Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia
A. Tự do
B. Độc lập
C. Tự trị
D. Tự chủ
Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp đã quyết định
A. Ký Hiệp định Sơ bộ với Chính phủ Pháp.
B. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Tiếp tục thực hiện sách lược hoà hoãn với Pháp.
D. Ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và sự kiện nước Mĩ bị khủng bố (11/9/2001) là minh chứng cho
A. Dấu hiệu mới trong mâu thuẫn của trật tự “đa cực”.
B. Những biểu hiện về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
C. Di chứng của Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Mĩ - Trung.
D. Những bất ổn, khó lường của tình hình quốc tế.
Thất bại của các phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?
A. Tiến hành đồng thời cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất.
B. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
C. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để đấu tranh giành độc lập.
D. Chỉ khi lực lượng vũ trang lớn mạnh mới phát động quần chúng đấu tranh.
Trước cách mạng tháng Hai, nước Nga là nơi tập trung
A. Các nhân tố phát triển kinh tế tư bản.
B. Nhiều mâu thuẫn của thời đại.
C. Điều kiện bùng nổ cách mạng tư sản.
D. Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa.
Hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước, cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều gắn liền với
A. Nhiệm vụ chống đế quốc.
B. Bộ phận sĩ phu yêu nước.
C. Giai cấp tư sản dân tộc.
D. Tư tưởng bạo động vũ trang.
Vì sao nói phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm?
A. Cách mạng đã kiểm soát được từng mảng lớn chính quyền cấp thôn, xã.
B. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị sụp đổ hoàn toàn.
C. Quân giải phóng tiêu diệt bộ phận lớn lực lượng quân đội Sài Gòn.
D. Nhân dân miền Nam đã phá vỡ từng mảng lớn “Ấp chiến lược”.
Thực hiện phương án Maobaton” (1947), Ấn Độ được thực dân Anh
A. Trao trả độc lập.
B. Công nhận quyền dân tộc tự quyết.
C. Công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ.
D. Trao quyền tự trị.
Trong chiến tranh Đông Dương, chiến trường chính được cả ta và Pháp xác định là:
A. Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng Bắc bộ.
D. Thượng Lào.
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
A. Loại hình chiến dịch.
B. Địa hình tác chiến.
C. Đối tượng tác chiến.
D. Lực lượng chủ yếu.
Sự kiện nào ở khu vực Đông Bắc Á đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực Ianta?
A. Thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (9/1948).
B. Thành lập nước Đại Hàn dân quốc (8/1948).
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1/10/1949).
D. Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. Sáng tạo và nhân văn.
B. Độc lập và tự do.
C. Dân tộc và giai cấp.
D. Khoa học và sáng tạo.
Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B. Kết quả đấu tranh.
C. Chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang.
D. Chỉ theo khuynh hướng vô sản.
Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
A. Quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.
B. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
C. Họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.
D. Chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Võng La (Đông Anh - Phúc Yên) tháng 2/1943 đã
A. Quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.
B. Nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
C. Vạch ra kế hoạch cụ thể về việc chuẩn bị toàn diện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
D. Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Tháng 8/1961, Mĩ thành lập Liên minh và tiến bộ nhằm
A. Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.
B. Ngăn chặn làn sóng đấu tranh của nhân dân Cuba.
C. Gạt ảnh hưởng của các nước châu Âu.
D. Giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế.
Nhận định nào sau đây không đúng về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. Âm mưu cơ bản là “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.
C. Có sự tham gia của quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
D. Dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Một trong những ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là
A. Buộc thực dân Pháp nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
B. Bước đầu khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
C. Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công nông.
D. Giúp cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 do các nước trong khu vực nhận thấy cần
A. Có sự hợp tác để cùng phát triển.
B. Đoàn kết để giải phóng dân tộc.
C. Tăng cường sức mạnh quân sự.
D. Tạo ra sự cân bằng sức mạnh với Mĩ.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
A. Xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến.
B. Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc.
C. Tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế.
D. Làm cho nền kinh tế thuộc địa phát triển cân đối.