30 Đề thi thử thpt quốc gia môn GDCD có lời giải (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. không cấm

B. không cho phép làm.

C. cấm.       

D. qui định phải làm.

Câu 2:

Hành vi xâm phạm đến quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư... là thuộc loại vi phạm nào dưới đây?

A. Vi phạm hành chính

B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hình sự.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 3:

Có tất cả mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. Năm

B. Ba.

C. Bốn

D. Sáu

Câu 4:

Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước, người vi phạm pháp luật phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đây là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật

C. Sử dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 5:

Tòa án Nhân dân Tỉnh A đã ra quyết định xử phạt Hồ Văn H 2 năm tù giam về tội "Đánh người gây thương tích". Quyết định của Tòa án là hình thức

A. áp dụng pháp luật

B. tuân thủ pháp luật

C. thi hành pháp luật

D. sử dụng pháp luật.

Câu 6:

Ông A để lại di chúc của mình cho vợ và 2 con X và H về sở hữu nhà và toàn bộ đất đai. Xem xét bản di chúc hợp pháp nên UBND xã M đã chấp thuận về quyền sở hữu tài sản thừa kế. Vợ ông A đã sử dụng ngôi nhà như bản di chúc. Trong tình huống trên ai đang áp dụng pháp luật?

A. Ông A.

B. Vợ ông A.

C. X và H.

D. UBND xã M.

Câu 7:

Ông B điều khiển ô tô đi ngược chiều, gây tai nạn làm chết người. Vậy ông B đã

A. vi phạm dân sự.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm hình sự.

D. vi phạm kỉ luật.

Câu 8:

Anh A bị nhiễm HIV, anh A biết nhưng vẫn chung sống cùng vợ. Một thời gian sau, vợ anh A bị lây nhiễm HIV từ chồng mình. Chọn ý đúng nhất với trường hợp trên.

A. Hành vi của anh A không vi phạm pháp luật, do anh A không cố ý.

B. Hành vi của anh A là vi phạm kỉ luật.

C. Hành vi của anh A là vi phạm dân sự.

D. Hành vi của anh A là vi phạm hình sự.

Câu 9:

Anh Đ xây nhà trên phần đất nhà mình nhưng làm ảnh hưởng dẫn đến vách tường nhà chị H bị nứt nghiêm trọng. Nhận định nào dưới đây là đúng trong trường hợp này?

A. Anh Đ phải chịu trách nhiệm hành chính vì đã xâm phạm đến tài sản của chị H.

B. Anh Đ thực hiện đúng pháp luật do xây nhà trên đất của mình.

C. Anh Đ phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho chị H.

D. Anh Đ xâm phạm quan hệ tài sản nên phải chịu trách nhiệm dân sự.

Câu 10:

H biết anh M là người trộm cắp ôtô, nhưng H không tố giác với cơ quan công an. Việc không tố giác tội phạm của H là vi phạm pháp luật thuộc loại 

A. hành vi hành động.             

B. hành vi không hành động.

C. hành vi bất hợp tác.

D. hành vi im lặng

Câu 11:

Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Những người có tài sản.

B. Mọi công dân.

C. Những người từ đủ 18 tuổi

D. Những người có trình độ.

Câu 12:

Trách nhiệm pháp lí sẽ buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải

A. phải xin lỗi công khai đến người bị xâm hại.

B. chịu trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất.

C. đền bù vật chất cho người bị xâm hại

D. chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Câu 13:

Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là, mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về

A. giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế

B. tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính, dân tộc

C. tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần kinh tế, tình trạng sức khỏe.

D. giới tính, dân tộc, độ tuổi, tình trạng sức khỏe.

Câu 14:

Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nước có trách nhiệm tạo ra

A. văn bản hành chính.

B. điều kiện vật chất và tinh thần.

C. quy ước tập thể

D. quy ước chung.

Câu 15:

Những hành vi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì bị xử lí thế nào?

A. Nam giới sẽ bị xử lí nặng hơn phụ nữ.

B. Người có chức vụ cao hơn sẽ bị xử lí nặng hơn những người lao động bình thường.

C. Từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

D. Người có trình độ học vấn cao hơn bị xử lí nặng hơn.

Câu 16:

Văn kiện Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam có viết: "...Xử lí kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc tham nhũng". Nội dung trên đề cập đến vấn đề nào dưới đây?

A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

B. Quy định xử lý những trường hợp vi phạm.

C. Công dân bình đẳng về quyền.    

D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 17:

Trường hợp nào dưới đây không thể hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Trong một lớp, có một số bạn được nhận học bổng, số còn lại thì không.

B. Công ty Taxi A chỉ nhận lao động là nam, không nhận lao động là nữ.

C. Trong thời bình, chỉ các bạn nam phải đăng kí nghĩa vụ quân sự, các bạn nữ thì không.

D. Bạn A và bạn B có điểm thi THPT Quốc gia bằng nhau, nhưng bạn A được cộng điểm khu vực nên trúng tuyền, bạn B thì không.

Câu 18:

Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều phải bị

A. truy cứu trách nhiệm dân sự

B. xử lí theo pháp luật.

C. xã hội lên án.   

D. truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 19:

Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Quyền tự do cá nhân của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 20:

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

C. phát biểu ở bất cứ nơi nào

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền.

Câu 21:

Nghi ngờ nhà của ông A có chứa hàng lậu. Đội quản lý thị trường đã tự tiện vào nhà ông A lục soát. Nếu là ông A thì em sẽ xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?

A. Dùng biện pháp vũ lực ngăn họ vào nhà.

B. Không cho họ vào nhà, nếu họ muốn vào nhà khám xét thì phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Khóa cửa lại và bỏ đi chỗ khác.

D. Ngăn cản kịch liệt đội quản lý thị trường vào nhà.

Câu 22:

Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân huyện H, A đã viết bài sai sự thật nhằm bôi nhọ cán bộ này. Hành vi của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo đảm đời tư.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền được bảo vệ hình ảnh cá nhân.

D. Quyền được bảo vệ uy tín.

Câu 23:

Nghi ngờ anh A có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hình sự, nên anh H đã âm thầm lấy điện thoại, kiểm tra email của anh A. Trưởng Công an thành phố T đã có lệnh yêu cầu kiểm tra email, điện thoại anh A để phục vụ điều tra, đồng chí công an M đã có giấy triệu tập và kiểm tra anh A. Ai trong đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về an toàn thư tín, điện tín?

A. Anh H.

B. Trưởng công an thành phố T.

C. Công an M và anh H.

D. Công an M.

Câu 24:

Bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề bầu cử ở Việt Nam trong khuôn khổ của pháp luật là thể hiện quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể.

B. bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. tự do ngôn luận

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 25:

Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là:

A. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp

B. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định

C. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

D. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện

Câu 26:

Mục đích của khiếu nại là nhằm

A. bảo vệ lợi ích của người lao động đã bị xâm phạm.

B. bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân đã bị xâm phạm.

C. bảo vệ lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp đã bị xâm phạm

D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm

Câu 27:

Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2016. Anh Nguyễn Văn A 22 tuổi vừa tốt nghiệp đại học và có tài năng xuất chúng trong lĩnh vực chính trị. Anh A đã tự ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng khi hiệp thương để lên danh sách bầu cử thì Ủy ban bầu cử đã gạt anh khỏi danh sách ứng cử vì anh quá trẻ. Việc làm của Ủy ban bầu cử là

A. vi phạm quyền bầu cử, ứng cử.

B. đúng luật.

C. không công bằng trong bầu cử, ứng cử

D. vi phạm quyền công dân.

Câu 28:

Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân được quy định trong bộ luật nào?

A. Bộ Luật Hình sự

B. Bộ Luật Dân sự

C. Bộ Luật Tố cáo.        

D. Bộ Luật Hành chính

Câu 29:

Công dân có quyền tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất. Đây là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.

D. Quyền phát triển của công dân.

Câu 30:

Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo?

A. Đăng kí bản quyền đối với công trình nghiên cứu khoa học của mình.

B. Phá hoại sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác

C. Hướng dẫn học sinh Trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật

D. Thiết kế máy cắt cỏ thay thế phương tiện cắt cỏ thủ công.

Câu 31:

Hùng là học sinh lớp 10 nhưng đã xây dựng được phần mềm học môn Lịch sử giúp nhiều học sinh yêu thích môn Lịch sử. Trong trường hợp này, Hùng đã phát huy quyền nào dưới đây?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền phát triển

C. Quyền lao động.

D. Quyền học tập

Câu 32:

Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời

B. Quyền được phát triển toàn diện.

C. Quyền lao động thường xuyên, liên tục

D. Quyền tự do học tập.

Câu 33:

Hiện nay để thực hiện công cuộc phát triển đất nước, nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp các doanh nghiệp phát triển. Đây là nội dung của pháp luật về 

A. bảo vệ môi trường.    

B. phát triển kinh tế.

C. tăng cường quốc phòng, an ninh.

D. phát triển văn hóa.

Câu 34:

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất là 

A. đối tượng lao động

B. công cụ lao động

C. tư liệu lao động.

D. sức lao động

Câu 35:

Người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động là những yếu tố cơ bản của 

A. phương thức sản xuất

B. công cụ sản xuất

C. mọi tư liệu sản xuất

D. lực lượng sản xuất. 

Câu 36:

Những thông tin của thị trường sẽ giúp cho người mua điều chỉnh

A. sản xuất sao cho có lợi nhất

B. các nguồn hàng. 

C. việc mua sao cho có lợi nhất

D. thời gian mau hàng hóa.

Câu 37:

Ngoài giá trị, giá cả, quy luật thị trường còn phụ thuộc vào?

A. Cạnh tranh, sức mua của đồng tiền.

B. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.

C. Cạnh tranh, cung cầu.

D. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị

Câu 38:

Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?

A. Cạnh tranh lành mạnh

B. Cạnh tranh giữa người bán và người mua.

C. Cạnh tranh giữa các ngành. 

D. Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Câu 39:

Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?

A. Năng suất lao động.

B. Chi phí sản xuất

C. Giá cả.   

D. Nguồn lực.

Câu 40:

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá: "Tôi thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp dược trong nước đã bắt đầu có hiện tượng tách tốp như trong một cuộc đua xe đạp, chúng ta đang có những nhà máy tách lên tốp đầu tức là tốp sẽ đạt những tiêu chuẩn PICS, tiêu chuẩn Nhật Bản hoặc là tiêu chuẩn châu Âu". Nhận định này nói lên quá trình gì ở nước ta hiện nay?

A. Tự động hóa

B. Cơ khí hóa

C. Hiện đại hóa

D. Công nghiệp hóa